1.3 .Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoá đơn GTGT
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý hoá đơn GTGT của Chi cục Thuế khu vực
3.2.6 Giải pháp khác
3.2.6.1. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động quản lý hóa đơn
Do hóa đơn là chứng từ gốc ghi nhân các giao dịch kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế nên khi kinh tế càng phát triển thì số lượng các giao dịch càng nhiều, Cùng với đó, số lượng hóa đơn được sử dụng ngày càng nhiều. Công tác quản lý thủ công không thể đáp ứng được yêu cầu quản lý trong bối cảnh như vậy.
Chính sách về hóa đơn thay đổi liên tục cho nên việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động quản lý hóa đơn đáp ứng u cầu của chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục về thuế được dễ dàng, nhanh chóng là cần thiết. Từ việc thơng báo phát hành, thơng báo kết quả hủy hóa đơn, báo cáo mất hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đều được khuyến khích kê khai qua mạng, giúp cho doanh nghiệp giảm bớt thời gian và chi phí, đồng thời giúp cơ quan thuế quản lý dễ dàng hơn. Điều này đòi hỏi ứng dụng của cơ quan thuế phải được nâng cấp, hồn thiện, bảo trì thường xun, tránh tình trạng bị treo, bị nghẽn mạng để doanh nghiệp thực hiện kê khai một cách đơn giản, thuận tiện, đồng thời giúp doanh nghiệp và người dân tra cứu dễ dàng thơng tin về hóa đơn từ thơng báo phát hành hóa đơn, các hóa đơn khơng cịn giá trị sử dụng, danh sách các
nhà in hóa đơn… trên Trang thơng tin tra cứu hóa đơn của Tổng cục Thuế
Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng cần cải thiện và nâng cấp chương trình Quản lý ấn chỉ đáp ứng sự thay đổi về chính sách thuế, thường xun theo dõi bảo đảm chương trình vận hành tốt, khơng xảy ra lỗi, vướng mắc khi cán bộ thực hiện các công việc trên ứng dụng như nhập, xuất, bán, báo cáo.
Tổng cục Thuế cũng cần phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ người sử dụng ứng dụng Quản lý Ấn chỉ để theo dõi, kiểm sốt việc sử dụng hóa đơn của người nộp thuế, phát hiện các hành vi vi phạm về hóa đơn để từ đố có những biện pháp chấn chỉnh, để việc quản lý sử dụng hóa đơn đi vào nề nếp, theo đúng quy định của pháp luật.
3.2.6.2. Nâng cao hiệu quả phối hợp của các cơ quan có liên quan
Trong thời gian qua ngành thuế đã phối hợp với các cơ quan khác có liên quan như cơ quan cơng an, hải quan, quản lý thị trường, ngân hàng, kho bạc, cơ quan đăng ký kinh doanh…nhằm loại trừ các đối tượng vi phạm pháp luật thuế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là lực lượng cán bộ làm công tác theo dõi và xử lý các vi phạm về thuế tại các cơ quan phối hợp là rất ít. Hơn nữa, mỗi ngành lại có chức năng và quyền hạn riêng, do vậy đơi khi việc phối hợp giải quyết các trường hợp sai phạm trong sử dụng hóa đơn nhiều khi khơng hiệu quả.
Giải pháp cho vấn đề này chính là tăng cường hơn nữa đội ngũ cán bộ cho các ngành chức năng, để qua đó việc phối kết hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác trong việc giải quyết hành vi vi phạm pháp luật thuế ngày càng tốt hơn, trả lời kết quả nhanh hơn, tránh tình trạng chuyển hồ sơ sang điều tra còn bị kéo dài. Cơ quan thuế cần xây dựng hệ thống dữ liệu thống nhất về doanh nghiệp để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra tình hình tuân thủ các quy định pháp luật nói chung và các quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn nói riêng. Các bộ phận, phịng ban cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình cơng tác, đặc biệt là sự phối hợp giữa Phịng/Đội Hành chính – Tài vụ - Ấn chỉ với Phòng/Đội Kiểm tra để giám sát việc in, phát hành, quàn lý và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
Cơng tác tun truyền phổ biến chính sách pháp luật về thuế, hóa đơn có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước.
