Phân tích khái quát tình hình tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam (Trang 28 - 30)

2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

2.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính

“Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của nhằm nêu lên những nhận xét sơ bộ, ban đầu về thực trọng và sức mạnh tài chính của DN, biết được mức độ tự chủ và an ninh tài chính cũng như những khó khăn về tài chính mà DN đang phải đương đầu” (Nguyễn Văn Công, 2017, tr.251).

Do đó, các chỉ tiêu thường sử dụng để phân tích khái quát tình hình tài chính là các chỉ tiêu đại diện, mang tính khái quát những điểm chung nhất về tình hình tài chính của DN, như: tình hình huy động vốn, khả năng thanh toán, mức độ tự chủ trong hoạt động tài chính và khả năng sinh lợi của DN.

Khi đánh giá tổng quan, người phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tình hình biến động về quy mô, tốc độ cũng như xu hướng của

từng tiêu chí đánh giá. Nội dung thực hiện phân tích bao gồm:

- Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

Phân tích khái quát tình hình huy động vốn của doanh nghiệp để thấy được doanh nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô nguồn vốn huy động được đã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ hay phụ thuộc, thay đổi theo chiều hướng nào? Xác định các trọng điểm cần chú ý trong chính sách huy động vốn của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chủ yếu trong chính sách huy động vốn ở mỗi thời kỳ.

- Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính

“Mức độ tự chủ tài chính phản ánh mức độ bị lệ thuộc hay bị chi phối bởi các tổ chức hay cá nhân bên ngoài trong quá trình quản lý, điều hành và đề ra các quyết định tài chính. An ninh tài chính thể hiện mức độ an toàn, ổn định về mặt tài chính” (Nguyễn Văn Công, 2017, tr.257).

Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá tính tự chủ trong hoạt động tài chính cụ thể như sau:

Hệ số tài trợ: Hệ số phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của DN, là hệ số thể hiện để hình thành nên một đồng tài sản thì DN sử dụng bao nhiêu đồng từ vốn CSH. Khi DN có hệ số tài trợ gần bằng một (=1) thì năng lực độc lập về tài chính càng cao và ngược lại. Chỉ số được tính theo công thức sau:

Hệ số tài trợ = Vốn CSH (2.11)

Tổng tài sản

Hệ số tự tài trợ TSDH: là hệ số thể hiện một đồng TSDH mà DN sử dụng được hình thành từ bao nhiêu đồng nguồn vốn tài trợ thường xuyên (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn). Chỉ số được tính theo công thức sau:

Hệ số tự tài trợ TSDH = Nguồn tài trợ thường xuyên (2.12) TSDH

Nguồn: Nguyễn Văn Công, (2017, tr. 259)

Hệ số tự tài trợ TSCĐ: Khi hệ số tự tài trợ TSDH có trị số nhỏ hơn một (<1), tức là nguồn tài trợ thường xuyên không đủ để tài trợ cho TSDH, ta tiếp tục sử dụng hệ số tự tài trợ TSCĐ để xem xét bổ sung rằng nguồn tài trợ thường xuyên có đảm

bảo đầu tư cho TSCĐ đã và đang đầu tư hay không. Chỉ số được tính theo công thức sau:

Hệ số tự tài trợ TSCĐ = Nguồn tài trợ thường xuyên (2.13) TSCĐ đã và đang đầu tư

Nguồn: Nguyễn Văn Công, (2017, tr. 259)

- Đánh giá khái quát khả năng thanh toán

Chất lượng hoạt động tài chính của DN được thể hiện rõ nét nhất thông qua khả năng thanh toán của DN. Vì vậy, để đánh giá khái quát khả năng thanh toán của DN thường sử dụng chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số này được xác định như sau: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản (2.14) Tổng số nợ phải trả

Nguồn: Nguyễn Văn Công, (2017, tr. 263)

Khi chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng một (≥ 1) chứng tỏ DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả bằng số tài sản hiện có. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn một (< 1) cho thấy DN không đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. DN phải đối mặt với rủi ro tài chính.

- Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi

Khả năng sinh lợi là một trong những yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh của DN, đặc biệt là khả năng sinh lợi của vốn CSH. Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn CSH, DN tiến hành tính toán chỉ tiêu ROE. Đây là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị vốn CSH đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế và được xác định theo công thức (2.1).

Trị số của ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả và do vậy càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Hơn nữa, trị số này lớn còn cho thấy năng lực của bộ phận quản lý trong việc cân đối một cách hài hòa, hợp lý giữa vốn CSH với nợ phải trả để vừa đảm bảo an ninh tài chính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của DN trong quá trình huy động và sử dụng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w