Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của DABACO

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam (Trang 72)

Đơn vị tính: Lần; Phần trăm (%) Chỉ tiêu Cuối năm 2018 Cuối năm 2019 Cuối năm 2020

Chênh lệch giữa cuối Năm 2019 so với cuối Năm 2018

Chênh lệch giữa cuối Năm 2020 so với cuối Năm 2019

Mức (lần) Tỷ lệ (%) Mức (lần) Tỷ lệ (%) A (1) (2) (3) (4)=(2-1) (5)=(4/1*100) (6)= (3-2) (7)=(6/2*100) 1. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0,93 0,91 1,09 -0,02 -2,15% 0,18 19,78 2. Hệ số khả năng

thanh toán nhanh 0,26 0,26 0,31 0 0 0,05 19,23

Nguồn: Tác giả tính toán từ các BCTC đã được kiểm toán của DABACO

Thông qua Bảng 3.13, ta thấy:

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đang được Công ty cải thiện rõ rệt. Năm 2018, 2019 hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DABACO lần lượt là 0,93 và 0,91 lần. Đến năm 2020, hệ số này là 1,09 lần, tăng 0,18 lần so với năm 2019, tương đương với mức tăng 19,78%. Nếu như trong hai năm 2018, 2019, hệ số này có giá trị nhỏ hơn một (<1) thì sang năm 2020, hệ số này có giá trị lớn hơn một (>1). Cho thấy, DABACO đang cải thiện đáng kể khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngoài ra, điều này cũng thể hiện DABACO đang hoạt động hiệu quả, năng lực tài chính cao giúp DN có nhiều cơ hội phát triển. Đây cũng là chỉ số rất tốt trong việc đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh.

quá lớn so với một, chứng tỏ, DABACO sử dụng cơ cấu khá cân đối giữa TSNH và nợ ngắn hạn. Điều đó thể hiện sự điều hành tài chính của DABACO tương đối tốt. DN đã tận dụng nguồn lực tài chính của DN một cách tối đa, đồng thời có khả năng ứng phó với biến cố bất ngờ có thể xảy ra.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh của DABACO năm 2020 là 0,31 lần. tăng 0,05 lần so với năm 2019, tốc độ tăng là 19,23%. Hệ số này qua ba năm đều nhỏ hơn một (<1) cho thấy DN có thể sẽ gặp phải rủi ro lớn khi xảy ra biến cố trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, hệ số này trong ba năm qua nhỏ hơn rất nhiều khi so với hệ số khả năng thanh toán hiện hành của DN. Điều đó có nghĩa là TSNH của DN phụ thuộc quá nhiều vào HTK. Do đó DABACO sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy DN cần phải thận trọng đánh giá lại nguyên nhân vì sao lại có quá nhiều HTK dẫn đến rủi ro tài chính hiện tại của Công ty.

3.2.3.3. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

Bảng 3.14: Phân tích khả năng thanh toán dài hạn của DABACO

Đơn vị tính: Lần; Phần trăm (%) Chỉ tiêu Cuối năm 2018 Cuối năm 2019 Cuối năm 2020

Chênh lệch giữa cuối Năm 2019 so với cuối

Năm 2018

Chênh lệch giữa cuối Năm 2020 so với cuối Năm 2019

Mức

(lần) Tỷ lệ (%) Mức (lần) Tỷ lệ (%)

A (1) (2) (3) (4)=(2-1) (5)=(4/1*100) (6)= (3-2) (7)=(6/2*100)

1. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 3,00 2,99 3,32 -0,01 -0,35 0,34 11,28 2. Hệ số giữa TSDH so với nguồn tài trợ thường xuyên 1,07 1,09 0,93 0,02 2,00 -0,16 -14,71

Nguồn: Tác giả tính toán từ các BCTC đã được kiểm toán của DABACO

Thông qua Bảng 3.14, cho thấy khả năng thanh toán nợ dài hạn của DABACO ở mức tương đối cao, trong ba năm nghiên cứu, trị số này đều dao động từ xấp xỉ ba lần trở lên cho thấy Công ty dư thừa khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

bằng TSDH. Hay nói cách khác, ngoài nợ dài hạn, TSDH của Công ty còn được tài trợ từ các nguồn khác như: nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu. Tiếp tục xem xét đến hệ số giữa TSDH so với nguồn tài trợ thường xuyên, ta thấy, trong hai năm 2018, 2019 hệ số này đều lớn hơn một (>1) với trị số lần lượt là 1,07 lần và 1,09 lần, chứng tỏ, trong hai năm đó, DN đã dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH. Nhưng đến năm 2020, DN đã giảm hệ số này xuống bằng 0,93 lần. Đây là một nỗ lực của DN để giảm thiểu rủi ro thanh khoản khi giảm việc đầu tư vào TSDH từ nguồn tài trợ ngắn hạn.

3.2.3.4. So sánh khả năng thanh toán của DABACO với các DN cùng ngành

Bảng 3.15: So sánh khả năng thanh toán giữa DABACO và các doanh nghiệp cùng ngành

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu

Cuối năm 2018 Cuối năm 2019 Cuối năm 2020

DA BA CO MM L VLC DA BA CO MM L VLC DA BA CO MML VLC I. Khả năng thanh toán ngắn hạn 1. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0,93 1,48 4,28 0,91 1,24 4,72 1,09 0,84 6,38 2. Hệ số khả năng

thanh toán nhanh 0,26 0,90 3,09 0,26 0,80 3,70 0,31 0,54 5,57

II. Khả năng thanh toán dài hạn

1. Hệ số khả năng

thanh toán nợ dài hạn 3,00 2,87 26 2,99 2,81 37,73 3,32 5,06 3,92

2. Hệ số giữa TSDH so với nguồn tài trợ thường xuyên

1,07 0,89 0,23 1,09 0,93 0,20 0,93 1,01 0,15

Nguồn: Tác giả tính toán từ những BCTC đã được kiểm toán của các DN

- Khả năng thanh toán ngắn hạn:

hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thì MML lại có sự thay đổi theo chiều hướng giảm. Hệ số này qua ba năm của MML lần lượt là: 1,48 lần, 1,24 lần và 0,84 lần, chứng tỏ năm 2020, khả năng thanh toán của MML là không tốt, tài sản ngắn hạn của DN không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả.

Biến động tương tự đối với hệ số khả năng thanh toán nhanh của MML, Với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị HTK) MML không đủ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, khi so sánh với DABACO thì hệ số này của MML đang lớn hơn trong cả ba năm nghiên cứu. Năm 2018, hệ số của DABACO là 0,26 lần, trong khi MML là 0,90 lần; Năm 2020, hệ số của DABACO là 0,31 lần, hệ số của MML là 0,54 lần.

Riêng đối với VLC, cả hai hệ số trong ba năm qua đều thể hiện Công ty có khả năng thanh toán rất tốt đối với các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, khi hai hệ số này quá cao trong thời gian nghiên cứu lại cho thấy rủi ro tiềm ẩn của cơ cấu tài chính không cân đối, không sử dụng hết khả năng hiện tại của DN, cụ thể: hệ số thanh toán hiện hành của VLC dao động từ 4,28 lần đến 6,38 lần; Hệ số thanh toán nhanh từ 3,09 đến 5,57 lần, đều lớn hơn một (>1) rất nhiều.

- Khả năng thanh toán dài hạn:

Trong ba năm nghiên cứu, cả ba DN có hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn lớn hơn một rất nhiều. DABACO và MML tiếp tục có những điểm tương đồng về hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn. Trong hai năm 2018, 2019 hệ số này của hai công ty gần bằng nhau (khoảng 3 lần). Đến năm 2020, hệ số này của MML là 5,06 lần và DABACO là 3,32 lần, cho thấy hai công ty đều có xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng nguồn tài trợ thường xuyên để đầu tư cho TSDH.

Hơn nữa, trong khi DABACO có xu hướng giảm tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho TSDH thì MML lại có xu hướng tăng. Hệ số của DABACO qua các năm lần lượt là: 1,07 lần (năm 2018); 1,09 lần (năm 2019) và 0,93 lần (năm 2020). Hệ số của MML tăng dần qua các năm lần lượt là 0,89 lần (năm 2018), 0,93 lần (năm 2019) và 1,01 lần (năm 2020).

Trong ba DN thì VLC là DN có sự khác biệt rõ ràng nhất. VLC có hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn lần lượt trong các năm 2018, 2019 là 26 lần, 37,73 lần, đến năm 2020, hệ số này của VLC có thay đổi giảm đột biến so với năm 2019 còn 3,92 lần. Trong khi đó, VLC lại có hệ số giữa TSDH so với nguồn tài trợ thường xuyên lại nhỏ hơn một (<1) rất nhiều. Chứng tỏ rằng, VLC có nguồn vốn CSH rất dồi dào, đủ để đầu tư TSDH với quy mô lớn gấp nhiều lần so với giá trị TSDH mà VLC đang có.

