Tổng quan về hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng ở thành phố thủ đức (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

4.1.1 Tổng quan về hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

Những năm gần đây, thương mại điện tử đã khơng cịn là khái niệm xa lạ trong xã hội hay một lĩnh vực mới mẻ tại nước ta. Có thể coi năm 2020, đại dịch COVID-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế và sự tăng trưởng bứt phá của TMĐT đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN, thể hiện vai trò của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN. Tuy nhiên, song hành với những cơ hội phát triển thì TMĐT ở Việt Nam cũng gặp khơng ít những thách thức trong việc xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh, bền vững.

Với thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch thương mại điện tử trên smartphone nhiều, thị trường TMĐT tại Việt Nam hiện tăng trưởng khá nhanh với 35,4 triệu người dùng và tạo ra doanh thu hơn 2,7 tỷ đô la trong năm 2019. Báo cáo Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain&Company dự đốn, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Dự báo đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN. Bên cạnh những lợi ích mà TMĐT mang đến như giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, thanh tốn nhanh thì vẫn cịn nhiều hạn chế trong việc mua bán trên thị trường trực tuyến như vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội; hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngồi phát sinh dưới nhiều hình thức; tranh chấp với đối tác trong TMĐT, đặc biệt các mạng xã hội đang nổi lên là một phương thức giao dịch TMĐT phổ biến nhưng chưa được điều chỉnh, v.v… Các hành vi vi phạm trong TMĐT diễn ra ngày càng phức tạp khiến người tiêu dùng còn nhiều lo ngại trong việc mua hàng và thanh tốn trực tuyến.

Hình 4. 1: Xếp hạng các doanh nghiệp TMĐT hàng đầu tại Việt Nam

(Nguồn: iPrice insights, quý 4/2020)

Theo số liệu báo cáo Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam do iPrice insights cập nhật vào quý 4/2020 cho thấy Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website, đạt trung bình 68,5 triệu lượt/tháng. Theo sau lần lượt là Thegioididong với 31 triệu lượt/tháng, Tiki với 22 triệu lượt/tháng, Lazada với 20,8 triệu lượt/tháng, Điện máy xanh với 16 triệu lượt/tháng và Sendo với 11 triệu lượt/tháng.

Hình 4. 2: Top 10 sản phẩm được mua bán trực tuyến phổ biến nhất

Báo cáo thường niên của We Are Social và Hootsuite hồi đầu năm 2020 cho thấy 10 sản phẩm được mua bán trực tuyến phổ biến nhất là: 1) Thực phẩm, đồ uống (24%); 2) Mẹ và bé (20%); 3) Nhà cửa và đời sống (19%); 4) Thời trang và làm đẹp (17%); 5) Trò chơi trực tuyến (14%); 6) Đồ điện tử (13%); 7) Du lịch (đặt phòng trực tuyến) (12%); 8) Dịch vụ nghe nhạc trực tuyến (9,2%). Đáng chú ý là đồ ăn nhanh đã lọt vào nhóm 8 sản phẩm hàng đầu được người bán thuê ngoài dịch vụ chuyển phát. Kết quả này phù hợp với sự nổi lên của nhiều doanh nghiệp đã đầu tư và cung cấp dịch vụ giao đồ ăn nhanh với các thương hiệu như Now.vn, GrabFood, Go Viet, Loship, Vietnam. Tuy xuất hiện ở Việt Nam chưa đầy một thập kỷ nhưng cạnh tranh khốc liệt tới mức một số thương hiệu giao đồ ăn trực tuyến mới xuất hiện đã biến mất như Foodpanda, Chonmon.vn, Lala.

4.1.2 Tổng quan về hoạt động mua sắm trực tuyến tại TP.HCM

Trong khn khổ Diễn đàn Tồn cảnh TMĐT Việt Nam 2021 mới đây, báo cáo chỉ số TMĐT (EBI) 2021 được VECOM cơng bố cho thấy, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2021 với 67,6 điểm, đứng thứ hai là Hà Nội với 55,7 điểm. Đà Nẵng xếp thứ ba với 19 điểm, có khoảng cách rất xa so với hai địa phương dẫn đầu.

Hình 4. 3: Bảng xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam

(Nguồn: Thống kê EBI, 2021)

Điểm trung bình của chỉ số năm nay là 8,5 điểm, phản ảnh khoảng cách điểm số rất lớn giữa hai đầu tàu là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với 61 tỉnh thành khác. Các địa phương

thuộc khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nam Bộ có mức độ phát triển thương mại điện tử thấp nhất. Mức độ chênh lệch này chưa có dấu hiệu thay đổi trong những năm qua. Báo cáo của Sở Cơng Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy thị trường thương mại điện tử trên địa bàn thành phố đang sôi động hơn bao giờ hết, không chỉ trong năm nay mà thành phố gần như là địa phương dẫn đầu thị trường này trong những năm qua. Điều này thể hiện qua việc Thành phố Hồ Chí Minh ln dẫn đầu cả nước về Chỉ số thương mại điện tử qua các năm 2017, 2018 và 2019 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam thực hiện.

Thị trường thương mại điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu, duy trì đà tăng trưởng mạnh khi số lượng người dân sử dụng thiết bị di động có kết nối Internet, thiết bị cơng nghệ thơng minh ngày càng tăng cao.

Việc sử dụng thương mại điện tử trong hoạt động mua sắm của người dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay đã trở thành thói quen và thông qua nhiều kênh bán buôn online tiện ích.

Đại diện Sở Cơng Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết lượng truy cập Internet qua các phương tiện điện tử của người dân chiến khoảng 90%, nên họ khơng gặp khó khăn khi tìm kiếm hàng hóa, mua sắm theo nhu cầu trên kênh thương mại điện tử. Nhiều người dân còn lựa chọn kênh thương mại điện tử là kênh chủ yếu để tham khảo thơng tin hàng hóa, tiếp cận trực tiếp đơn vị sản xuất, đánh giá và so sánh giá cả...

Ngược lại, trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, nhà bán lẻ tham gia vào thị trường thương mại điện tử đã không ngừng nỗ lực hồn hiện mơ hình kinh doanh và phát triển ứng dụng công nghệ mới để tăng trải nghiệm cho khách hàng. Trong đó, có thể kể đến một số mơ hình như sàn giao dịch thương mại điện tử, website bán hàng, mạng xã hội trên cả nền tảng website và nền tảng di động.

Hơn thế nữa, những ứng dụng thanh tốn điện tử đã được triển khai tiện ích hơn và hỗ trợ hiệu quả cho giao dịch thương mại điện tử, gồm: thanh tốn thơng qua thẻ (POS,

ATM…); Internet (thông qua tài khoản mở tại ngân hàng); ví điện tử; app trên điện thoại di động…

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19, các kênh bán hàng trực tuyến được người tiêu dùng ưa chuộng là sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Sendo); website điện tử (Saigon Co.op, LOTTE Mart); mạng xã hội (Facebook; Zalo Shop, Instagram).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng ở thành phố thủ đức (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)