Về nội dung:
Thứ nhất, tập trung phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ NNT về các
chính sách và thủ tục hành chính thuế, nhất là các qui định mới được ban hành hoặc sửa đổi bổ sung về phát hành, sử dụng hóa đơn: Thơng tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/ 8/2014, Thông tư 26/2015/TTBTC ngày 27/2/2015.
Thứ hai, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính
thuế, mục đích, ý nghĩa, tác động, hiệu quả của việc cải tiến thủ tục, đổi mới phương thức kê khai, nộp thuế đối với cơ quan thuế và NNT.
Thứ ba, thường xuyên đưa tin về hoạt động của ngành thuế, phản ánh những
hoạt động của ngành thuế hướng tới NNT, đồng hành cùng NNT, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho NNT; đồng thời phản ánh những nỗ lực của ngành thuế trong công tác quản lý thuế, thực hiện tốt nhiệm vụ thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN; xây dựng hình ảnh, nâng cao uy tín của ngành Thuế trong cộng đồng xã hội.
Thứ tư, tuyên truyền, tôn vinh, tuyên dương kịp thời các tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh giỏi thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với NSNN; phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, chây ỳ khơng nộp thuế.
Về hình thức
Đổi mới, đa dạng hố các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ cho phù hợp với từng nhóm đối tượng và đặc điểm thực tế của từng địa phương. Rà sốt, xóa bỏ, thay thế các hình thức tuyên truyền lạc hậu, không hiệu quả. Cụ thể:
Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện truyền thơng hiện
đại, có đối tượng tiếp nhận thơng tin rộng, tác động tuyên truyền lớn, kinh phí hợp lý, hiệu quả. Đẩy mạnh tuyên truyền trên phát thanh, truyền hình và các phương tiện điện tử (báo mạng, internet...).
Thứ hai, đẩy mạnh cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của cơ
quan thuế, đăng tải đầy đủ, kịp thời các thơng tin về chính sách, thủ tục hành chính thuế và các thông tin liên quan khác nhằm phục vụ tốt nhu cầu khai thác, tra cứu
thông tin của NNT.
Thứ ba, thực hiện công khai kịp thời, đầy đủ thủ tục hành chính về thuế và
một số thơng tin theo quy định (thông tin về hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khốn, thơng tin về hóa đơn, về doanh nghiệp thuộc diện rủi ro) trên Trang thông tin điện tử và tại trụ sở cơ quan thuế. Ngồi ra, phải thực hiện cơng khai, niêm yết tại trụ sở cơ quan thuế nơi giải quyết thủ tục của NNT về quy trình thực hiện và các giấy tờ cần thiết liên quan đến NNT là cá nhân (như: cấp hóa đơn lẻ, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản, nhà ở...) giúp người dân, NNT dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt để thực hiện, đồng thời dễ giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế.
Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, đối thoại trực tiếp với NNT: tọa đàm, đối
thoại với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho NNT, lắng nghe ý kiến phản ánh, đóng góp của NNT. Nghiên cứu thực hiện tổ chức các “tuần lễ lắng nghe NNT”, “Tuần lễ hỗ trợ NNT”... theo chủ đề, nội dung và quy mô phù hợp với từng địa phương.
Thứ năm, đối với những Cục Thuế có Đại lý thuế, cần tăng cường cung cấp
thơng tin, tổ chức tập huấn, bồi duỡng kiến thức về pháp luật thuế, thủ tục về thuế cho các Đại lý thuế nhằm nâng cao năng lực của các Đại lý thuế.
Thứ sáu, đưa ra đánh giá và tổ chức có hiệu quả công tác tuyên truyền qua
biển hiệu, panô.