Đối với Cục Thuế tỉnh Hồ Bình

Một phần của tài liệu Quản lý hoá đơn giá trị gia tăng của Chi cục Thuế khu vực Lạc Sơn - Yên Thuỷ (Trang 70 - 76)

1.3 .Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoá đơn GTGT

3.3.1Đối với Cục Thuế tỉnh Hồ Bình

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1Đối với Cục Thuế tỉnh Hồ Bình

- Thứ nhất, Về ứng dụng công nghệ đối với quản lý thuế:

Mặc dù công nghệ thông tin đã được ứng dụng khá rộng rãi trong quản lý hóa đơn nói riêng, thể hiện rõ nét nhất là việc áp dụng phần mềm sốt hóa đơn bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc đối chiếu hóa đơn khơng phải là những hóa đơn của DN bỏ trốn hoặc ngừng hoạt động không làm thủ tục đóng mã số thuế vẫn đang được các cơ quan thuế địa phương thực hiện thủ công bằng cách gửi cơng văn xác minh. Rõ ràng, trong bối cảnh có khoảng nửa triệu DN sử dụng hóa đơn tự đặt in hoặc hóa

đơn tự in với số lượng vơ cùng lớn các hóa đơn được lập ra trong hoạt động kinh doanh hàng ngày thì việc đối chiếu thủ cơng chỉ như “muối bỏ bể”. Đây có thể coi là hạn chế đồng thời là một thách thức lớn trong cơng tác quản lý hóa đơn hiện nay.

- Thứ hai, Về chất lượng nguồn nhân lực:

Về chất lượng nguồn nhân lực của Cục Thuế hiện nay trong q trình hiện đại hóa của nghành Thuế theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nguồn nhân lực luôn được quan tâm, đầu tư. Làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Công chức) của nghành Thuế là câu hỏi được đặt ra xuyên suốt cùng quá trình phát triển, cải cách và hiện đại hóa nghành Thuế. Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của các Cục Thuế nhất là các Cục Thuế của các tỉnh miền núi cịn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực vẫn cịn có những hạn chế nhất định, mặc dù lực lượng công chức thuế đã từng bước được nâng cao nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập như: tình trạng hẫng hụt về cơ cấu, biên chế, chưa hợp lý nghành nghề, chất lượng CBCC nghành Thuế chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công việc trong giai đoạn cải cách và đổi mới, chưa tạo ra tính chun nghiệp trong thực thi cơng vụ, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ vẫn còn lúng túng và hạn chế; bộ phận không nhỏ CBCC chưa thực sự biết việc, chưa chủ động triển khai công việc, mức độ mẫn cán và trách nhiệm với công việc được giao chưa cao; cơ sở vật chất phục vụ cho các CBCC nghành thuế cịn hạn chế, đào tạo bồi dưỡng cơng chức thuế chưa gắn với việc sử dụng, chưa có chính sách thỏa đáng để khuyến khích và động viên CBCC học tập, nghiên cứu…

Bộ máy thực hiện chức năng quản lý thuế và cơ chế thực hiện. các công cụ sử dụng trong quản lý sử dụng hóa đơn như hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế tốn thuế, quản lý hóa đơn cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý sử dụng hóa đơn.Trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm cơng tác quản lý sử dụng hóa đơn. Con người ln là nhân tố quyết định đến mọi sự thành bại của quản lý và đây cũng không phải là yếu ngoại lệ.

- Thứ ba, Về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng: Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng

là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến động lực làm việc. Điều kiện làm việc tốt liên quan đến vấn đề an tồn và hiệu quả, có ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức thuế.

-Thứ tư, Về cơ chế phối hợp: Cơ chế phối hợp tại Cục thuế Giữa các phịng

ban chức năng chun mơn trong Cục thuế thực hiện phối hợp nhanh chóng, kịp thời, nhịp nhàng sẽ giảm bớt những sai sót khơng đáng có, thực hiện quản lý sát sao hơn đối với việc quản lý sử dụng hóa đơn. Ngược lại, sự phối hợp giữa các phịng ban chức năng riêng biệt, khơng có sự thống nhất sẽ làm cho nhiệm vụ của các bộ phận trong việc quản lý sử dụng hóa đơn trở nên chồng chéo, ùn tắc gây khó khăn trong cơng tác quản lý sử dụng hóa đơn.

1.2.4.2. Các yếu tố bên ngồi Cục Thuế

- Thứ nhất, về cơ chế chính sách của nghành Thuế:

Do chính sách hiện hành về quản lý thuế và quản lý sử dụng hóa đơn cịn có nhiều kẽ hở có nhiều bất cập chưa thực sự phù hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế Việt Nam và q trình hội nhập quốc tế, cơng nghệ quản lý thuế và quản lý hóa đơn chưa thể hiện đầy đủ tính tiên tiến, hiện đại, trong tư tưởng và nhận thức về cải cách hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế cịn nặng tính cơ chế cũ, q trình cải cách quản lý thuế và hóa đơn mới chỉ tập trung nhiều về đến khía cạnh chính sách mà chưa có sự đầu tư sâu về cải cách hành chính thuế ngay từ đầu, dẫn đến năng lực quản lý hành chính thuế thấp, hiệu quả chưa cao làm xuất hiện nhiều tồn tại trong công tác quản lý sử dụng hóa đơn tại các DN.Việc quản lý và xử lý vi phạm về hóa đơn hiện hành cịn phải áp dụng nhiều văn bản khác nhau chưa có tính đồng nhất, liên tịch, chưa cụ thể nhiều khi gây vướng mắc cho cán bộ quản lý thuế và cơ quan quản lý thuế trong việc áp dụng khung xử lý vi phạm, xử lý tình tiết vi phạm.

