Đơn vị tính: Triệu đồng; Phần trăm (%)
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Chênh lệch giữa Năm 2019 so với Năm 2018
Chênh lệch giữa Năm 2020 so với Năm 2019 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) A (1) (2) (3) (4)=(2-1) (5)=(4/1*100 ) (6)=(3-2) (7)=(6/2*100 )
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
6.795.512 7.299.931 10.189.067 504.419 7,42 2.889.136 39,58
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 121.207 113.174 167.484 -8.033 -6,63 54.309 47,99
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6.674.305 7.186.757 10.021.584 512.452 7,68 2.834.826 39,45
4. Giá vốn hàng bán 5.595.581 6.020.208 7.463.898 424.627 7,59 1.443.690 23,98
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.078.724 1.166.549 2.557.686 87.825 8,14 1.391.137 119,25
6. Doanh thu hoạt động tài chính 40.782 27.480 29.935 -13.302 -32,62 2.455 8,93
7. Chi phí tài chính 192.636 294.873 319.611 102.237 53,07 24.738 8,39
- Trong đó: Chi phí lãi vay -188.947 -281.785 309.819 -92.838 49,13 591.604 -209,95
8. Phần lãi lỗ hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết
0 1.250 929 1.250 - -320 -25,64
9. Chi phí bán hàng 258.385 267.546 380.425 9.162 3,55 112.879 42,19
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Chênh lệch giữa Năm 2019 so với Năm 2018
Chênh lệch giữa Năm 2020 so với Năm 2019 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) A (1) (2) (3) (4)=(2-1) (5)=(4/1*100 ) (6)=(3-2) (7)=(6/2*100 )
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
387.157 338.937 1.549.364 -48.220 -12,45 1.210.426 357,12
12. Thu nhập khác 14.618 6.691 5.749 -7.927 -54,23 -941 -14,07
13. Chi phí khác 8.416 577 1.140 -7.839 -93,15 563 97,67
14. Lợi nhuận khác 6.202 6.114 4.610 -88 -1,41 -1.505 -24,61
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 393.359 345.051 1.553.973 -48.307 -12,28 1.208.922 350,36
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 33.123 39.921 153.677 6.798 20,52 113.756 284,95
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 0 - 0 -
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp 360.235 305.130 1.400.296 -55.105 -15,30 1.095.166 358,92
Số liệu phân tích tại Bảng 3.18 cho thấy, năm 2019, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DABACO đạt 7.299.931 triệu đồng, tăng 7,42% so với năm 2020. Đến năm 2020, doanh thu có bước tăng trưởng vượt bậc, đạt 10.189.067 triệu đồng, tăng 39,58% so với năm 2019.
Cả năm 2019, DABACO ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 7.186.757 triệu đồng, tăng 7,68% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí tài chính ghi nhận gần 294.873 triệu đồng, tăng 53,07% so với năm 2018; Chi phí lãi vay chiến gần 281.785 triệu đồng. Tuy nhiên, LNST năm 2019 lại ghi nhận mức biến động giảm so với năm 2018, đạt 305.130 triệu đồng, giảm 15,30% so với năm 2018.
Năm 2020, doanh thu thuần của DABACO đạt 10.021.584 triệu đồng, tăng 39,45% so với năm 2019, LNST đạt 1.400.296 triệu đồng, tăng 1.095.166 triệu đồng, tương ứng mức tăng 358,92% so với lợi nhuận đạt được năm 2019. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục Công ty từng đạt được theo năm.
Lý giải cho việc tăng trưởng đột biến của DABACO trong năm 2020 là do Công ty đã xây dựng một chiến lược phát triển tổng thể, từ việc kiện toàn bộ máy tổ chức, áp dụng khoa học công nghệ vào hệ thống quản trị doanh nghiệp, đến hoạt động tổ chức sản xuất - kinh doanh.
