Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về chi trả dịch vụ môi trường rừng
2.1.8. Thực trạng quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng tại một số địa
phương
i) Kiên Giang
Kiên Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam thuộc đồng bằng sông Cửu Long,
có chiều dài đường bờ biển 208 km tiếp giáp với biển Tây, hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc có tiềm năng về tự nhiên rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là các tài nguyên phát triển du lịch sinh thái. Kiên Giang là một trong hai tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất vùng Tây Nam bộ, tài nguyên thực vật rừng rất đa dạng và phong phú bao gồm cả HST rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng đồi và hải đảo; HST rừng ngập mặn ven biển và HST rừng ngập nước nội địa.
Tại địa phương này, chính sách chi trả DVMTR được xem là cơ chế duy trì bảo tồn và nâng cao giá trị của rừng. Cụ thể, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫnvề các nội dung như xây dựng đề cương và dự toán lập đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ;phê duyệt đề án thực hiện chính sách chi trả
DVMTR trên địa bàn VQG Phú Quốc;phê duyệt chính sách thực hiện triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Kiên Giang.
Theo đó, ngày 14tháng 11 năm 2018 UBND tỉnhKiên Giang ban hành Quyết
định số 2545/QĐ-UBND phê duyệt đề cương và dự toán lập đề án thực hiện chính sách chi trả DVMTR và đề xuất cho thuê môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Dựa trên đề án này, UBND tỉnh Kiên Giang tiếp tục ký Quyết định số 2021/QĐ-UBND ngày 5tháng 9 năm 2019 về việc phê duyệt đề án thực hiện chính
sách chi trả DVMTR trên địa bàn VQG Phú Quốc, tuy nhiên do tình hình dịch Covid, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên VQG tạm thời chưa triển khai thực hiện. Sau đó, nhằm đánh giá tính khả thi của đề án chi trả DVMTR trên toàn tỉnh, Sở
NN&PTNT lập báo cáo đề án thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vào tháng 11năm 2020, kiến nghị UBND tỉnh xem xét, thông qua. Ngày
14 tháng 1 năm 2021, UBND tỉnh Kiên Giangphê duyệt Quyết định số 71/QĐ-UBND
chi trả DVMTR.
Theo đề án này, các loại DVMTR có khả năng thực hiện chi trả gồm:
- Dịch vụ về điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội. Đây là hoạt động cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do công tytrách nhiệm hữu hạn cấp thoát nước tỉnh Kiên Giang cung cấp nước cho 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thành phố Rạch Giá, thành phố Hà Tiên, huyện Kiên Lương, Hòn Chông, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, An Biên, An Minh và Phú Quốc.
- Dịch vụvề bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học HST rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch triển khai ở: VQG Phú Quốc, VQG U
Minh Thượng, diện tích rừng thuộc ban quản lý rừng Kiên Giang phân bố trên địa bàn huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Kiên Hải, Giang Thành, An Biên, An Minh và thị xã Hà Tiên. Trong trường hợp kinh doanh du lịch trên đảo Phú Quốc và các hòn đảo khác ở tỉnh Kiên Giang đề nghị UBND tỉnh quy định phạm vi khu rừng cung ứng DVMTR là toàn bộ diện tích rừng trên đảo, tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch trên đảo phải có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ rừng để phát triển du lịch bền vững và phải chi trả tiền DVMTR.
Các loại DVMTR chưa đủ điều kiện để triển khailà:
- DVMTR về bảo vệ đất, hạn chếxói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông,lòng suối. Nguyên nhân là do tỉnh Kiên Giang không có cơsở sản xuất thủy điện.
- DVMTR về điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội. Lý do chưa đủ điều kiện thực hiệnlà chưa xác định được nguồn nước cungcấp.
- DVMTR về cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồnnước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, HST rừng để nuôi trồng thủy sản. Lý dochưa triển khai là chưa có quy định chi tiết về cơ chếchi trả.
