Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về chi trả dịch vụ môi trường rừng
2.1.4. Chủ thể nhận chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 8 và Khoản 1 Điều 63 Luật Lâm Nghiệp năm2017 quy định các chủ thể sau được nhận chi trả tiền DVMTR:
(i) Chủ rừng50;
49Tươngtự 23
50Điều 8 Luật Lâm Nghiệp năm 2017, Chủ rừng gồm:
- Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ;Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; vị thuộc lực lượng vũ nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp; Hộ gia đình, cá nhân trong nước; Cộng đồng dân cư; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
(ii) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập;
(iii) UBND cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật.
So với chủ thể phải trả tiền DVMTR thì chủ thể nhận chi trả DVMTR đa dạng hơn, đó có thể là: cơ quan nhà nước (UBND cấp xã), tổ chức được nhà nước thành lập và giao trách nhiệm quản lý rừng (Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ), các tổ chức kinh tế, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,... Qua quá trình thay thế, sửa đổi Quyết định số 380/QĐ-TTg, Nghị định số 99/2010 thì Nghị định số156/2018/NĐ-CP bổ sung thêm “UBND xã và tổ chức khác được Nhà
nước giao trách nhiệm quản lý rừng51” là chủ thể được chi trả DVMTR. Đây là những
chủ thể đặc biệt, được giao tạm thời quản lý diện tích rừng chưa giao, nếu những diện tích rừng này cung ứng DVMTR thì UBND xã và các tổ chức được chi trả tiền DVMTR theo quy định.
Điều kiện đểcác chủ thể kể trên được nhận chi trả DVMTRlà phải có quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc ký kết hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng hoặc có quyết định được nhà nước giao quản lý rừng. Việc ký kết hợp đồng hoặc được giao quyết định là căn cứ xác định các chủ thể cung cấp dịch vụ có được hưởng các quyền lợi, trong đó quan trọng nhất có quyền được nhận tiền chi trả từ các chủ thể sử dụng dịch vụ hay không. Như vậy, các chủ thể này có quyền nhận tiền chi trả, kiểm tra, giám sát việc thực hiện DVMTR, đồng thời có nghĩa vụ bảo vệ diện tích rừng cung ứng.