Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về chi trả dịch vụ môi trường rừng
2.1.2. Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng
Như đã đề cập ở trên, chi trả DVMTR là quan hệ ngườibán cung ứng DVMTR
và người mua chi trả tiềncho hành vi sử dụng của mình. Việc chi trả này được thực hiện bằng tiềnthông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp:
- Trường hợp bên sử dụng DVMTR thỏa mãn các điều kiện để gặp gỡ, thương lượng ký kết hợp đồng trực tiếp với nhau, khả năng và điều kiện thực hiện việc trả
tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ không cần thông qua tổ chức trung gian thì hình thức chi trả trực tiếp được các bên áp dụng. Chi trả trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự nguyện giữa bênsử dụng và cung ứng dịch vụ phù hợp vớiquy định của pháp luật, trong đó xác định loại dịch vụ, mức chi trả, thời gian chi trả, phương thức chi trả;
- Ngược lại bên cung ứng và bên sử dụng DVMTR không có điều kiện gặp gỡ, thương lượng ký kết hợp đồng trực tiếp với nhau thì các bên có thể chi trả tiền thông qua hình thức chi trả gián tiếp. Bên sử dụng dịch vụ ký hợp đồng ủy thác với Quỹ BV&PTR Việt Nam đối với diện tích rừng cung ứng DVMTR trong lưu việc nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên; ký hợp đồng ủy thác với Quỹ
BV&PTR cấp tỉnh đối với diện tích cung ứng DVMTR trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính một tỉnh. Với hình thức chi trả gián tiếp thì mối quan hệ cung ứng, trao đổi và chi trả giữa bên sử dụng và bên cung ứng, từ đó thiết lập thị trường đặc biệt khi bên mua và bên bán không giao dịch trực tiếp với nhau, mà theo cơ chế ủy thác do một tổ chức tài chính của nhà nước làQuỹ BV&PTR45.
Luật Lâm Nghiệp năm 2017 quy định hình thức chi trả trực tiếp và gián tiếp tại Khoản3 Điều 63, hướng dẫn chi tiết tại Điều 58 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP. Theo đó, cơ sở sản xuất thủy điện; cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch; cơ sở sản xuất công nghiệp quy định có sử dụng nước từ nguồn nước phụcvụ cho sản xuất công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành nghề theo quy định hiện hành, tùy vàođiều kiện có thể gặp gỡ, thương lượng ký kết hợp đồng trực tiếp với nhau hay không mà lựa chọn trả tiền trực tiếp hay trả tiền gián tiếp. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d
khoản 2, Điều 63 của Luật Lâm nghiệp năm2017 thực hiện chi trả trực tiếp căn cứ
theo Khoản 1 Điều 58 của Nghị định này, bao gồm: các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng DVMTR của chủ rừng.
Cơ sở nuôi trồng thủy sản tại điểm e khoản2, Điều 63 của Luật Lâm nghiệp năm 2017 là doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện chi trả trực tiếp quy định tại Khoản 1
45Phan Thị Kim Ngân (2019), Pháp luật về dịch vụ môi trường rừng theo Luật Lâm Nghiệp 2017, Hội thảo
Điều 58 Nghị định. Riêng tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn theo quy định tại điểmđ khoản2, Điều 63 của Luật Lâm nghiệp đang bắt buộc áp dụng chi trả gián tiếp.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu các quy định về hình thức chi trả DVMTR tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, Nghị định số 147/2016/NĐ-CP, Luật Lâm Nghiệp năm 2017 và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, tác giả nhận thấy điểm chung là đều chú trọng hình thức chi trả gián tiếp. Cách thức thực hiện chi trả gián tiếp quy định rất cụ thể tại Khoản 2 Điều 58, Điều 59, Điều 67, Điều 68, Điều 69, Điều 70 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP. Còn hình thức chi trả trực tiếp lại quy định rất sơ sài.
Hiện nay, trong hai hình thức chi trả này, DVMTR được thực hiện chủ yếu
qua hình thức gián tiếp. Minh chứng theo báo cáo của Quỹ BV&PTR năm 2020, tổng số hợp đồng chi trả gián tiếp qua Quỹ BV& PTR Việt Nam và Quỹ BV&PTR cấp tỉnh là 887 hợp đồng (nhà máy thủy điện: 478 hợp đồng, cơ sở sản xuất nước sinh hoạt: 151 hợp đồng, cơ sở sản xuất công nghiệp: 239 hợp đồng, cơ sở kinh doanh du lịch sinh thái: 19 hợp đồng) với tổng số tiền 16.746 tỷ đồng; trong khi tổng số hợp đồng chi trả trực tiếp 13 hợp đồng với số tiền 7 tỷ đồng46. Nguyên nhân là do bên sử dụng dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ ít có cơ hội gặp gỡ, thương lượng về giá, nội dung hợp đồng, các điều khoản về quyền lợi,Quỹ BV&PTR,…Tâm lý chung của chủ thể cung ứng và sử dụng dịch vụ, thay vì tốn kém thời gian để thương lượng các điều khoản của hợp đồng theo hình thức chi trả trực tiếp thì các bên lại “ưu tiên” áp dụng hình thức chi trả gián tiếp vì đã có quy định rất cụ thể. Chính điều này đã làm suy giảm hiệu quả của chương trình do không phát huy tác dụng của cơ chế giao dịch trực tiếp.Bên cạnh đó, một điểm chưa phù hợp nữa là đối với kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản phải áp dụng hình thức chi trả trực tiếp. Tuy nhiên, thực tế khi áp dụng quy định này phát sinh nhiều bất cập. Chẳng hạn, trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản trên khu vực lưu vực sông, hồ nước có sử dụng nguồn nước từ rừng khi chi trả theo hình thức trực tiếp thì sẽ trả cho chủ thể nào?