Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của DABACO

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam (Trang 85)

Đơn vị: Đồng/cổ phiếu Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Chênh lệch giữa Năm 2019 so với Năm 2018

Chênh lệch giữa Năm 2020 so với Năm 2019 Mức (đồng/cổ phiếu) Tỷ lệ (%) Mức (đồng/c ổ phiếu) Tỷ lệ (%) A (1) (2) (3) (4)= (2-1) (5)=(4/1*1 00) (6)=(3- 2) (7)=(6/2*10 0) EPS 4.350 3.349 13.366 -1.001 -23,01 10.017 299,10

Nguồn: Tác giả tính toán từ các BCTC đã được kiểm toán của DABACO

Trên cơ sở số liệu tại Bảng 3.21 cho thấy, việc có chiến lược phát triển tốt và tận dụng tốt nguồn lực của doanh nghiệp mà lợi nhuận ghi nhận năm 2020 được nâng cao hơn khá nhiều so với năm 2018 và 2019. Dẫn đến EPS của doanh nghiệp khá tốt, theo đó, năm 2018 EPS của DABACO là 4.350 đồng/cổ phiếu, năm 2019 là 3.349 đồng/cổ phiếu, giảm 1.001 đồng/cổ phiếu tương ứng với tỉ lệ giảm 23,01%. Đến năm 2020, EPS là 13.366 đồng/cổ phiếu, tăng so với năm 2019 là 10.017 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng với tỉ lệ là 299,01%. Điều này làm cho nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến DABACO trong hiện tại và giúp nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu kỳ vọng, gắn bó hơn trong tương lai.

Để có cái nhìn trực quan hơn về EPS của DABACO, tác giả thực hiện so sánh với EPS của hai công ty cùng ngành để thấy được tại sao DABACO lại thu hút nhà đầu tư hơn. Ta có Hình 3.9 sau:

Hình 3.9: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của DABACO và các DN cùng ngành

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 4,350 3,349 13,366 1,0741,903 3561,444 810 2,696 DABACO MML VLC Đơn vị: Đồng/cổ phiếu

Nguồn: Tác giả tính toán từ những BCTC đã được kiểm toán của các DN

Từ Hình 3.9, cho thấy, DABACO là DN có mức độ tăng trưởng và ổn định tốt hơn nhiều so với MML và VLC. Theo đó, năm 2018, EPS của DABACO, MML và VLC lần lượt là 4.350 đồng/cổ phiếu, 1.074 đồng/cổ phiếu, 1.903 đồng/cổ phiếu; Năm 2019, lần lượt là 3.439 đồng/cổ phiếu, 356 đồng/cổ phiếu, 1.444 đồng/cổ phiếu; Năm 2020 là 13.366 đồng/cổ phiếu, 810 đồng/cổ phiếu và 2.696 đồng/cổ phiếu.

Hệ số EPS mang nghĩa là tỷ suất thu nhập trên cổ phần. Chỉ số EPS trong chứng khoán nói lên phần lợi nhuận thu được trên một cổ phiếu của từng cổ đông trong doanh nghiệp. Thông thường, các công ty nào có chỉ số EPS trong chứng khoán cao hơn so với các công ty cùng ngành khác thì sẽ thu hút được nguồn đầu tư cao hơn.

Ngoài ra chỉ số EPS còn được dùng để tính chỉ số P/E để nhà đầu tư xác định giá trên thị trường được trả giá như thế nào để làm quyết định đầu tư.Vì khi tính P/E thì EPS được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây chính là một phận quan trọng để tạo nên tỷ lệ P/E (hệ số giá trên thu nhập), E trong hệ số P/E được coi là EPS và P là giá thị trường của cổ phiếu (Market Price ). Chỉ số EPS và P/E là một trong những chỉ số quan trọng trong việc phân tích và đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư.

