Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam (Trang 31 - 35)

2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

2.3.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Thông qua phân tích công nợ, nhà quản lý có thể đánh giá được chất lượng tài chính, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong

thanh toán và an ninh tài chính của DN. Trong trường hợp, DN có hoạt động tài chính tốt và lành mạnh, sẽ không phát sinh tình trạng dây dưa nợ nần, khả năng thanh toán dồi dào. Ngược lại, khi một DN phát sinh tình trạng nợ kéo dài thì chắc chắn, chất lượng hoạt động tài chính của DN không cao (trong đó có quản lý nợ), thực trạng tài chính không mấy sáng của, khả năng thanh toán thấp. Vì thế, có thể nói, qua phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của DN, các nhà quản lý có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính. Đó cũng chính là mục đích của phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.

2.3.3.1. Phân tích tình hình công nợ

Công nợ của một DN bao gồm các khoản phải thu và phải trả, việc tăng hay giảm các khoản công nợ ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của DN. Nếu DN có tỷ lệ nợ cao thì mọi hoạt động của DN phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN. Phân tích tình hình công nợ của DN cho phép đánh giá tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu/phải trả, từ đó có kế hoạch để điều chỉnh hợp lý cơ cấu nguồn vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của DN.

Có hai nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của DN bao gồm: - Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh “nợ phải thu” và “nợ phải trả” trên bảng cân đối kế toán.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu công nợ và trình độ quản lý nợ, gồm có: Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả, Hệ số các khoản phải thu, Hệ số các khoản phải trả.

Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả: Chỉ số này phản

ánh các khoản DN bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng và được tính theo công thức sau:

Tỉ lệ giữa nợ phải thu so với nợ

phải trả (%) =

Tổng số nợ phải thu

*100 (2.17) Tổng số nợ phải trả

Nguồn: Nguyễn Văn Công, (2017, tr. 302)

Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của DN bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà DN đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn

100% chứng tỏ số vốn DN bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng.

Hệ số các khoản phải thu: Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của DN. Trong tổng tài sản của DN có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng.

Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thuTổng tài sản (2.18) Hệ số các khoản phải trả: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của DN và cho biết trong tổng tài sản của DN có bao nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.

Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trảTổng tài sản (2.19)

2.3.3.2. Khả năng thanh toán ngắn hạn

Tác giả đã giới thiệu chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát tại phần đánh giá khái quát tình hình tài chính, để có cái nhìn tổng quát và toàn diện về khả năng thanh toán của DN, tác giả tiếp tục phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn qua các mặt sau:

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán các nghĩa vụ thanh toán trong thời gian tương đối ngắn của DN, thể hiện mối quan hệ so sánh giữa TSNH với các khản nợ ngắn hạn của DN. Công thức tính hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN thể hiện bằng công thức sau:

Hệ số khả năng thanh

toán nợ ngắn hạn =

TSNH

(2.20) Nợ ngắn hạn

Nguồn: Nguyễn Văn Công, (2017, tr. 325)

Các tài sản lưu động, ngắn hạn và có khả năng thanh toán nhanh bao gồm: tiền, các khoản tương đương tiền, các chứng khoán ngắn hạn, các tài sản khác dễ dàng chuyển đổi thành tiền…

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mỗi đồng nợ ngắn hạn của DN được đảm bảo thanh toán bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn của DN. Hệ số ngày càng cao thì khả năng trả nợ ngắn hạn của DN càng lớn, thông thường chỉ số này lớn hơn một (>1) là tích cực, mà thông qua đó cho thấy DN có khả năng thanh

toán tức thì các khoản nợ đến hạn. Nếu hệ số này nhỏ hơn một (<1) thì DN đó khó có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn trong thời gian ngắn và DN có thể có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ trong thời gian ngắn nếu việc cơ cấu luồng tiền và dòng tiền không tốt.

Thông qua hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nhà phân tích có thể hình dung ra chu kỳ hoạt động của DN và hiệu qua hoạt động của DN ra sao, cơ cấu tài sản của DN có dễ dàng chuyển đổi thanh tiền được hay không.

Khả năng thanh toán nhanh:Chỉ số này thể hiện thanh toán nhanh của DN ra sao thông qua các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt cao sau khi loại bỏ các tài sản có tính chuyển đổi thấp. Chỉ số này được tính bằng công thức:

Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

TSNH – HTK

(2.21) Nợ ngắn hạn

Nguồn: Nguyễn Văn Công, (2017, tr. 326)

Chỉ số ngày thể hiện một đồng nợ ngắn hạn của DN được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng TSNH có tính thanh toản cao. Chỉ số này nhỏ hơn một (<1) DN sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận. Ngoài ra, nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thì điều đó có nghĩa là TSNH của DN phụ thuộc quá nhiều vào HTK.

2.3.3.2. Khả năng thanh toán dài hạn

Nợ dài hạn là tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của DN bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kì sản xuất, kinh doanh thông thường của DN. Như vậy, khả năng thanh toán nợ dài hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ dài hạn bằng giá trị TSDH của DN.

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn =

TSDH

(2.22) Nợ dài hạn

Nguồn: Nguyễn Văn Công, (2017, tr. 330)

Hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng một (≤ 1) chứng tỏ TSDH của DN được đầu tư toàn bộ từ nguồn nợ dài hạn. Khi hệ số này bằng một (=1) thì DN có khả năng đảm bảo thanh toán toàn bộ các khoản nợ dài hạn bằng TSDH của mình. Nếu hệ số này

lớn hơn một (>1) cho biết ngoài nguồn tài trợ từ nợ dài hạn, DN phải sử dụng cả các nguồn vốn khác (nợ ngắn hạn, vốn CSH) để đầu tư cho TSDH.

Nguồn tài trợ thường xuyên chính là nợ dài hạn và vốn CSH, do đó, để tiếp tục đánh giá DN có sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSDH hay không, tác giả sử dụng công thức sau:

Hệ số giữa TSDH so với

nguồn tài trợ thường xuyên =

TSDH

(2.23) Nguồn tài trợ thường xuyên

Nguồn: Nguyễn Văn Công, (2017, tr. 330)

Khi hệ số này bằng một (=1), nợ dài hạn và vốn CSH của DN đầu tư toàn bộ cho TSDH. Trường hợp, hệ số này lớn hơn một (>1) chứng tỏ DN đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSDH, DN sẽ phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn do mất khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w