Ngoài ra, ngay từ đầu, DABACO đã định hướng đầu tư phát triển mảng kinh doanh 3F (Thức ăn - Chăn nuôi - Chế biến) nhằm nâng sản xuất theo hình thức khép kín chủ động từ con giống, chăn nuôi, chăm sóc và đầu ra cho sản phẩm. Do đó mảng kinh doanh này đã mang lại doanh thu ổn định cho DABACO khi ngành chăn nuôi trong nước phục hồi sau khi chịu ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi. Bên cạnh đó, một số dự án đi vào hoạt động có hiệu quả khác như: Nhà máy dầu thực vật Dabaco, Nhà máy chế biến trứng ăn liền DeVi, Khu chăn nuôi lợn công nghệ cao Dabaco Tuyên Quang…
Bảng 3.19: So sánh hiệu quả kinh doanh giữa DABACO và các DN cùng ngành
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
DABACO MML VLC DABACO MML VLC DABACO MML VLC
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ 6.795.512 14.832.735 2.547.971 7.299.931 14.574.901 2.599.466 10.189.067 17.038.062 2.828.394 2. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.674.305 13.976.854 2.544.871 7.186.757 13.798.751 2.595.479 10.021.584 16.119.005 2.825.788 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.078.724 2.096.950 467.456 1.166.549 2.265.603 480.506 2.557.686 2.724.627 889.549 4. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế 393.359 335.893 228.513 345.051 567.930 186.652 1.553.973 680.343 325.987
5. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp 360.235 232.158 208.578 305.130 369.715 172.920 1.400.296 492.202 307.678
Qua Bảng 3.19, ta thấy, nếu so sánh lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2018 của DABACO (393.359 triệu đồng) và MML (335.893 triệu đồng), LNST thu nhập doanh nghiệp của DABACO (360.235 triệu đồng) và Masan (232.158 triệu đồng) thì không có chênh lệch nhiều. Năm 2019, mặc dù MML hoạt động sau nhưng MML đã có sự phát triển nhanh chóng hơn so với DBC. Phải đến năm 2020, DABACO mới cho thấy sự phát triển vượt bậc của mình, theo đó LNST của DABACO là 1.400.296 triệu đồng và MML là 492.202 triệu đồng, cho thấy, DABACO đã có những chiến lược phát triển phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
3.2.5.2. Phân tích về khả năng sinh lợi
Bảng 3.20: Phân tích khả năng sinh lợi của DABACO
Đơn vị: Phần trăm (%)
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Chênh lệch giữa Năm 2019 so với Năm 2018 Chênh lệch giữa Năm 2020 so với Năm 2019 A (1) (2) (3) (4)=(2-1) (6)=(3-2) 1. ROA 4,31 3,18 13,86 -1,13 10,68 2. ROS 5,40 4,25 13,97 -1,15 9,73
Nguồn: Tác giả tính toán từ các BCTC đã được kiểm toán của DABACO
Qua số liệu phân tích tại Bảng 3.20, ta thấy, ROA của DABACO năm 2020 có sự đột biến đạt 13,8%, tăng 10,68% so với năm 2019. Chứng tỏ, lợi nhuận của DABACO có sự gia tăng đột biến thể hiện tài sản hiện đang sử dụng tốt trong việc sinh ra lợi nhuận của Công ty.
Giống như hệ số ROA, ROS của Công ty cũng có sự gia tăng mạnh vào năm 2020, đạt 13,97%, nhiều hơn năm 2019 là 9,73%. Như vậy, ROS đã tăng khá tốt qua các năm đặc biệt giá trị cao nhất năm 2020 đem lại ROS cao nhất.
Bảng 3.21: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của DABACOĐơn vị: Đồng/cổ phiếu Đơn vị: Đồng/cổ phiếu Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Chênh lệch giữa Năm 2019 so với Năm 2018
Chênh lệch giữa Năm 2020 so với Năm 2019 Mức (đồng/cổ phiếu) Tỷ lệ (%) Mức (đồng/c ổ phiếu) Tỷ lệ (%) A (1) (2) (3) (4)= (2-1) (5)=(4/1*1 00) (6)=(3- 2) (7)=(6/2*10 0) EPS 4.350 3.349 13.366 -1.001 -23,01 10.017 299,10
Nguồn: Tác giả tính toán từ các BCTC đã được kiểm toán của DABACO
Trên cơ sở số liệu tại Bảng 3.21 cho thấy, việc có chiến lược phát triển tốt và tận dụng tốt nguồn lực của doanh nghiệp mà lợi nhuận ghi nhận năm 2020 được nâng cao hơn khá nhiều so với năm 2018 và 2019. Dẫn đến EPS của doanh nghiệp khá tốt, theo đó, năm 2018 EPS của DABACO là 4.350 đồng/cổ phiếu, năm 2019 là 3.349 đồng/cổ phiếu, giảm 1.001 đồng/cổ phiếu tương ứng với tỉ lệ giảm 23,01%. Đến năm 2020, EPS là 13.366 đồng/cổ phiếu, tăng so với năm 2019 là 10.017 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng với tỉ lệ là 299,01%. Điều này làm cho nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến DABACO trong hiện tại và giúp nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu kỳ vọng, gắn bó hơn trong tương lai.
