Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh theo quan

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam (Trang 35 - 37)

2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

2.3.4. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh theo quan

quan điểm nguồn tài trợ

Để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được diễn ra liên tục và hiệu quả thì việc đảm bảo đầy đủ nguồn vốn tài trợ cho tài sản của DN là vấn đề cốt yếu mà các DN cần phải quan tâm.

Nguồn vốn tài trợ tài sản của DN được chia thành nguồn tài trợ ổn định (hay tên gọi khác là nguồn tài trợ thường xuyên) và nguồn tài trợ tạm thời.

“Nguồn tài trợ ổn định bao gồm vốn CSH và vay trung hạn, dài hạn. Nguồn vốn này thường dùng để đầu tư các TSDH như TSCĐ, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn.

Nguồn tài trợ tạm thời thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động… Nguồn vốn này thường dùng để đầu tư các TSNH hoặc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn” (Nguyễn Ngọc Quang, 2011, tr. 124).

Dưới gói độ ổn định của nguồn tài trợ, phương trình cân đối tài chính được thể hiện như sau:

Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang, (2011, tr. 124)

Biến đổi công thức (2.24) , ta có:

TSNH – Nguồn tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ ổn định – TSDH (2.25) Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang, (2011, tr. 125)

Về bản chất, số nợ ngắn hạn phải trả lại chính là nguồn tài trợ tạm thời. Do đó, phần chênh lệch giữa TSNH và nguồn tài trợ tạm thời chính là chỉ tiêu vốn hoạt động thuần. Đây là chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính ngắn hạn của một DN. Từ công thức (2.25), ta thấy, vốn hoạt động thuần của DN có thể tính theo hai cách sau:

Vốn hoạt động thuần = TSNH – Nợ ngắn hạn (2.26)

Hoặc,

Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ ổn định – TSDH (2.27)

Do đó, có ba trường hợp có thể xảy ra như sau:

- Trường hợp một: Vốn hoạt động thuần có giá trị dương, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn hoặc nguồn tài trợ ổn định lớn hơn TSDH. Cho thấy, đã có một phần nguồn tài trợ ổn định đầu tư cho mua sắm TSNH. Khi đó, hoạt động kinh doanh sẽ có một sự ổn định để phát triển bền vững.

- Trường hợp hai: Vốn hoạt động thuần có giá trị âm, TSNH nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn hay TSDH lớn hơn nguồn tài trợ ổn định. Đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp hình thành TSDH bằng nguồn vốn ngắn hạn gây mất cân bằng cán cân thanh toán, DN phải đối mặt với rủi ro thanh toán những khoản nợ ngắn hạn.

- Trường hợp ba: Vốn hoạt động thuần có giá trị bằng không (=0), TSNH bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay nguồn vốn tài trợ ổn định bằng TSDH. Cách tài trợ này cho thấy, nguồn tài trợ ổn định vừa đủ để tài trợ cho TSDH, còn TSNH được tài trợ bằng nợ ngắn hạn. DN đang ở trạng thái cân bằng tài chính tốt, tuy nhiên, đây cũng không phải là điều kiện lý tưởng đối với DN, khi DN vẫn có nguy cơ tiềm ẩn về mất khả năng thanh toán.

Tại các thời điểm khác nhau, mỗi doanh nghiệp có cách thức tài trợ vốn khác nhau. Tuy nhiên, qua xem xét mối quan hệ trên đây cho phép nhà quản trị đánh giá

được tình hình tài trợ tài sản lưu động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ có những điều chỉnh và lựa chọn chính sách tài trợ vốn lưu động thích hợp cho doanh nghiệp

Các chỉ tiêu bổ sung để xác định rõ hơn tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh gồm:

Hệ số tài trợ ổn định = Nguồn tài trợ ổn định (2.28) Tổng nguồn vốn

Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang, (2011, tr. 127)

Chỉ tiêu này cho thấy trong một đồng nguồn vốn của DN thì có bao nhiêu đồng nguồn tài trợ ổn định. Hệ số tài trợ ổn định càng lớn thì tính ổn định tài chính của DN càng cao và ngược lại.

Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời (2.29) Tổng nguồn vốn

Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang, (2011, tr. 127)

Hệ số tài trợ tạm thời cho biết trong DN nguồn tài trợ ổn đình bằng bao nhiêu lần của nguồn vốn. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì DN có tính ổn định càng cao và ngược lại. Hệ số vốn CSH so với nguồn tài trợ ổn định = Vốn CSH

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w