Các điều kiện để thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam (Trang 94)

4.3.1. Đối với Công ty cổ phần tập đoàn Dabaco Việt Nam

4.3.1.1. Hoàn thiện quy trình phân tích báo cáo tài chính

Như đã mô tả ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phân tích BCTC tại Chương 2 và thực hiện phân tích số liệu trên BCTC tại Chương 3 đã thể hiện rõ tầm

quan trọng của việc phân tích BCTC mang ý nghĩa to lớn và sống còn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Vì vậy, để đạt được hiệu quả và tính chính xác của số liệu, DABACO cần hoàn thiện quy trình thực hiện phân tích BCTC qua đó giúp cho nhà quản trị của Công ty có góc nhìn tổng quan, chính xác và kịp thời về bức tranh tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty, giúp nhà quản trị có thể đưa ra được các chiến lược, kế hoạch điều chỉnh và phát triển Công ty phù hợp với thực tế.

Đồng thời, từ việc nắm được nội tại của Công ty giúp nhà quản trị dần dần từng bước nâng cao hình ảnh, tầm ảnh hưởng của DN, tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ hoạt động cùng ngành.

4.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác phân tích báo cáo tài chính Để xây dựng được BCTC mang tính chân thực cao thì số liệu cần được ghi nhận một cách tỉ mỉ, chính xác có và ít sự can thiệp từ con người. Chính vì vậy, để nâng cao khả năng quản trị DN, Công ty cần thực hiện số hóa các quy trình, thay đổi cách thức quản lý từ thủ công sang quản lý hoạt động thông qua các ứng dụng CNTT, hệ thống CNTT vào trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khi đã ứng ứng dụng CNTT vào trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì hầu hết số liệu, thông tin đều được ghi nhận một cách tự động và tức thì. Qua đó, số liệu được cập nhật mọi nơi mọi lúc ngay khi có một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó phát sinh. Đây chính là số liệu quan trọng phục vụ công tác tổng hợp và phân tích BCTC của DN.

Ngoài các vai trò to lớn được nêu ở trên thì số liệu, thông tin ghi nhận còn được sử dụng dùng để phân tích dữ liệu, phân tích thông tin và được coi là “Mỏ dầu” cần được khai thác phục vụ công tác nghiên cứu, phát hiện các thói quen. nhu cầu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng… Từ đó, Công ty có thể phát hiện ra các sản phẩm mới, các lĩnh vực. ngành nghề mới đưa vào sản xuất kinh doanh làm tăng tính cạnh tranh và phát triển DN. Nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay, mọi sự kiện, mọi thay đổi đều diễn ra nhanh chóng thì thông tin thu thập được đều được coi là tài nguyên quan trọng đối với mọi DN.

4.3.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan

Ngoài sự cố gắng và thay đổi chính trong nội tại mỗi DN thì các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần phải quan tâm, hỗ trợ các DN nói chung và DABACO nói riêng. Qua phân tích, đánh giá tác giả xin đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước như sau:

- Thứ nhất: Các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan tạo ra được hành lang pháp lý, quy định chung cho tất cả các DN nói chung và nhất là các DN đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi nói riêng.

- Thứ hai: Đưa ra các quy định về chế độ báo cáo, nguyên tắc ghi nhận số liệu, cách thức ghi nhận số liệu, quy tắc quản lý BCTC phù hợp với các quy tắc. thông lệ quốc tế. Nhất là trong giai đoạn nền kinh tế toàn cầu có liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau. Các công ty đều có xu hướng đầu tư ra nước ngoài nên các quy tắc sát với thông lệ quốc tế sẽ giảm thiểu rất nhiều khó khăn và rắc rối DN có thể gặp phải.

- Thứ ba: Thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe và ghi nhận các ý kiến góp ý từ DN. Đồng hành cùng DN tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Tạo cơ chế công bằng giữa DN Nhà nước và DN tư nhân.

- Thứ tư: Đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi, vì đây là các DN hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương trong khi phải cạnh tranh với rất nhiều DN nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, tài chính và khoa khoa học kỹ thuật đầu tư vào Việt Nam.

- Thứ năm: Thúc đẩy, phổ biến ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi giúp thúc đẩy phát triển lĩnh vực nông nghiệp và duy trì lợi thế cạnh tranh những sản phẩm mũi nhọn.

- Thứ sáu: Hỗ trợ DN mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thế giới thông qua kênh ngoại giao. Phối hợp với DN xúc tiến giao lưu sản phẩm thông qua các hội trợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm của Việt Nam tại các nước trên thế giới.

