Hoàn thiện việc xử lý và cưỡng chế vi phạm về hoá đơn GTGT

Một phần của tài liệu Quản lý hoá đơn giá trị gia tăng của Chi cục Thuế khu vực Lạc Sơn - Yên Thuỷ (Trang 65 - 67)

1.3 .Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoá đơn GTGT

3.2.5Hoàn thiện việc xử lý và cưỡng chế vi phạm về hoá đơn GTGT

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý hoá đơn GTGT của Chi cục Thuế khu vực

3.2.5Hoàn thiện việc xử lý và cưỡng chế vi phạm về hoá đơn GTGT

Cơng tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật thuế của người nộp thuế là một trong chức năng chính theo cơ chế quản lý thuế hiện nay. Thanh, kiểm tra nhằm giúp người nộp thuế và định hướng cho cán bộ thuế thực hiện nghiêm các văn bản pháp luật về thuế và những quy định trong việc quản lý thu, nộp thuế; đồng thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các vi phạm cũng như giúp người nộp thuế nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế, đặc biệt trong cơng tác quản lý, sử dụng hóa đơn GTGT.

- Tổ chức sắp xếp, bổ sung nguồn nhân lực tối đa cho công tác thanh tra,

kiểm tra thuế, trong đó có thanh tra, kiểm tra hóa đơn. Hiện nay vi phạm về thuế,

hóa đơn nhiều nhưng lực lượng kiểm tra, thanh tra mỏng nên không thể kiểm tra đến từng doanh nghiệp vi phạm được. Cần bổ sung, đào tạo các kiểm tra viên có đầy đủ trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp. Triển khai giao nhiệm vụ cụ thể đến từng đoàn, đội gắn với động viên, thi đua, khen thưởng đối với những cán bộ, cơng chức có thành tích xuất sắc trong khi thực thi cơng vụ.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại tất cả các khâu: Kê khai thuế; in ấn, phát hành, quản lý sử dụng hố đơn. Giải quyết việc hồn thuế, quản lý quỹ hoàn thuế theo quy định. Rà sốt các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, qua đó tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp này để có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm, phát hiện việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

- Bộ phận thanh tra, kiểm tra phối hợp chặt chẽ với bộ phận kê khai, tin học thường xuyên rà soát, quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế; Phân loại, giám sát chặt chẽ các đối tượng có dấu hiệu kinh doanh mua bán hóa đơn bất hợp pháp, đồng thời có giải pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, chống thất thu cho NSNN.

- Tham mưu cho ủy ban và chính quyền cùng cấp chỉ đạo các cơ quan ban

ngành địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế đưa ra các giải pháp đề

phòng, xử lý, ngăn chặn kịp thời đối với các hành vi vi phạm hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế. Phối hợp với cơ quan công an về đấu tranh phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; thảo luận về các dạng tội phạm, đánh giá về hành vi, thủ đoạn của tội phạm về thuế, các vấn đề bất cập; tăng cường trao đổi thông tin để phát hiện, xử lý hành vi trốn thuế, gian lận thuế và mua bán hoá đơn bất hợp pháp; chuyển các hồ sơ có dấu hiệu vi phạm về mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp cho cơ quan Công an để điều tra, phát hiện và khởi tố các ổ nhóm, đối tượng mua bán hóa đơn.

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ thanh tra, kiểm

tra thuế nâng cao năng lực và kỹ năng cho công chức làm công tác thanh tra, kiểm

giá, thanh tra chuyên ngành dược, thanh tra chuyên ngành ngân hàng…

- Đề xuất thành lập Cục Điều tra Thuế: Trước sự gia tăng của các hành vi vi phạm và tội phạm thuế, hóa đơn, việc cơ quan quản lý thuế chỉ dừng lại ở hoạt động thanh tra chuyên ngành, phát hiện các dấu hiệu phạm tội về thuế mà khơng có thẩm quyền để trực tiếp chứng minh và khẳng định là tội phạm về thuế trước khi chuyển cho cơ quan công an điều tra đã bộc lộ nhiều hạn chế. Từ kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới, điều tra thuế là một chức năng cần thiết của cơ quan thuế. Hiện đã có 80 quốc gia trên thế giới có bộ phận điều tra thuế, giúp việc quản lý, thu thuế được nâng cao. Việc có chức năng điều tra sẽ tạo điều kiện cho cơ quan thuế có thêm cơng cụ bổ sung trong phòng chống gian lận thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý hoá đơn giá trị gia tăng của Chi cục Thuế khu vực Lạc Sơn - Yên Thuỷ (Trang 65 - 67)