Biện pháp tạo động lực làm việc bằng công việc

Một phần của tài liệu Hoàn Thiện Công Tác Tạo Động Lực Làm Việc Cho Đội Ngũ Công Chức Tại Ubnd Huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 34 - 37)

1.4.4 .Triển khai chương trình tạo động lực làm việc cho công chức

1.5. Các biện pháp tạo động lực làm việc cho công chức

1.5.2. Biện pháp tạo động lực làm việc bằng công việc

a) Phân cơng, bố trí cơng việc một cách hợp lý, khoa học Việc phân cơng, bố trí cơng việc đúng với chuyên môn, nghiệp vụ (đúng người, đúng việc) thì cơng chức sẽ thực thi nhiệm vụ có hiệu quả và đạt được mục tiêu mong muốn của cơ quan; còn ngược

26

lại sẽ khiến cho bản thân người cơng chức cảm thấy nản chí, mất hứng thú, khơng nỗ lực, thiếu trách nhiệm vì khơng được cấp trên tin tưởng trong cơng việc. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải quan tâm, chú ý, nắm bắt, đánh giá thực chất chun mơn, tính cách, mặt nổi trội và một số kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề…). Đồng thời phải phân tích những yêu cầu của từng vị trí cơng việc cụ thể để từ đó sắp xếp họ vào những vị trí thích hợp nhằm giúp họ có thể thực hiện tốt cơng việc được giao và phát huy được những khả năng vốn có của bản thân. Bố trí, sử dụng nhân lực phù hợp với năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ là cơ sở để phát huy khả năng, trí tuệ, sở trường trong q trình thực thi cơng vụ. Khi người công chức cảm thấy được làm những việc mình có đủ khả năng đảm nhận và được sáng tạo trong tư duy, đó sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ cho sự say mê, cống hiến trong cơng việc và sự gắn bó, có trách nhiệm đối với cơ quan.

b) Công bằng, khách quan trong đánh giá thành tích, hiệu quả thực hiện cơng việc và sử dụng có hiệu quả kết quả đánh giá trong quản lý cơng chức

Đánh giá thành tích, hiệu quả thực hiện công việc được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện cơng việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động.

Đánh giá thực hiện cơng việc có ý nghĩa quan trọng đối với cả người công chức và cơ quan. Khi đánh giá công bằng, khách quan sẽ là biện pháp hữu hiệu để tạo động lực làm việc cho công chức. Kết quả của bảng đánh giá thực hiện cơng việc càng chính xác, càng kích thích người cơng chức làm việc. Nếu cơ quan thực hiện đánh giá chính xác và cho người cơng chức thấy được việc ra các quyết định quản lý có sự tham gia rất lớn từ chính kết quả thực hiện cơng việc của cơng chức thì sẽ tác động tới nỗ lực làm việc của họ.

27

c) Tạo điều kiện để công chức được đào tạo nâng cao trình độ, phát triển nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến

Trong tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu được tơn trọng và tự hồn thiện được xếp ở bậc cao. Việc khai thác đúng khả năng, tiềm năng của người công chức và tạo cơ hội phát triển cho họ chính là tạo ra động lực thúc đẩy năng lực làm việc của công chức. Người lãnh đạo nên vạch ra những nấc thang nghề nghiệp kế tiếp cho họ, cho họ thấy được tương lai của mình ra sao khi gắn bó với cơ quan, đấy là sự nhìn nhận đúng mức, sự đánh giá cao năng lực của công chức và bản thân người công chức sẽ phấn đấu hơn nữa để đạt được những bậc cao hơn trong nấc thang thăng tiến.

Đào tạo, bồi dưỡng được xem là khâu quan trọng trong cơng tác nhân sự. Mục tiêu của chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và kỹ năng làm việc của đội ngũ công chức để xây dựng một nền hành chính vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả cao hơn. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay tập trung chủ yếu về lý luận chính trị, kiến thức quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực, kiến thức về tin học ngoại ngữ…

Người công chức được lựa chọn để đi đào tạo, nâng cao trình độ khơng những sẽ có ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc của bản thân họ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của những người công chức khác. Việc lựa chọn đúng công chức xứng đáng cử đi đào tạo khơng những sẽ mang lại lợi ích lớn cho cơ quan mà cịn tạo cho họ một động lực làm việc rất lớn và sự gắn bó với tổ chức. Không những thế, những công chức khác sẽ noi gương và không ngừng nỗ lực, phấn đấu để đạt mục tiêu.

d) Luân chuyển công việc

Công việc của công chức phần lớn là cơng việc thủ tục hành chính, cơng việc có tính lặp đi lặp lại, máy móc dễ dẫn đến sự nhàm chán trong cơng việc. Luân chuyển công việc cũng là một cách làm mới công việc, giúp làm giảm bớt sự nhàm chán công

28

việc, giúp người cơng chức tích lũy thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm ở nhiều công việc và môi trường đa dạng.

Một phần của tài liệu Hoàn Thiện Công Tác Tạo Động Lực Làm Việc Cho Đội Ngũ Công Chức Tại Ubnd Huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)