Để có cái nhìn trực quan hơn về EPS của DABACO, tác giả thực hiện so sánh với EPS của hai công ty cùng ngành để thấy được tại sao DABACO lại thu hút nhà đầu tư hơn. Ta có Hình 3.9 sau:
Hình 3.9: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của DABACO và các DN cùng ngành
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 4,350 3,349 13,366 1,0741,903 3561,444 810 2,696 DABACO MML VLC Đơn vị: Đồng/cổ phiếu
Nguồn: Tác giả tính toán từ những BCTC đã được kiểm toán của các DN
Từ Hình 3.9, cho thấy, DABACO là DN có mức độ tăng trưởng và ổn định tốt hơn nhiều so với MML và VLC. Theo đó, năm 2018, EPS của DABACO, MML và VLC lần lượt là 4.350 đồng/cổ phiếu, 1.074 đồng/cổ phiếu, 1.903 đồng/cổ phiếu; Năm 2019, lần lượt là 3.439 đồng/cổ phiếu, 356 đồng/cổ phiếu, 1.444 đồng/cổ phiếu; Năm 2020 là 13.366 đồng/cổ phiếu, 810 đồng/cổ phiếu và 2.696 đồng/cổ phiếu.
Hệ số EPS mang nghĩa là tỷ suất thu nhập trên cổ phần. Chỉ số EPS trong chứng khoán nói lên phần lợi nhuận thu được trên một cổ phiếu của từng cổ đông trong doanh nghiệp. Thông thường, các công ty nào có chỉ số EPS trong chứng khoán cao hơn so với các công ty cùng ngành khác thì sẽ thu hút được nguồn đầu tư cao hơn.
Ngoài ra chỉ số EPS còn được dùng để tính chỉ số P/E để nhà đầu tư xác định giá trên thị trường được trả giá như thế nào để làm quyết định đầu tư.Vì khi tính P/E thì EPS được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây chính là một phận quan trọng để tạo nên tỷ lệ P/E (hệ số giá trên thu nhập), E trong hệ số P/E được coi là EPS và P là giá thị trường của cổ phiếu (Market Price ). Chỉ số EPS và P/E là một trong những chỉ số quan trọng trong việc phân tích và đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư.
3.2.6. Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thông qua đánh giá về các rủi ro thường gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì ngành chăn nuôi thường gặp phải các rủi ro sau:
3.2.6.1. Rủi ro về thị trường
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thị trường chăn nuôi đang hết sức bấp bênh, thiếu bình ổn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh như: dịch tả lợn Châu Phi, cúm H5N1, dịch bệnh covid-19 trên người ngày càng khó kiểm soát. Chính vì vậy mà ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Do đó để hạn chế rủi ro này DABACO cần phải tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực của mình như: trứng, thịt gà, thịt lợn… Ngoài ra, cần tích cực cải thiện chất lượng sản phẩm để đưa đến người tiêu dùng sản phẩm có chất lượng tốt nhất và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng từ đó nâng cao uy tín của DABACO với người tiêu dùng và các đối tác.
3.2.6.2. Rủi ro dịch bệnh đàn vật nuôi
Ngành chăn nuôi chịu ảnh hưởng nhiều từ điều kiện thời tiết. Những năm gần đây điều kiện thời tiết biến đổi bất thường và dịch bệnh xảy ra thường xuyên hơn là một trong các rủi ro không thể tránh khỏi mà các công ty trong ngành chăn nuôi thường gặp phải và DABACO cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, để hạn chế rủi ro này DABACO cần chú trọng công tác vệ sinh và bảo đảm kiểm soát chặt chẽ quy trình chăn nuôi, an toàn sinh học theo các tiêu chuẩn chất lượng được khuyến cáo nhằm chủ động kiểm soát chặt chẽ và khống chế các dịch bệnh nguy hiểm đến đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời, đảm bảo sản phẩm cung cấp ra thị trường luôn sạch sẽ và an toàn.
