Giai đoạn Luật Lâm Nghiệp năm 2017 có hiệu lực

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 36 - 39)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1.5. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về chi trả dịch vụ

1.5.2. Giai đoạn Luật Lâm Nghiệp năm 2017 có hiệu lực

Cột mốc là vào năm 2017, Luật Lâm nghiệp năm 2017 ra đời đã luật hóacác quy định trong Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR và thay thế cho Luật BV&PTR năm 2004. Điểm ưu việt của Luật Lâm nghiệp năm 2017 là xây dựng mục tiêu đảm bảo rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị DVMTR và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời thực hiện xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp thay vì chỉ quan tâm đến quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng gỗ mà chưa chú ý đến những giátrịgián tiếp của tài nguyên rừng. Luật gồm 12 chương, 108 điều trong đó tại Chương VI Sử dụng rừng có mục 4 DVMTR (Điều 6-Điều 65). Kể từ đây các quy định DVMTR bổ sung, hoàn thiệnvà tập hợp thống nhất, tạo căn cứ pháp lý thuận lợi cho việc áp dụng chi trả DVMTR ở Việt Nam.

Các quy định về chi trả DVMTR tại Luật Lâm Nghiệp năm 2017 hướng dẫn thi hành bởi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018. Điểm nổi

bật của Nghị định số156/2018/NĐ-CP là xác định rõ một số nội dung như: tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng và quy chếquản lý rừng; giao rừng, cho thuê rừng sản xuất, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng; đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả DVMTR và điều chỉnh, miễn, giảm mức chi trả DVMTR; quản lý sử dụng tiền DVMTR,…

Đến năm 2020, Quốc hội đã thông qua khi Luật BVMT năm 2020 mới thay

thế Luật BVMT năm 2014. Đây là lần đầu tiên chi trả DVMTR được Luật BVMT liệt kê vào nhóm chi trả dịch vụ HSTTN. Điều này là chưa hề có tại Luật BVMT năm 37Tương tự 23

2014 hay Luật BVMT năm 2005. Đồng thời, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP cũng kế thừa quy định áp dụng khu vực chi trả DVMTR và mức chi trả DVMTR thực hiện

theo quy định của Luật Lâm Nghiệp38. Điểm mới này cho thấy các nhà làm luật đã công nhận chi trả DVMTR là một công cụ tài chính hữu hiệu, huy động tài chính từ các nguồn lực xã hội nhằm thực hiện nhiệm vụ: “Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho BVMT; bốtrí khoản chi riêng cho BVMT trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng

dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ BVMT; ưu tiên

nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về BVMT ” được đặt ra tại Khoản 5 Điều

5 Luật BVMT năm 2020.

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà làm luật đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ chi trả DVMTR. Đây là cần thiết, đáp ứng yêu cầu đặt ra là các quy định phải có sự thay đổi phù hợp với sự vận độngthời gian và phát triển của xã hội. Sở dĩ tác giả nghiên cứu quá trình phát triển quy định chi trả DVMTR qua từng giai đoạn để giúp người đọc có thể hình dung cơ bản chính sách chi trả DVMTR (từ giai đoạn chỉ được quy định rải rác tại các văn bản dưới Luật đến giai đoạn được Luật hóa một cách có hệ thống, rõ ràng, cụ thể trong Luật và được hướng dẫn chi tiết bởi các Nghị định, Thông tư). Từ đó, tác giả nhận thấy rằng các nhà làm luật rất cẩn thận trong quá trình xây dựng các quy địnhnày, họ không nóng vội thiết lập cơ sở pháp lý cho tất cả các DVMT mà lựa chọn DVMTR triển khai thí điểm trước tiên. Qua quá trình đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, các nhà quản lý mới tiến hành sửa đổi, bổ sung, thay thế, tập hợp chúng thành hệ thống có tính logic.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chi trả DVMTR là một chính sách đột phá tại Việt Nam kể từ khi được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc từ năm 2011. Nó đã trở thành cơ chế tài chínhyêu cầu các bên được hưởng lợi phải có trách nhiệm chi trả cho các bên cung cấp DVMTR. Thông qua việc công nhận DVMTR được xem như hàng được mua bán trên thị trường trên nguyên tắc “người được hưởng lợi phải trả tiền’’, chi trả DVMTR đã trở thành nguồn thu mới, đóng góp 22% trong tổng các nguồn đầu tư của ngành lâm nghiệp39. Chính nguồn thu trên đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển của quốc gia.Ở Chương 1, tác giả đã nghiên cứu cơ bản về các nội dung: khái niệm chi trả dịch vụ HSTTN, chi trả DVMTR, cơ sở lí luận, vai trò, đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về chi trả DVMTR.Đâylà nền tảng giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về chi trả DVMTR, tạo tiền đề đào sâu tìm hiểu, phân tích các quy định cụ thể và kiến nghị hoàn thiện pháp luật tại Chương

2.

39CIFOR (2018), Đào Thị Linh Chi, Nguyễn Văn Diễn, Hoàng Tuấn Long, Phạm Hồng Lượng, Bùi Thị Minh Nguyệt, Phạm Thu Thủy, Vai trò của chi trả dịch vụ môi trường rừng trong hỗ trợ tài chính cho ngành lâm nghiệp Việt Nam, báocáo thường niên, số 228 tháng 8/2018

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)