3.2.6. Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thông qua đánh giá về các rủi ro thường gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì ngành chăn nuôi thường gặp phải các rủi ro sau:

3.2.6.1. Rủi ro về thị trường

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thị trường chăn nuôi đang hết sức bấp bênh, thiếu bình ổn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh như: dịch tả lợn Châu Phi, cúm H5N1, dịch bệnh covid-19 trên người ngày càng khó kiểm soát. Chính vì vậy mà ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Do đó để hạn chế rủi ro này DABACO cần phải tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực của mình như: trứng, thịt gà, thịt lợn… Ngoài ra, cần tích cực cải thiện chất lượng sản phẩm để đưa đến người tiêu dùng sản phẩm có chất lượng tốt nhất và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng từ đó nâng cao uy tín của DABACO với người tiêu dùng và các đối tác.

3.2.6.2. Rủi ro dịch bệnh đàn vật nuôi

Ngành chăn nuôi chịu ảnh hưởng nhiều từ điều kiện thời tiết. Những năm gần đây điều kiện thời tiết biến đổi bất thường và dịch bệnh xảy ra thường xuyên hơn là một trong các rủi ro không thể tránh khỏi mà các công ty trong ngành chăn nuôi thường gặp phải và DABACO cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, để hạn chế rủi ro này DABACO cần chú trọng công tác vệ sinh và bảo đảm kiểm soát chặt chẽ quy trình chăn nuôi, an toàn sinh học theo các tiêu chuẩn chất lượng được khuyến cáo nhằm chủ động kiểm soát chặt chẽ và khống chế các dịch bệnh nguy hiểm đến đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời, đảm bảo sản phẩm cung cấp ra thị trường luôn sạch sẽ và an toàn.

3.2.6.3. Rủi ro nhân sự

Trong thời đại khoa học công nghệ ngày càng phát triển đòi hỏi trình độ kỹ thuật của nhân sự ngày càng cao. Trong khi đó, theo xu hướng hiện nay, tỷ lệ nhảy việc của nguồn nhân lực trẻ ngày càng cao làm tăng chi phí đào tạo của DN. Mới đây Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement

nghề cao. Ngoài ra, Công ty đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại đòi hỏi người lao động có trình độ tay nghề cao. Vì vậy, Công ty cần có cơ chế thu hút và giữ chân những lao động này đặc biệt là đội ngũ quản lý, kỹ thuật. Bên cạnh đó. Công ty cũng cần chú trọng việc đào tạo và nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng các giải pháp quản lý trên nền tảng số. 3.2.6.4. Rủi ro cạnh tranh

Rủi ro trong việc canh tranh và việc dễ dàng mất lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay là rõ ràng và luôn có thể xảy ra bất cứ thời gian nào. Do đó, DN cần có thay đổi và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế và ứng phó với bất kỳ thay đổi nào nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của DN.

3.2.6.5. Rủi ro về biến động tỉ giá

Biến động tỉ giá là một trong những rủi ro thường gặp trong giai đoạn hiện nay. Mỗi DN, mỗi quốc gia đều tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu do đó việc quy đổi giữa các đồng tiền là thường xuyên tại mỗi giao dịch. Đối với DABACO thì hầu hết các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đều được nhập từ nước ngoài và được thanh toán bằng USD. Do đó, để giảm thiểu rủi ro này Công ty cần lập nhu cầu ngoại tệ và dự báo nhu cầu ngoại tệ nhằm chuẩn bị tốt cho việc dự trữ, phân tích các biến động tỉ giá để cấn đối nhu cầu và diều chỉnh kế hoạc tương ứng.

Kết luận Chương 3

Tại Chương 3, tác giả đã khái quát về quá trình hình thành, phát triển của DABACO và tập trung phân tích BCTC của DABACO trong giai đoạn từ năm 2018-2020.

Qua phân tích có thể thấy DABACO làm một tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi, với quy mô vốn lớn, tình hình hoạt động kinh doanh của DABACO tương đối phát triển. Tuy nhiên, DABACO vẫn phải đối mặt với một số rủi ro tiềm ẩn liên quan đến cơ cấu tài chính, thanh khoản hoặc rủi ro về dịch bệnh…Đây là những dữ liệu quan trọng để tác giả tổng hợp, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế tại Chương 4. Từ đó, làm căn cứ xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DABACO trong thời gian tới.