Kết luận Chương 4

Trong Chương 4, tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận tại Chương 2 và thực hiện phân tích tại Chương 3 để đưa ra được các đánh giá về các kết quả. các ưu điểm mà DABACO đã đạt được trong thời gian đã phân tích.

Đồng thời, tác giả cũng đưa ra được các mặt còn hạn chế. tồn tại và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, tồn tại mà DN đang gặp phải giúp DN đưa ra được các chiến lược, quyết sách nhằm giải quyết hoặc hạn chế các tồn tại này trong tương lai. Đưa ra các giải pháp, góp ý dựa trên quan điểm cá nhân để DN tham khảo để hoàn chỉnh và điều chỉnh hoạt động hiện tại của DABACO. Ngoài ra, trong Chương 4, tác giả cũng đã đưa ra các kiến nghị đến DABACO để hoàn thiện công tác quản trị và các kiến nghị đến cơ quan quản lý Nhà nước để hỗ trợ. tháo gỡ khó khăn của DN đang gặp phải.

KẾT LUẬN

Dựa trên những kiến thức đã được Thầy, Cô giáo tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân truyền đạt tại giảng đường. Qua các bài học thực tế được các Thầy Cô chỉ dẫn khi đi thực tế tại doanh nghiệp và quá trình nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Xuân Kiên đã lựa chọn “Phân tích BCTC của Công ty Cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. Thông qua luận văn, tác giả đã có những bài học sâu sắc trong việc củng cố kiến thức và biết cách áp dụng vào thực tế và đạt được những bài học và kinh nghiệm, cụ thể như sau:

- Về cơ sở lý luận: Thông qua luận văn đã giúp tác giả có thể tổng hợp, hệ thống hóa được số liệu phân tích, các chỉ tiêu phân tích đơn lẻ thành các nhóm thông tin bổ sung và hỗ trợ nhau. Từ đó, đưa ra được góc nhìn tổng quan và hiểu sâu sắc hơn các nhóm số liệu và chỉ tiêu này.

- Về thực tiễn áp dụng: Thông qua BCTC được phân tích tại luận văn, tác giả đã có thể khái quát và mô hình hóa được dữ liệu của DN. Đồng thời, cũng phần nào đưa ra được bức tranh tổng quan với các góc nhìn khác nhau dựa trên số liệu của DN. Từ đó có thể đưa ra được các đánh giá về tình hình nội tại hiện có của DABACO.

- Về quan điểm cá nhân: Từ nhìn nhận đánh giá của tác giả về nội tại DN. tác giả cũng đã đưa được các giải pháp và các điều kiện để thực hiện giải pháp trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu để DABACO có thể tham khảo, áp dụng trong định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai. Tác giả cũng đưa ra được các kiến nghị để các cơ quan quản lý Nhà nước nắm được tình hình và các khó khăn DN đang gặp phải để làm tham khảo nhằm hỗ trợ hoạt động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh và tháo gỡ khó khăn của DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi nói chung và DABACO nói riêng.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vì khả năng và kiến thức của tác giả còn nhiều hạn chế. Tác giả mong muốn quý Thầy Cô đưa ra ý kiến góp ý. Tác giả xin phép được ghi nhận để hoàn thiện luận văn.

1. Công ty Cổ phần Masan MEATlife, Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018, 2019, 2020.

2. Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam, Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018, 2019, 2020.

3. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản tài chính. 4. Nguyễn Thị Bích Phượng (2017), “Phân tích BCTC Công ty Cổ phần Tập

Đoàn KIDO”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Nguyễn Thị Loan (2018), “Phân tích BCTC tại Công ty TNHH Thương mại Phú Sơn”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Nguyễn Văn Công (2017), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

8. Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam - CTCP, Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018, 2019, 2020.

9. Trần Anh Tài (2019), “Phân tích BCTC của Tập đoàn Vingroup – Công ty cổ phần”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Trần Diệu Lý (2017), “Phân tích BCTC Tổng công ty cổ phần bia – rượu- nước giải khát Hà Nội (Habeco)”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

11. Trịnh Thị Thanh Tâm (2019), “Phân tích BCTC Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu bánh kẹo Bảo Hưng”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trang website

1. Website: http://www.cafef.vn

2. Website: http://www.dabaco.com.vn

3. Website: http://www.finance.vietstock.vn

4. Website: http://www.hnx.vn

5. Website: Error! Hyperlink reference not valid.

6. Website: http://www.vilico.vn

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam (Trang 94)