- DVMTR về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhàkính từ hạn chếmất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh. Lý do chưa đủ điều kiện thực hiện, đang chờ hướng dẫn của Chính phủ, Bộ NN&PTNT.
Dựa trên sự phân tích, đánh giá khả năng thực hiện tại báo cáo đề án, Quyết định số 71/QĐ-UBND được các nhà quản lý xây dựng khá chi tiết và rõ ràng:
Thứ nhất, điểm 6.1 khoản 6, Điều 6 Quyết định số 71/QĐ-UBND quy định
dịch vụ về điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội là DVMTR.
Khi sử dụng dịch vụ này “tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,
doanh nghiệp mua nước sạch của các cơ sở sản xuất, cung ứng, kinh doanh nước
sạch trên địa bàn tỉnh” phải trả tiền (điểm 6.2 khoản 6, Điều 6 Quyết định số71/QĐ-
UBND) cho “các hộ dân ký hợp đồng với tổ chức rừng; các đơn vị bộ đội, công an
ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với tổ chức chủ rừng; lực lượng của tổ chức
chủ rừng bảo vệ diện tích rừng không khoán” (điểm 6.2, khoản 6, Điều 6 Quyết định
số71/QĐ-UBND), mức chi trả 52 đồng/m3nước sạch thương phầm theo quy định tại
Khoản 2 Điều 59 Nghị định số 156/2018 NĐ-CP, thông qua hình thức chi trả gián tiếp. Số tiền DVMTR phải chi trả trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ thanh toán (m3) nhân với mức chi trả (52 đồng/m3). Các cơ sở sản xuất kinh doanh, cung ứng nướcsạch nộp tiền vào tài khoản ngân hàng của Quỹ BV&PTR Kiên Giang ủy thác cho Quỹ chi trả cho bên cung ứng dịch vụ thông qua hợp đồng chi trả DVMTR ký giữa hai bên. Sau đó Quỹ chuyển tiền ủy thác này cho các tổ chức chủ rừng theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 66, Điều 67,
Khoản 2 Điều 68, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 69 Nghị định số 156/2018/NĐ- CP.
Thứ hai, dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng
sinh học HST rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch được chi trả theo quy định. Theo điểm 6.1 khoản 6, Điều 6 Quyết định các chủ thể sử dụng DVMTR là các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả DVMTR bao gồm các dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú dịch vụ, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, thăm quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng DVMTR cho chủ rừng theo quy định tại Khoản 4 Điều 57Nghị định số 156/2018/NĐ- CP; tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch trên đảo là đối tượng sử dụng DVMTR phải chi trả trực tiếp cho các hộ dân ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với tổ chức rừng; các đơn vị bộ đội, công an ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với tổ chức chủ rừng; lực lượng của tổ chức chủ rừng bảo vệ diện tích rừng không khoán khi cung
ứng dịch vụ. Trong trường hợp này các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn chi trả tiền DVMTR vào tài khoản của tổ chức chủ rừng. Mức chi trả phù hợp theo
Khoản 4 Điều 59 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP bằng tối thiểu 1% trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn do bên cung ứng và bên DVMTR tự do thỏa thuận.
ii) Cà Mau
Xu hướng chung của các địa phương là lựa chọn một số loại DVMTR phù hợp với điều kiện tự nhiên-xã hội ở địa phương để thí điểm chi trả trước, sau đó mới tiến hành nhân rộng trên toàn khu vực, tỉnh Cà Mau cũng tương tự như vậy. Nằm trong vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc Cà Mau giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan, Cà Mau là vùng đồng bằng ven biển, có nhiều sông rạch, địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, có tới 90%diện tích ngập mặn, nhiễm phèn. Vì vậy, đất đai ở đây rất phì nhiêu, màu mỡ, thích hợp nuôi trồng thủy sản, lúa và rừng ngập mặn. Tổng diện tích rừng khoảng 103.723 ha, chiếm 77% rừng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là rừng ngập nước. Đặc biệt, thiên nhiên ưu đãi cho Cà Mau nên ở đây có rừng ngập mặn Cà Mau (hệ sinh thái độc đáo và đa dạng, đứng thứ 2 trên thế giới, sau rừng Amazôn ở Nam Mỹ, diện tích gần 69.000 ha), Rừng
U Minh, VQG Mũi Cà Mau,..