CHƯƠNG 4

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM

4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.1.1. Kết quả đạt được

Thông qua tổng hợp và phân tích số liệu BCTC của DABACO các năm 2018, 2019 và năm 2020 cho thấy phần nào tình hình tài chính qua các năm và hiệu quả sản xuất cũng như tốc độ tăng trưởng của Công ty.

Thứ nhất, về quy mô tài sản

Thông qua việc phân tích cho thấy quy mô tài sản của Công ty đều ghi nhận tăng qua các năm nghiên cứu. Điều đó cho thấy quy mô của Công ty luôn được mở rộng cả về chiều dọc và chiều ngang. Đặc biệt, năm 2020, là năm có nhiều biến cố xảy ra ở nhiều ngành nghề và có nhiều biến cố có liên quan trực tiếp đến ngành sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi như: Dịch Covid-19 trên người, dịch tả lợn Châu Phi, bệnh cúm trên gia súc, gia cầm. … nhưng Công ty vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh giúp tăng trưởng quy mô về tài sản. Mặc dù mức tăng không cao nhưng đó là thành tích đáng ghi nhận khi Công ty đạt được mục tiêu kép là vừa an toàn phòng dịch, không bị gián đoạn trong sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn gia tăng quy mô về tài sản của Công ty.

Thứ hai, về cơ cấu tài sản

Theo số liệu ghi nhận thì TSDH luôn lớn hơn 50% tại các năm phân tích. đây là tỉ lệ tương đối tốt đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhất là ngành nông nghiệp, chăn nuôi. Tài sản được đầu tư chủ yếu vào tài sản cố định dùng để sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao năng lực của Công ty.

Thứ ba, về khả năng thanh toán

Thông qua số liệu phân tích thì DABACO đã làm khá tốt trong việc đảm bảo thanh toán của DN trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hệ số thanh toán

hiện hành của DN được cải thiện qua các năm, cụ thể năm 2018, 2019 hệ số thanh toán nhanh của DN có giá trị nhỏ hơn một (<1) thì sang năm 2020, hệ số này có giá trị lớn hơn một (>1), chứng tỏ DABACO đang cải thiện đáng kể nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của DN và đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Qua phân tích đánh giá có thể thấy DABACO có mức tăng trưởng tại tất cả các năm phân tích. Đặc biệt, năm 2020 là năm ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến. Công ty đã làm tốt công tác hoạch định từ sớm, chuẩn bị sẵn nguồn lực đầu tư vào các dây chuyển sản xuất, các mô hình sản xuất mới, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh giúp nâng cao năng suất lao động nhằm nâng cao năng lực của Công ty.

4.1.2. Những mặt còn tồn tại

Ngoài những mặt đạt được nêu trên, DABACO vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian tới, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Qua số liệu phân tích mặc dù hệ số thanh toán hiện hành của DABACO là lớn hơn một (>1) là chỉ số tương đối tốt thì ngược lại hệ số thanh toán nhanh của DN khá bất ổn. Chỉ số này tương đối thấp và nhỏ hơn 1 (<1) rất nhiều. Do đó gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng sẵn sàng về tài chính của DN. Tuy chỉ số này có xu hướng cải thiện nhưng tình hình cải thiện không nhiều.

Thứ hai, về quản lý hàng tồn kho

Một trong những tiêu chí ảnh hưởng đến tình hình thanh toán của DN là HTK. Như đã biết hệ số thanh toán hiện hành của DN tương đối tốt nhưng hệ số thanh toán nhanh của DN không khả quan đến từ lượng HTK của DABACO là rất lớn (Chiếm hơn 70% giá trị TSNH và trên 30% trong tổng tài sản). Lượng HTK lớn ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Công ty do HTK là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trong TSNH.

