- Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Kết luận và thảo luận kết quả nghiên cứu
5.2.2 xuất hàm ý quản trị cho yếu tố Các cá nhân ảnh hưởng
Yếu tố Các cá nhân ảnh hưởng có mức độ tác động mạnh thứ hai đến ý định lựa chọn trường ĐH của học sinh (26,93%). Điểm đánh giá của yếu tố này đạt ở mức tương đối cao (3,94). Đây là yếu tố quan trọng đối với học sinh trước khi đưa ra ý định chọn trường ĐH. Bao gồm các biến quan sát với giá trị trung bình theo thứ tự tăng dần: CNAH1 (3,91) - Tôi bị ảnh hưởng bởi ý kiến của thầy/cô chủ nhiệm, giáo viên hướng nghiệp, CNAH5 (3,92) -
Tôi chọn trường ĐH theo lời khuyên của bạn bè trong lớp, trong nhóm bạn chơi chung, CNAH2 (3,95) - Tôi chọn trường ĐH theo lời khuyên của chuyên gia tư vấn, đại diện tuyển sinh, CNAH4 (3,97) - Tôi chọn trường ĐH do ba, mẹ định hướng. Đây cũng là yếu tố phù hợp với các gia đình Việt từ trước đến nay. Tuy nhiên, các trường ĐH cũng chú trọng đến yếu tố này bởi các yếu tố luôn thay đổi từng ngày.
Bảng 5.2 Kết quả kiểm định Mean của yếu tố cá nhân ảnh hưởng sau khi loại biến
Yếu tố N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình CNAH1 200 1 5 3,91 CNAH5 200 1 5 3,92 CNAH2 200 2 5 3,95 CNAH4 200 1 5 3,97
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS
Dựa vào kết quả cho thấy, biến quan sát “Tôi chọn trường ĐH do ba, mẹ định hướng” có giá trị trung bình cao nhất là 3,97. Như vậy, ngoài yếu tố bản thân HS tự lựa chọn thì ba, mẹ có ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng của các em. Điều này là khá phù hợp với tình hình thực tiễn tại nước ta. Tiêu chí được đánh giá thấp nhất chính là ý kiến của thầy/cô chủ nhiệm, giáo viên hướng nghiệp với giá trị trung bình là 3,91. Điều này có nghĩa ý kiến thầy/cô ít tác động đến ý định lựa chọn trường ĐH của học sinh lớp 12 tại Tp.HCM. Như vây, các trường ĐH cần lưu ý rằng đối tượng không chỉ là các em học sinh lớp 12, mà còn là các bậc phụ huynh, nhóm bạn, thầy cô của các em, v.v. Những đối tượng này đóng góp vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp phù hợp cho các em. Do vậy, các trường cần cung cấp nhiều thông tin đến cho phụ huynh của HS thông qua trường THPT, điện thoại, v.v. Đồng thời, các đại diện tuyển sinh cần tận dụng tốt thời gian để truyền đạt đầy đủ và hiệu quả thông tin về trường ĐH đến cho HS. Trong khi cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội, thì các trường ĐH nên tận dụng mạng Internet, tiến hành phát sóng trực tiếp trên các fanpage của trường, giải đáp những thắc mắc cho HS. Thêm vào đó, các trường ĐH cần thực hiện các công tác thúc đẩy mối quan hệ giữa các sinh viên đã và đang theo học trong trường với các HS THPT bằng cách tạo một trang fanpage dành riêng cho các bạn học sinh – sinh viên, nhằm giải đáp những thắc mắc, hay đưa ra những lời khuyên thiết thực nhất. Ngoài những hàm ý quản trị trên, tác giả đưa ra một vài đề xuất như: cũng cố giá trị thương hiệu của trường, bởi đa số các bậc phụ huynh thường mong muốn con cái
của mình được học tại một trường có danh tiếng tốt, tạo tiếng vang thông qua các cuộc thi sinh viên toàn quốc, mang nhiều vinh quang cho trường, từ đó tận dụng mạng xã hội nhằm quảng bá hình ảnh của trường ĐH, góp phần xây dựng giá trị niềm tin cho bậc phụ huynh, quý thầy cô…để gầy dựng một quy trình phát triển bền vững, lâu dài.