Trong số đó, VQG Mũi Cà Mau là khu Ramsar, khu dự trữ sinh quyển thế giới, được đánh giá là một trong những vùng sinh thái quan trọng trên toàn cầu. Nơi đây có HST rừng ngập mặn với diện tích rộng lớn 41.862 ha, có khu hệ động thực vật đặc hữu với nhiều loài quý hiếm trên đất liền và biển với hơn 27 loài cây ngập mặn, 93 loài chim, 26 loài thú, 43 loài bò sát, 139 loài cá, 53 loài giáp xác57,... Vì thế, đây là được chọn lànơi đầu tiên thí điểm chi trả DVMTR. Để có cơ sở pháp lý hỗ trợ VQG
Mũi Cà Mau thực hiện các nội dung thí điểm chi trả DVMTR ngập mặn theo hướng xác định rõ lợi ích, quyền hạn, nghĩa vụ của các đối tượng được chi trả và phải chi trả dịch vụ,UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 21tháng 2 năm 2014 ban hành cơ chế thí điểm chi trả DVMTR.
Các loại DVMTR đượcliệt kêgồm:
- Bảo vệ rừng ngập mặn kết hợp với nuôi thủy sản dưới tán rừng theo phương thức sản xuất sạch, không gây ô nhiễm môi trường nước và thay đổi HST rừng.
57 Chung tay bảo vệ vườn quốc gia mũi Cà Mau,
https://vuonqgmcm.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=vqgmcm.trangchitiet&urile=wcm%3apath%3a/v
- Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên, xây dựng mô hình trình diễn về sinh kế bền vững, thân thiện với môi trường để phục vụ dịch vụ du lịch sinh thái.
Khi tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ DVMTR ngập mặn nêu trên ở phân khu phục hồi sinh thái của VQG Mũi Cà Mau, phải chi trả cho VQG Mũi Cà Mau thông qua một trong những hình thức chi trả sau:
- Bằng tiền, đối với các hộ dân đang sinh sống trong phạm vi phân khu phục hồi sinh thái và được vườn quốc gia Mũi Cà Mau hợp đồng bảo vệ rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm từ nuôi thủy sản kết hợp với bảo vệ rừng ngập mặn, không phải trích nộp bất kỳ khoản kinh phí nào.
- Bằng giá trị lao động bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học
- Bằng các sản phẩm từ nuôi trồng dưới tán rừng kết hợp với bảo vệ rừng. Trường hợp các hộ dân đang sinh sống trong phạm vi phân khu phục hồi sinh thái và được VQG Mũi Cà Mau hợp đồng bảo vệ rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm từ nuôi thủy sản kết hợp với bảo vệ rừng ngập mặn, không phải trích nộp bất kỳ khoản kinh phí nào.
