Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam (Trang 38 - 41)

2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

2.3.6. Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh thu

- Hệ số sinh lợi của tài sản - ROA cho biết với một đồng tài sản thì DN tạo ra bao nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng tài sản càng hiệu quả. Phân tích ROA dựa trên vận dụng mô hình Dupont để phân tích từ đó đưa ra các cặp tỉ lệ phục vụ công tác phân tích. Công thức tính ROA như sau:

ROA = ROS x Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (2.34)

- Phân tích tỉ suất sinh lợi trên mỗi cổ phiếu (Earnings per common share - EPS): chỉ số cho biết lợi nhuận cơ bản đối với một cổ phiếu phát hành đang lưu hành trên thị trường. Chỉ số này càng cao càng hấp dẫn nhà đầu tư. Công thức tính EPS như sau:

Hệ số sinh lợi trên mỗi cổ phiếu thường =

LNST - Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi

(2.35) Tổng cổ phiếu thường

2.3.6. Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, DN sẽ thường phải đối mặt với nhiều rủi ro có thể xảy ra, do đó, nếu không lường trước được các rủi ro có thể xảy ra sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của DN như:

- Rủi ro thị trường là rủi ro DN gặp phải trong trường hợp xu hướng tiêu

Hệ số sinh lợi của tài

sản = LNST (2.32) Tổng tài sản ROA = LNST x Doanh thu (2.33 ) Doanh thu Tổng tài sản bình quân

dùng trong lĩnh vực kinh doanh doanh của DN có thay đổi hoặc chính sách có sử thay đổi theo chiều hướng không tốt.

- Rủi ro thanh khoản là rủi ro DN có thể gặp phải trong việc thanh toán các khoản nợ của nhà cung cấp, ngân hàng… Trong một số trường hợp DN có thể gặp phải tình trạng doanh thu lớn nhưng dòng tiền không tương ứng dẫn đến việc quay vòng vốn cho chu kỳ kinh doanh sau gặp khó khăn, trong trường hợp này DN không có đủ tiền mặt hoặc dòng tiền quay vòng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

- Rủi ro lãi suất (rủi ro tín dụng) là rủi ro xảy ra khi DN thực hiện nhiều khoản vay từ các đơn vị, tổ chức trong hợp đồng cho phép điều chỉnh lãi suất. DN sẽ gặp phải rủi ro này trong trường hợp lãi suất trên thị trường có sự biến động.

- Rủi ro về biến động tỉ giá là biến động doanh nghiệp có thể gặp phải khi có hoạt động ngoại thương với nước ngoài.

- Rủi ro trọng nội tại hoạt động sản xuất doanh nghiệp, các rủi ro này sẽ phát sinh trong quá trình hoạt động, thông thường các nội dung thường gặp phải như: Rủi ro dịch bệnh đàn vật nuôi, rủi ro nhân sự, rủi ro cạnh tranh…

Kết luận Chương 2

Như vậy, tại Chương 2, tác giả đã đưa ra các cơ sở lý luận về phân tích BCTC gồm khái quát chung về phân tích BTCT của DN, làm rõ các thông tin sử dụng trong phân tích BCTC của DN và vai trò của các thông tin cung cấp phục vụ công tác điều hành DN.

Trong thực tế, có rất nhiều phương pháp dùng để phân tích BCTC, có các phương pháp chung và các phương pháp đặc thù phục vụ công tác phân tích tài chính tại mỗi DN. Trong luận văn của mình, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ và phương pháp kỹ thuật Dupont. Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến tại hầu hết tại các báo cáo phân tích tài chính.

Tùy vào từng chỉ tiêu phân tích khác nhau, tác giả sử dụng những phương pháp, kỹ thuật phân tích khác nhau để phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng nội dung cần đánh giá. Các nội dung phân tích này sẽ làm tiền đề để tác giả thực hiện

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w