Đánh giá kết quả chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại công ty tnhh kiểm toán hà thành, thành phố hà nội (Trang 30 - 32)

Bảng 2.10 : Kết quả đánh giá về đào tạo và bồi dưỡng nhân tài

8. Kết cấu của khóa luận

1.3. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

1.3.7. Đánh giá kết quả chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Sau quá trình đào tạo bồi dưỡng tổ chức cần tiến hànhđánh giá để xem xét kết quả thu được là gì và rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Sau đây là các câu hỏi mà người tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cần hiểu:

- Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có đạt mục tiêu đặt ra hay không?

- Ưu điểm, hạn chế trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần được cải thiện, bổ sung hay thay đổi?

- Những nội dung,phương pháp, chi phí cần được thay đổi trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng? Thông qua đánh giá kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cũng giúplãnh đạo doanh nghiệp trả lời những câu hỏi muốn biết về lợi ích đào tạo, bồi dưỡng.

Cụ thể là:

- Những sự thay đổi trong công việc của người lao động tại tổ chức? - Chi phí, nguồn lực đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng có hợp lý không? - Doanh nghiệpnhận được kết quả cuối cùng là gì?

Có rất nhiều phương pháp để đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cấp độ, tổ chức sẽ có những đánh giá về việc học hỏi trong tổ ch. Đánh giá thông qua cấp độ. Cấp độ khó sẽ tăng lên theo cấp độ từ 1 đến 4.

Bảng 1.2: Bốn cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo Cấp Cấp

độ

Vấn đề cần xem

xét

Câu hỏi Công cụ để kiểm tra

1 Phản ứng Họ thích khóa học đến mức nào?

Phiếu đánh giá khóa học(cho điểm từng tiêu chí)

2 Học tập Họ học được những gì?

Bài test định kì hoặc kết thúc khóa học, tình huống ứng xử, bài tập mô phỏng, điều tra bảng hỏi

3 Ứng dụng Họ áp dụng kiến thức đã học vào công việc thực tế thế nào?

Đánh giá kết quả thực hiện công việc, lấy đánh giá người lao động trực tiếp từ quản lý

4 Kết quả Đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng, có đem lại hiệu quả không? Kết quả như thế nào?

Tổng hợp, phân tích lợi ích, lợi nhuận thu được từ người lao động sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng

( Khảo sát hiệu quả đào tạo tại Công ty TNHH Kiểm Toán Hà Thành)

- Phản ứng: Ý kiến của người học về trải nghiệm học tập đặt ra một số câu hỏi với người học để xem họ có cảm thấy thoải mái, thỏa mãn và tiếp thu được kiến thức hay không?

- Học tập: Đây là cấp độ xem những mục đích đào tạo được đề ra ban đầu có đạt được hay không. Như đo lường lượng kiếnthức , kỹ năng người lao động có thể nắm được sau quá trình đào tạo.

- Ứng dụng: Sau quá trình đào tạo người lao động có ứng dụng được kiến thức kỹ năng vào công việc hay không ? Thái độ của người lao động sau đào tạo như thế nào? Hiệu suất công việc có tăng không?

- Kết quả: Kết quả cuối cùng tổ chức thu được sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng là chi phí giảm, chất lượng và hiệu suất công việc được nâng cao, tỉ lệ nhân viên nghỉ việc ít… đây là khâu xác định và đo lường khó khăn nhất, cần tính toán chính xác để rút kinh nghiệm đào tạo cho những lần sau.

- Hiệu quả của hoạt động đào tạo được đánh giá thông qua các kết quả của người học sau quá trình đào tạo, chi phí bỏ ra, năng suất làm việc của lao động, chất lượng công việc, doanh thu ngoài ra còn biểu hiện qua các chỉ tiêu định tính như làm thay đổi nhận thức của con người lao động, nâng cao ý thức, trách nhiệm với công việc được giao, nâng cao sự thỏa mãn trong lao động của người lao động. Người quản lý phải có trách nhiệm tổng kết và thu thập kết quả để tổng hợp và rút kinh nghiệm cho những khóa đào tạo sau.

Một phần của tài liệu Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại công ty tnhh kiểm toán hà thành, thành phố hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)