Sau thời gian 2 năm thực hiện tại VQG Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau xây dựng,
phê duyệt Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 22 tháng 1 năm 2016 thí điểm nuôi tôm-rừng có chứng nhận quốc tế trên toàn địa bàn tỉnh Cà Mau, trong đó lồng ghép thí điểm chi trả DVMTR.Mục đích của quyết định là xây dựng chương trình thí điểm cấp chứng chỉ hữu cơ (organic) cho sản xuất tôm tại tỉnh Cà Mau. Tôm có chứng nhận quốc tế là tôm nuôi trong môi trường rừng ngập mặn. Các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng, nhà đầu tư nuôi tôm theo tiêu chuẩn quốc tế trong môi trường và tổ chức chủ rừng là bên cung ứng DVMTR. Doanh nghiệp thủy sản mua tôm nuôi trong môi trường rừng là bên sử dụng dịch vụ với mức chi trả DVMTR bình quân đối với hộ dân tối thiểu 500.000 đồng/năm cho diện tích có rừng ngập mặn. Theo điểm a khoản
2, Điều 8 Quyết định số 111/QĐ-UBND hoặc “mức chi trả tiền DVMTR bình quân đối với tổ chức chủ rừng tối tiểu là 1.000 đồng trên một kilogam tôm đạt tiêu chuẩn
quốc tế mà doanh nghiệp đã thu mua của hộ dân” theo điểm b khoản 2, Điều 8 Quyết
định số 111/QĐ-UBND. Thông qua chính sách chi trả DVMTR, các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng sẽ được hỗ trợ bổ sung tối thiểu 500.000 đồng/ha/năm hoặc bình quân 1.000 đồng/kg tôm chứng nhận quốc tế tùy theo thỏa thuận.
Với mô hình này việc chi trả sẽ không cần thông qua Quỹ BV&PTR rừng mà có thể được thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán. Một trong những đơn
vị thu mua tiêu biểu là tập đoàn hải sản Minh Phú, đơn vị hỗ trợ nông dân tham gia trong chương trình chứng chỉ tôm hữu cơ bằng cách hỗ trợ thêm 10% vào giá mua nếu mỗi trang trại duy trì được 50% diện tích che phủ rừng ngập mặn. Công ty chi trả các hộ nuôi tôm 500.000 đồng/ha rừng ngập mặn và một khoản thêm 3.000-5.000
đồng mỗi kilogram tôm hữu cơ, ngoài ra chủ rừng được chi trả thêm 1.000 đồng/ha
rừng ngập mặn. Tổng cộng, tất cả các khoản chi trả này mang lại cho người dân giá bán cao hơn khoảng 2,5% so với giá đàm phán 10% ban đầu58.
Nhưvậy trong 10 năm thực hiện trong giai đoạn 2011-2020, chi trả DVMTR đã trở thành một chính sách lớn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn; được các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đồng tình ủng hộ và thực hiện; nhân dân hưởng ứng và tham gia mạnh mẽ. Chính sách nhanh đi vào cuộc sống và đạt được những thành tựu được ghi nhận. Tuy nhiên,trong quá trình thực hiện chính sách đã bộc lộ một số hạn chế cơ bản:
Thứ nhất, chi trả DVMTR chủ yếu thực hiện dịch vụ duy trì nguồn nước, bảo
vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ cho sản xuất thủy điện hoặc một số dịch vụ khác là dịch vụ cung cấp nước sạch, cung cấp nước công nghiệp, du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, các dịch vụ khác chưađược thực hiện như dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, dịch vụ cung ứng cho nuôi trồng thủy sản hoặc dịch vụ du lịch sinh thái ngoài rừng nhưng sử dụng cảnh quan của rừng mang lại.
Thứ hai, vấn đề chênh lệch về đơn giá bình quân cho 1 ha rừng giữa các lưu
vực và thượng lưu, hạ du của các lưu vực sông chính tạo nên nguồn thu chênh lệch lớn giữa các địa phương, cộng đồng, hộ gia đình. Từ đó, dẫn đến thiếu sự công bằng
trong chi trả DVMTR.
Thứ ba, pháp luật chưa có đủ các cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi các bên và
xử phạt vi phạm hành chính trong quan hệ chi trả DVMTR.
Với những lý do trên, việc phân tích thực trạng pháp luật về chi trả DVMTR
nhằm đánh giáđược quá trình tổ chức, thực hiện chính sách chi trả DVMTRtại Việt
Nam; những kết quả đạt được; hạn chế, tồn tại và nguyên nhân; từ đó kiến nghị định hướng phát triển trong thời gian tới là rất cần thiết.
58 Nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hoạt động nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau,
http://vnff.vn/tin-tuc/tin-trung-uong/2015/12/nghien-cuu-xay-dung-co-che-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-