Mặc dù các quy định pháp luật về quản lý hóa đơn thời gian qua đã được hoàn thiện đáng kể, tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ và minh bạch hơn cho công tác quản lý hóa đơn của nghành Thuế, song vẫn cịn những điểm bất hợp lý gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý sử dụng hóa đơn tại các DN như: Quy định về đối tượng tự in hoặc tự đặt in quá rộng. Thêm vào đó, với đối tượng được tự đặt in hóa đơn rộng mà khơng có những điều kiện chặt chẽ để kiểm sốt thì nguy cơ xuất hiện hành vi sử dụng hóa đơn giả là khá cao; Chưa quy định cụ thể phương thức thông báo thơng tin về hóa đơn hợp pháp được sử dụng để người nộp thuế dễ dàng tiếp cận. Quy định

pháp luật hiện hành về hóa đơn có yêu cầu người nộp thuế phải gửi thơng báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế và dán thông báo phát hành cũng như hóa đơn mẫu tại trụ ở DN. Tuy vậy, trên thực tế, các DN chủ yếu tuân thủ được yêu cầu thơng báo phát hành và hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế, cịn việc thơng báo tại trụ sở DN còn chưa tuân thủ đầy đủ. Hơn nữa, trong trường hợp DN cố tình sử dụng hóa đơn giả vẫn dán thơng báo cơng khai tại trụ sở của mình thì những người đến mua hàng khơng có cơ sở để phát hiện ngay được. Trong khi đó, nguồn thơng tin xác nhận từ cơ quan thuế thì lại chưa kịp thời, chưa đầy đủ và khó tiếp cận; Quy định về xử phạt hành vi vi phạm về hóa đơn chưa bao quát hết các vi phạm cần xử lý, chưa có quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng sai loại hóa đơn. Hiện nay, đã có quy định về xử phạt trong trường hợp DN không thơng báo việc mất hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập. Tuy vậy, nếu không phải mất mà bị hỏng do những nguyên nhân khách quan (nhưng chưa mất) mà không thơng báo cơ quan thuế thì chưa có quy định xử phạt; Chưa phân biệt rõ cách thức xác định trách nhiệm của bên bán và bên mua trong một số sai phạm về hóa đơn để từ đó áp dụng điều khoản xử phạt phù hợp.

- Thứ hai, là tình trạng gian lận về hóa đơn ngày càng phổ biến và hình phạt chưa đủ răn đe:

Thời gian qua, nổi cộm lên rất nhiều những vụ mua bán hóa đơn khống làm thất thu Thuế rất nhiều. Điển hình là vụ mua bán hóa đơn khống làm thất thu gần 140 tỷ đồng tại thành phố Hải Phịng hay tại Hà Nội cơng an cũng đã phá đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng do Trần Hồng Yến điều hành hoạt động từ năm 2012, giá trị hóa đơn đối tượng đã bán ước tính trên 1.000 tỷ đồng. Trên địa bàn Đà Nẵng, tháng 12/2016 công an Đà Nẵng cũng đã triệt phá đường dây mua bán trái phép hóa đơn với số lượng lớn của Nguyễn Phước Toàn cùng một số đối tượng trong đường dây đã sử dụng nhiều chứng minh thư mua được ngồi thị trường do nhiều người bị mất sau đó làm thủ tục uỷ quyền, chữ ký giả để hoàn thành hồ sơ thành lập 2 Công ty “ma” là Cty TNHH Tâm Khang Nguyễn tại quận Sơn Trà và Cty TNHH Nguyên Gia Bảo tại quận Thanh Khê để thực hiện hành vi in

ấn, mua bán hoá đơn khống qua mặt các cơ quan chức năng đến khi bị bắt Toàn cùng đồng bọn trong đường dây đã thực hiện in ấn, mua bán tổng cộng khoảng 1.500 hố đơn khống cho hàng trăm Cơng ty, đơn vị có nhu cầu với số tiền gần 50 tỉ đồng. Tại địa bàn tỉnh Hịa Bình vào thời điểm tháng 3 năm 2018 cơ quan cảnh sát điều tra cơng an tỉnh Hịa Bình đã khởi tố vụ án mua bán trái phép hóa đơn của DN tư nhân vận tải Thanh An và DNTN Vận tải Vĩnh yến với số lượng hóa đơn là 436 tờ và doanh thu trên 50 tỷ đồng.

Do lợi nhuận từ việc mua bán bất hợp pháp hóa đơn và từ việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn rất cao, cộng thêm tính chủ quan và nhận thức của một số bộ phận giám đốc, kế tóan của các DN chưa cao nên những năm qua xẩy ra rất nhiều những vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn từ phía các tổ chức, cá nhân người nộp thuế dẫn đến những hệ lụy khôn lường và gây ảnh hưởng lớn đến cơng tác quản lý sử dụng hóa đơn tại các DN của cơ quan quản lý thuế.

Do Luật DN q thơng thống, thủ tục thành lập DN đơn giản chưa có sự kiểm tra kịp thời ngay sau khi đăng ký kinh doanh, chưa theo dõi được liên tục tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN sau đăng ký thành lập, hàng ngàn DN không kinh doanh, ngừng kinh doanh, bỏ kinh doanh nhưng không được phát hiện kịp trong khi đó cơ quan thuế vẫn chấp thuận cho DN mua, in, đặt in, phát hành và sử dụng hóa đơn.

Hành vi mua bán, hóa đơn giả chưa được bộ luật hình sự xác định là tội phạm nên chưa có tính răn đe, giáo dục, ngăn chặn được các hành vi vi phạm, các cơ quan Nhà nước chưa xây dựng được hệ thống tiêu chí chuẩn về DN để áp dụng quản lý DN thông qua công nghệ thơng tin hiện đại. Nhà nước chưa có luật bắt buộc DN phải có kết nối máy tính với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý sử dụng hóa đơn.

Sự nhận thức và thói qoen của đại bộ phận người dân Việt Nam là mua hàng khơng lấy hóa đơn và người mua hàng cũng khơng có động cơ để lấy, giữ hóa đơn, một số DN do chưa hiểu kỹ các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng hóa đơn nên đã nhiều khi vơ tình vi phạm các quy định về quản lý sử dụng hóa đơn trong mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ; Chưa có cơng cụ hữu hiệu để giúp người

nộp thuế nhận biết hóa đơn bất hợp pháp.

- Thứ ba, do đặc điểm riêng của địa bàn quản lý thuế và ý thức của doanh nghiệp:

Do đặc thù của địa bàn nhất là những địa bàn miền núi, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí khơng đồng đều, địa bàn dân cư phân tán không tập trung và các DN kinh doanh chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ, cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin cịn có nơi có chỗ cịn lạc hậu chưa phát triển phù hợp.

Thời gian gần đây, cơ quan thuế các cấp đã liên tục công bố danh sách hàng trăm DN vi phạm về quản lý sử dụng hóa đơn, với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

- Thứ tư là cơ cấu doanh nghiệp:

Nhiều DN chưa có những chiến lược sản xuất, kinh doanh bài bản, hiệu quả nên sức bán hàng kém, khả năng thanh khoản, cạnh tranh thấp, thậm chí hoạt động kinh doanh thua lỗ. Do đó, các DN phải đối mặt với sức ép vay nợ lớn, sức ép từ việc phải xoay xở dòng tiền để đầu tư và duy trì cho hoạt động của DN... nên doanh nghiệp khơng có được nguồn tài chính để thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Một số doanh nghiệp do mặt bằng kinh doanh không ổn định dẫn đến sản xuất kinh doanh đạt thấp. Các doanh nghiệp xây dựng, hầu hết tự bỏ vốn xây dựng cơng trình, bên chủ đầu tư nợ tiền kéo dài nên DN bị đọng vốn, dẫn đến dễ gây ra ý thức vi phạm về sử dụng hóa đơn.

- Thứ năm là ý thức chấp hành của doanh nghiệp:

Vẫn còn một bộ phận DN ý thức thực hiện, tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế chưa cao dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về thuế và vi phạm về quản lý sử dụng hóa đơn, do yếu tố do đặc điểm sản xuất kinh doanh khơng ổn định, đơi khi có tính thời vụ, cịn có những thời điểm khó khăn dẫn đến các DN có tư tưởng chây ì, chiếm dụng tiền thuế để đầu tư sản xuất, dẫn đến tình trạng vi phạm về quản lý sử dụng hóa đơn.

- Thứ sáu là sự phối hợp công tác với các sở, ban nghành chức năng liên quan trên địa bàn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc phối hợp giữa các sở, ban nghành chức năng liên quan trên địa bàn tỉnh với cơ quan thuế trong việc quản lý DN nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những DN

có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng hóa đơn; tăng cường chia sẻ thông tin DN giữa các cơ quan quản lý nhà nước, qua đó, giảm thiểu nghĩa vụ kê khai, các loại báo cáo trùng nhau của DN đối với nhiều cơ quan quản lý nhà nước như Kho bạc Nhà nước, Sở kế hoạch và đầu tư, Cục Thống kê, bảo hiểm xã hội, ngân hàng...

Một phần của tài liệu Quản lý hoá đơn giá trị gia tăng của Chi cục Thuế khu vực Lạc Sơn - Yên Thuỷ (Trang 70 - 76)