3.2.4. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh theoquan điểm nguồn tài trợ quan điểm nguồn tài trợ

Tác giả xác định các các chỉ tiêu phân tích theo Bảng 3.16 như sau:

Bảng 3.16: Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của DABACO theo quan điểm nguồn tài trợ

Đơn vị: Triệu đồng; Lần Chỉ tiêu Cuối năm 2018 Cuối năm 2019 Cuối năm 2020 Chênh lệch giữa cuối Năm 2019 so với cuối Năm 2018

Chênh lệch giữa cuối Năm 2020 so với cuối Năm

2019 (+/-) % (+/-) % 1. Vốn hoạt động thuần (triệu đồng) -304.193 -441.815 398.504 -137.622 - 45,24 840.319 190,20 2. Hệ số tài trợ ổn định (lần) 0,51 0,50 0,58 -0,01 -2,82 0,08 16,34 3. Hệ số tài trợ tạm thời (lần) 0,49 0,50 0,42 0,01 2,95 -0,08 -16,18 4. Hệ số vốn CSH so với nguồn tài trợ ổn định (lần) 0,64 0,63 0,72 -0,01 -1,31 0,09 13,48

Nguồn: Tác giả tính toán từ các BCTC đã được kiểm toán của DABACO

Thông qua Bảng 3.16 ta thấy:

- Vốn hoạt động thuần của DABACO trong hai năm 2018 và 2019 có giá trị âm lần lượt là -303.193 triệu đồng và -441.815 triệu đồng. Chứng tỏ, nguồn tài trợ

ổn định không đủ để tài trợ cho TSDH nên Công ty đã sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư một phần cho TSDH. Đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp hình mất cân bằng cán cân thanh toán, DN phải đối mặt với rủi ro thanh toán những khoản nợ ngắn hạn. Nhưng đến năm 2020, DABACO đã có những điều chỉnh phù hợp để chỉ tiêu này có mức tăng trưởng dương, đạt 398.504 triệu đồng, tăng 840.319 triệu đồng so với năm 2019, tương đương với mức tăng 190,20%. Công ty đã thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán.

- Hệ số tài trợ tạm thời và nguồn vốn tài trợ trong ba năm nghiên cứu có giá trị khá ổn định. Hệ số tài trợ ổn định tăng từ 0,51 lần (năm 2018) đến 0,58 lần (năm 2020) và Hệ số tài trợ tạm thời thay đổi từ 0,49 lần (năm 2018) còn 0,42 lần (năm 2020). Cơ cấu giữa nguồn vốn tài trợ ổn định và nguồn vốn tài trợ tạm thời trong tổng nguồn vốn tương đối cân bằng qua các năm.

- Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ ổn định trong ba năm đều có trị số dương, và biến động tăng từ 0,64 lần (năm 2018), 0,63 lần (năm 2019) lên 0,74 lần (năm 2020).

Để đánh giá được khả năng đảm bảo nguồn vốn theo quan điểm nguồn tài trợ của DABACO có hiệu quả hay không so với các DN cùng ngành, ta có Bảng 3.17 sau:

Bảng 3.17: So sánh tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh theo quan điểm nguồn tài trợ của DABACO và các DN cùng ngành

Đơn vị: Triệu đồng; Lần

Chỉ tiêu

Cuối năm 2018 Cuối năm 2019 Cuối năm 2020

DABACO MML VLC DABACO MML VLC DABACO MML VLC

1. Vốn hoạt động thuần (triệu đồng) -304.193 1.142.680 994.197 -441.815 834.530 1.069.062 398.504 -1.158.232 1.359.504 2. Hệ số tài trợ ổn định (lần) 0,51 0,81 0,81 0,50 0,76 0,82 0,58 0,59 0,86 3. Hệ số tài trợ tạm thời (lần) 0,49 0,19 0,19 0,50 0,24 0,18 0,42 0,41 0,14 4. Hệ số vốn CSH so với nguồn tài trợ ổn định (lần)

0,64 0,69 0,99 0,63 0,67 0,99 0,72 0,80 0,96

Từ Bảng 3.17 cho thấy:

Vốn hoạt động thuần: Khi DABACO và VLC có xu hướng tốt lên ở chỉ số này thì MML lại có xu hướng ngược lại, năm 2018 ghi nhận giá trị của vốn hoạt động thuần là 1.142.680 triệu đồng, năm 2019 đạt 834.530 triệu đồng và năm 2020, chỉ tiêu này là -1.158.232 triệu đồng.

Hệ số tài trợ ổn định và hệ số tài trợ tạm thời của MML và VLC có kết cấu gần giống nhau trong ba năm nghiên cứu. Trong tổng nguồn vốn của MML và VLC thì nguồn tài trợ ổn định chiếm tỷ lệ cao hơn so với nguồn tài trợ tạm thời.