3.2.6.3. Rủi ro nhân sự
Trong thời đại khoa học công nghệ ngày càng phát triển đòi hỏi trình độ kỹ thuật của nhân sự ngày càng cao. Trong khi đó, theo xu hướng hiện nay, tỷ lệ nhảy việc của nguồn nhân lực trẻ ngày càng cao làm tăng chi phí đào tạo của DN. Mới đây Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement
nghề cao. Ngoài ra, Công ty đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại đòi hỏi người lao động có trình độ tay nghề cao. Vì vậy, Công ty cần có cơ chế thu hút và giữ chân những lao động này đặc biệt là đội ngũ quản lý, kỹ thuật. Bên cạnh đó. Công ty cũng cần chú trọng việc đào tạo và nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng các giải pháp quản lý trên nền tảng số. 3.2.6.4. Rủi ro cạnh tranh
Rủi ro trong việc canh tranh và việc dễ dàng mất lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay là rõ ràng và luôn có thể xảy ra bất cứ thời gian nào. Do đó, DN cần có thay đổi và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế và ứng phó với bất kỳ thay đổi nào nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của DN.
3.2.6.5. Rủi ro về biến động tỉ giá
Biến động tỉ giá là một trong những rủi ro thường gặp trong giai đoạn hiện nay. Mỗi DN, mỗi quốc gia đều tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu do đó việc quy đổi giữa các đồng tiền là thường xuyên tại mỗi giao dịch. Đối với DABACO thì hầu hết các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đều được nhập từ nước ngoài và được thanh toán bằng USD. Do đó, để giảm thiểu rủi ro này Công ty cần lập nhu cầu ngoại tệ và dự báo nhu cầu ngoại tệ nhằm chuẩn bị tốt cho việc dự trữ, phân tích các biến động tỉ giá để cấn đối nhu cầu và diều chỉnh kế hoạc tương ứng.
Kết luận Chương 3
Tại Chương 3, tác giả đã khái quát về quá trình hình thành, phát triển của DABACO và tập trung phân tích BCTC của DABACO trong giai đoạn từ năm 2018-2020.
Qua phân tích có thể thấy DABACO làm một tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi, với quy mô vốn lớn, tình hình hoạt động kinh doanh của DABACO tương đối phát triển. Tuy nhiên, DABACO vẫn phải đối mặt với một số rủi ro tiềm ẩn liên quan đến cơ cấu tài chính, thanh khoản hoặc rủi ro về dịch bệnh…Đây là những dữ liệu quan trọng để tác giả tổng hợp, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế tại Chương 4. Từ đó, làm căn cứ xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DABACO trong thời gian tới.
CHƯƠNG 4
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.1.1. Kết quả đạt được
Thông qua tổng hợp và phân tích số liệu BCTC của DABACO các năm 2018, 2019 và năm 2020 cho thấy phần nào tình hình tài chính qua các năm và hiệu quả sản xuất cũng như tốc độ tăng trưởng của Công ty.
Thứ nhất, về quy mô tài sản
Thông qua việc phân tích cho thấy quy mô tài sản của Công ty đều ghi nhận tăng qua các năm nghiên cứu. Điều đó cho thấy quy mô của Công ty luôn được mở rộng cả về chiều dọc và chiều ngang. Đặc biệt, năm 2020, là năm có nhiều biến cố xảy ra ở nhiều ngành nghề và có nhiều biến cố có liên quan trực tiếp đến ngành sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi như: Dịch Covid-19 trên người, dịch tả lợn Châu Phi, bệnh cúm trên gia súc, gia cầm. … nhưng Công ty vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh giúp tăng trưởng quy mô về tài sản. Mặc dù mức tăng không cao nhưng đó là thành tích đáng ghi nhận khi Công ty đạt được mục tiêu kép là vừa an toàn phòng dịch, không bị gián đoạn trong sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn gia tăng quy mô về tài sản của Công ty.
Thứ hai, về cơ cấu tài sản
Theo số liệu ghi nhận thì TSDH luôn lớn hơn 50% tại các năm phân tích. đây là tỉ lệ tương đối tốt đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh