Bảng 2.10 : Kết quả đánh giá về đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
8. Kết cấu của khóa luận
2.2. Thực trạng quy trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
2.2.3. Xác định đối tượng đào tạo
Những lao động có năng suất làm việc thấp là đối tượng cần được ưu tiên đào tạo, bên cạnh đó đối tượng đào tạo còn được ưu tiên theo những tiêu chí sau: Những cán bộ quản lý có năng lực, có tiềm năng phát triển lên những vị trí cao hơn, những nhân viên có khả năng tiếp thu tốt, có thành tích công tác tốt trong các khóa đào tạo ngắn hạn, người lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn.
2.2.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
a. Chương trình đào tạo
hành chính nhân sự cùng với bạn lãnh đạo của Công ty xây dựng lên kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo từ đó đưa ra những phương pháp đào tạo phù hợp với doanh nghiệp. Công tác xây dựng chương trình đào tạo chủ yếu là do phòng Hành chính-Nhân sự xây dựng các chương trình đào tạo đơn giản, với những chương trình phức tạp thì Công ty cho cán bộ nhân viên đi học tại các trường Đại học, các trung tâm có trình độ và năng lực cao.
Công ty xây dựng chương trình đào tạo qua các bước sau:
+ Xác định mục tiêu của chương trình đào tạo, số lượng nhân viên được tham gia đào tạo
+ Xác định thời gian và nội dung cần đào tạo + Lựa chọn giáo viên, dự tính kinh phí cho đào tạo
+ Trình lãnh đạo Công ty phê duyệt nếu được chấp nhận thì tiến hành chương trình đào tạo
+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng sau đào tạo, khảo sát ý kiến người học để biết kết quả học tập của học viên
Bảng 2.6: Khóa học dành cho các cán bộ quản lý và nhân viên
Khóa học Đối tượng Thời gian học
Chứng chỉ hành nghề kiểm toán Giám đốc Công ty 2 tuần Chứng chỉ luật kinh tế Giám đốc Công ty 3 tháng Chứng chỉ nghiệp vụ thuế Kế toán trưởng 1 tuần
Tín chỉ kế toán Kế toán trưởng 1 tháng
Nâng cấp thẻ Kiểm toán viên Nhân viên kỹ thuật 2 tháng
Nguồn: Phòng HC-NS Công ty TNHH Kiểm toán Hà thành
- Công ty cử Giám đốc Công ty đi học chứng chỉ hành nghề Kiểm toán tại trường Đại học Kinh tế quốc dân 2 tuần, đi học chứng chỉ Luật kinh tế tại trường Đại học Luật Hà Nội 3 tháng. Hai ngôi trường này luôn đứng đầu về lĩnh vực kinh tế và luật giúp tăng cường kiến thức cho Giám đốc về Kiểm toán, Luật am hiểu sâu rộng để đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình quản lý.
- Kế toán trưởng được cử đi học Nghiệp vụ thuế, tín chỉ kế toán nhằm tăng cường kiến thức mới thành thạo nghiệp vụ về thuế, kế toán trong quá trình kiểm tra
đánh giá chất lượng của nhân viên.
- Sau hai năm Kiểm toán viên ( nhân viên lỹ thuật) sẽ phải thi lại thẻ Kiểm toán để cập nhật kiến thức mới và đo lại năng lực trình độ để quyết định xem có tiếp tục được hành nghề nữa không. Đây là khóa học quan trọng với tất cả kiểm toán viên và diễn ra thường xuyên, bắt buộc.
b. Phương pháp đào tạo
Trong những năm trở lại đây Công ty mới chú trọng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên trong Công ty, nhưng mới chỉ chú trọng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tương đối phù hợp với công việc. Tuy nhiên, với những chương trình đào tạo chuyên sâu Công ty vẫn chưa đáp ứng được, phương pháp đào tạo còn sơ sài, thiếu công cụ đào tạo những kiến thức thực tại của nhân viên Công ty không còn phù hợp với thực tiễn công việc.
Bảng 2.7: Quy mô đào tạo và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
Chất lượng nguồn nhân lực Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
- Tổng số nhân viên chưa qua đào tạo, bồi dưỡng
14 10 7
- Tổng số nhân viên đã qua đào tạo, bồi dưỡng
35 46 65
+ Đào tạo kèm cặp chỉ bảo 28 34 49
+ Đào tạo tại các trung tâm 5 8 10
+ Đào tạo tại các trường Đại học 2 4 6
Tỉ lệ người được đào tạo, bồi dưỡng 70,45% 82,14% 88,27%
Tổng số nhân viên 49 56 72
Nguồn: Phòng HC-NS Công ty TNHH Kiểm toán Hà thành
Tỉ lệ người được đào tạo bồi dưỡng bằng tất cả các phương pháp do Công ty áp dụng so với tổng số nhân viên chiếm một tỉ lệ tương đối cao và có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2018 có 35 nhân viên tương ứng với 70,45% đã qua đào tạo, đến năm 2020 tăng lên 65 nhân viên tương ứng với 88,27 % đã qua đào tạo. Từ các số liệu cho thấy Công ty đã nắm bắt được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của tất cả nhân viên trong Công ty và thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên.
- Phương pháp đào tạo tại các trung tâm: Công ty kết hợp với các trung tâm đào tạo kỹ năng, đào tạo nghề như: Kế toán Thiên Ưng, trung tâm đào tạo tin học ngoại ngữ,... những người được tham gia đào tạo phương pháp này chủ yếu là: nhân viên kỹ thuật, Marketing, tài chính kế toán,.. Vì phương pháp này giúp nhân viên đã tiếp thu kiến thức nhanh hơn, tốt hơn nhưng lại tốn kém rất nhiều chi phí. Công ty đã đầu tư không ít chi phí cho nhân viên đi đào tạo tại các trung tâm biểu hiện bằng việc tăng số lượng nhân viên đi học tại trung tâm qua các năm, năm 2018 là 5 người đến năm 2020 tăng lên 10 người.
- Phương pháp kèm cặp chỉ bảo: Trong ba năm từ 2018 đến 2020 số lượng nhân viên được đào tạo theo phương phướng này tăng lên, cụ thể là 28, 34, 49 nhân viên. Nhân viên được đào tạo theo phương pháp này chủ yếu là nhân viên kĩ thuật,
tài chính, kế toán. Phương pháp này phù hợp với đặc thù công việc của họ, chi phí đào tạo cũng rất thấp .
Đây là phương pháp đào tạo nhân viên nâng cao trình độ tay nghề kỹ năng thông qua việc được chỉ bảo đào tạo trực tiếp hằng ngày thông qua những công việc đang làm, đây là phương pháp đào tạo thường xuyên lâu dài tại Công ty. Quá trình học được tiến hành trực tiếp thông qua sự tiếp giữa các cá nhân và các mối quan hệ trong công việc. Người quản lý và nhân viên được trang bị kiến thức và kinh nghiệm làm việc cũng như nhân viên lâu năm hướng dẫn nhân viên mới một cách có hệ thống nhân viên mới cũng có thể đạt được kỹ năng, hiểu biết thông qua cách quan sát nhân viên lâu năm làm việc. Từ đó tạo môi trường hòa đồng thân thiện cho nhân viên đặc biệt phát triển nhanh các kỹ năng thông qua quá trình làm việc. Công ty cũng rất chú trọng nâng cao kiến thức phương pháp làm việc hiện đại cho nhân viên phụ trách kèm cặp, nâng cao tay nghề kỹ năng cho nhân viên đào tạo lẫn nhân viên được đào tạo.
- Đào tạo tại các trường Đại học: Đây là phương pháp đào tạo áp dụng cho các nhà quản lý, lãnh đạo cần được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao kiến thức quản lý trước sự thay đổi của chính sách trong quản lý của Công ty hay sự thay đổi các điều luật do nhà nước ban hành, số lượng người đi đào tạo theo phương pháp này bị giới hạn thoe độ tuổi và số năm công tác. Năm 2018 là 2 người đến năm 2020 tăng lên 6 người do quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng và cần nhiều nhà quản lý hơn Công ty ưu tiên nguồn tuyển dụng nội bộ tức là những nhân viên lâu năm làm trong công ty có khả năng được cân nhắc lên quản lý và được đi đào tạo.
Các phương pháp Công ty đang áp dụng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là kèm cặp, hội nghị, hội thảo, học nghề đây là những phương pháp truyền thống đã áp dụng qua nhiều năm, chưa có sự đổi mới và mang tính đột phá nên các chương trình đào tạo của Công ty chưa thu hút được người lao động tham gia nhiệt tình.