Hệ số tài trợ ổn định của MML và VLC cao hơn so với DABACO trong ba năm qua. Điều này cho thấy, MML và VLC có tính ổn định về tài chính tốt hơn so với DABACO.

Ở hướng ngược lại, hệ số tài trợ tạm thời của DABACO, MML và VLC xếp theo thứ tự giảm dần trong thời gian từ năm 2018-2020. Điều đó càng khẳng định DABACO chịu áp lực khi ra các quyết định tài chính nhiều hơn là MML và VLC.

VLC là DN có hệ số vốn CSH so với nguồn tài trợ ổn định cao nhất, đạt 0,99 lần (năm 2018 và năm 2020), 0,96 lần (năm 2020). Hai công ty DABACO và VLC có hệ số này ở mức tương đồng và có xu hướng biến động khá giống nhau, năm 2019 giảm so với năm 2018 và năm 2020 tăng so với năm 2019.

Nhìn chung, VLC là công ty có khả năng độc lập về tài chính tốt nhất so với hai công ty MML và DABACO. DABACO có xu hướng cải thiện tính ổn định về tài chính của mình thì MML lại có chiều hướng ngược lại.

3.2.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi

3.2.5.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

Trong giai đoạn từ 2018-2020, do nền kinh tế toàn cầu xảy ra nhiều biến cố nên nền kinh tế Việt Nam cũng gặp phải nhiều thay đổi to lớn, đặc biệt trong năm 2020. Tuy nhiên, về mặt quản lý vĩ mô, kinh tế Việt Nam được đánh giá là tương đối ổn định. Trong năm 2020, Chính phủ đặt ra mục tiêu kép vừa đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế. Đến cuối năm kết quả đạt được tương đối thành công với mức tăng trưởng GDP năm 2020 là 2,91%. Đồng thời, Việt Nam cũng là một trong số ít nước có mức tăng trưởng dương trong năm 2020.

Kinh tế vĩ mô được điều hành tốt, do đó nền kinh tế được vận hành ổn định nhất là lĩnh vực kinh doanh, sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu và sản xuất nông nghiệp. Đại diện các DN hoạt động trong lĩnh vực này là DABACO. theo đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh của DABACO được thể hiện qua các năm như sau:

Bảng 3.18: Phân tích hiệu quả kinh doanh của DABACO

Đơn vị tính: Triệu đồng; Phần trăm (%)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Chênh lệch giữa Năm 2019 so với Năm 2018

Chênh lệch giữa Năm 2020 so với Năm 2019 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) A (1) (2) (3) (4)=(2-1) (5)=(4/1*100 ) (6)=(3-2) (7)=(6/2*100 )

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

6.795.512 7.299.931 10.189.067 504.419 7,42 2.889.136 39,58

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 121.207 113.174 167.484 -8.033 -6,63 54.309 47,99

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6.674.305 7.186.757 10.021.584 512.452 7,68 2.834.826 39,45

4. Giá vốn hàng bán 5.595.581 6.020.208 7.463.898 424.627 7,59 1.443.690 23,98

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.078.724 1.166.549 2.557.686 87.825 8,14 1.391.137 119,25

6. Doanh thu hoạt động tài chính 40.782 27.480 29.935 -13.302 -32,62 2.455 8,93

7. Chi phí tài chính 192.636 294.873 319.611 102.237 53,07 24.738 8,39

- Trong đó: Chi phí lãi vay -188.947 -281.785 309.819 -92.838 49,13 591.604 -209,95

8. Phần lãi lỗ hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết

0 1.250 929 1.250 - -320 -25,64

9. Chi phí bán hàng 258.385 267.546 380.425 9.162 3,55 112.879 42,19

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Chênh lệch giữa Năm 2019 so với Năm 2018

Chênh lệch giữa Năm 2020 so với Năm 2019 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) A (1) (2) (3) (4)=(2-1) (5)=(4/1*100 ) (6)=(3-2) (7)=(6/2*100 )

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

387.157 338.937 1.549.364 -48.220 -12,45 1.210.426 357,12

12. Thu nhập khác 14.618 6.691 5.749 -7.927 -54,23 -941 -14,07

13. Chi phí khác 8.416 577 1.140 -7.839 -93,15 563 97,67

14. Lợi nhuận khác 6.202 6.114 4.610 -88 -1,41 -1.505 -24,61

15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 393.359 345.051 1.553.973 -48.307 -12,28 1.208.922 350,36

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w