Ngoài ra, trong cơ cấu HTK thì chi phí sản kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn từ 60-70%, trong khi các HTK là hàng hóa, thành phẩm chiếm tỷ lệ rất ít, điều này càng làm tăng rủi ro thanh khoản của DN.

Hơn nữa, lượng HTK lớn làm tăng các chi phí có liên quan như: chi phí bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển…Hơn nữa, việc tồn đọng lớn HTK có khả năng gây rủi ro về cơ cầu tài sản khi giá trị của HTK bị mất giá. Do đó, DABACO cần làm tốt hơn nữa việc điều phối và hạn chế HTK giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chủ động trong việc sẵn sàng tài chính trong trường hợp rủi ro có thể xảy ra.

Thứ ba, về cơ cấu nguồn vốn và mức độ tự chủ về tài chính của DN

Như đã phân tích về cơ cấu nguồn vốn của DABACO thì chỉ tiêu “Nợ phải trả” của Công ty luôn ở mức cao bình quân trên 60%. Nguồn vốn này hầu hết đến từ vốn vay các công ty tài chính và ngân hàng do đó gây ảnh hưởng xấu và tăng rủi ro tài chính của DN. Do đó, trong tương lai tỉ lệ này cần phải giảm xuống và tăng vốn CSH của DN sao cho nguồn vốn đến từ các tổ chức trung gian tài chính giảm xuống dưới 40% nhằm nâng cao tự chủ về tài chính và nâng cao năng lực quản trị tài chính phòng ngừa rủi ro của DN

4.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Thứ nhất, về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Như đã phân tích hệ số thanh toán nhanh của DN tương đối thấp, nguyên nhân duy nhất dẫn đến tình trạng trên là do số lượng HTK ghi nhận là rất lớn. Do đó, trong thời gian tới DN cần làm tốt hơn nữa trong công tác quản lý HTK để giải quyết tình trạng trên.

Thứ hai, về quản lý hàng tồn kho, nguyên nhân dẫn đến lượng HTK lớn do một vài nguyên nhân sau:

- Do các yếu tố khách quan bên ngoài như sức mua của thị trường chưa tốt. Điều này là hệ lụy từ biến cố liên quan đến kinh tế vĩ mô như khủng hoảng tài chính hoặc đến từ thiên tai, dịch bệnh… làm cho thu nhập của người dân bị giảm sút gây ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu trên thị trường.

- Do các yếu tố đến tâm lý người dùng. Điều này xuất phát từ thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân. Do sản phẩm nhập khẩu từ một số nước tương tự với sản phẩm của DABACO, trong khi tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ giảm, dẫn đến tình trạng số lượng HTK tăng.

- Do nội tại hoạt động quản lý, điều hành của Công ty. Lượng HTK khá lớn còn xuất phát đến năng lực của Công ty trong việc điều tra thị trường, chủ động trong việc hoạch định sản xuất, dự báo và điều tiết lưu thông và bán hàng trên thị trường. Các khâu này chưa phát huy được hết vai trò dẫn đến tình trạng hàng sản xuất không sát với nhu cầu thị trường, độ phủ về sản phẩm của thị trường chưa tốt.

4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính. hiệu quả kinhdoanh của Công ty cổ phần tập đoàn Dabaco Việt Nam doanh của Công ty cổ phần tập đoàn Dabaco Việt Nam

4.2.1. Nâng cao tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Qua phân tích tại Chương 3 cho thấy, Công ty đã có chiến lược cải thiện khả năng thanh toán của Công ty bằng cách nâng cao hệ số thanh toán của Công ty vừa đáp ứng tốt hoạt động sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo xử lý biến cố bất ngờ có thể xảy ra. Do đó, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2020 đã ghi nhận là 1,09 lần (>1) theo đúng chuẩn khuyến cáo.

Tuy nhiên, hệ số thanh toán nhanh của Công ty hiện đang ở mức rất thấp (ghi nhận tại năm 2020 là 0,31 lần). Do đó, trong thời gian tới, DABACO cần có chiến

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam (Trang 85)