Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1.5. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về chi trả dịch vụ
1.5.1. Giai đoạn trước khi Luật Lâm Nghiệp năm 2017 có hiệu lực
Việt Nam là một trong số những quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện chi trả DVMTR, chỉ sau Mexico và Costa Rica. Ngay từ những năm cuối thập kỷ 1990, Nhà nước ban hành Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, hình thành cơ chế chi trả DVMTR, trong đó Chính phủ là đại diện cho bên chi trả, còn người dân là bên cung cấp dịch vụ. Với sự ra đời của Quyết định số 661/QĐ-TTg thị
trường chi trả DVMTR (thị trường DVMT đầu tiên) thực sự xuất hiện ở Việt Nam
bằng nguồn vốn ngân sách là chủ yếuvà nhiều nguồn vốn khác.
34Cao Trường Sơn, “Chi trả dịch vụ môi trường công cụ mới trong quản lý tài nguyên”, Tạp chí Tài nguyên và
Sau đó, ngày 10 tháng 04 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm chi trả DVMTR tại tỉnh Sơn La và tỉnh Lâm Đồng. Do không thể thực hiện tất cả các DVMT cùng một lúc, Chính phủ đã lựa chọn DVMTR để thực hiện thị trường trước tiên tại tỉnh Sơn La và Lâm Đồng (nơi có diện tích rừng lớn nhất nước). Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg được đánh giá là một chính sách mới khi huy động những nguồn ngoài ngân sách nhà nước, nguồn vốn xã hội. Đồng thời, nó cũng đánh dấu bước ngoặc thay đổi tư duy của các nhà làmluật khi nhìn nhận giá trị gián tiếp của tài nguyên rừng dưới góc độ DVMTR và tác động đến ý thức người từ sử dụng DVMTR từ miễn phí sang phải trả tiền. Khi Luật Bảo vệ và phát triển rừng (Luật BV&PTR) năm 2004, Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 được ban hànhđặt ra mục tiêu cấp bách là phải đánh giá các giá trị tài chính của các loại DVMTR, khai thác tối đa các DVMT từ rừng như phòng hộ đầu nguồn, ven biển và đô thị, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tín dụng các-bon trong
cơ chế phát triển sạch,…để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.
Ngày 14/1/2008, dưới sự hỗ trợ của Quỹ ủy thác lâm nghiệp Chính phủ tiếp tục thông qua Nghị định số 05/2008/NĐ-CP quy định về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (Quỹ BV&PTR). Một trong những mục đích thành lập là “Huy động các nguồn lưc xã hội để bảo vệ và phát triển rừng góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa về
nghề rừng”. Bên cạnhđó, Quỹ BV&PTRlàtrở thành “cầu nối” giữa người cung ứng
và người sử dụng DVMTR.
Sau hai năm thực hiện thí điểm, chương trình chi trả DVMTR đã gặt hái nhiều thành công. Trước hết chương trình đã làm chuyển biến nhận thức của các cấp, ban
ngành và người dân trên địa bàn; góp phần quan trọng trong việc giữ rừng, tạo điều kiện phát triển các ngành, các lĩnh vực khác như: giảm khí thải nhà kính, hạn chế lũ lụt, phát triển thủy lợi, thủy điện, du lịch, nuôi cá nước lạnh,...Đồng thời, về mặt kinh tế, việc chi trả DVMTR giảm chitừ ngân sách Nhà nước, nâng cao đời sống bền vững nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Riêng về rừng ở khu vực chi trả DVMT được quản lý tốt hơn, giảm số vụ vi phạm 50%; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng thí điểm giảm 15%, đời sống người tham gia lao động nghềrừng được cải thiện; tạo sự đồng thuận cao của người dân cũng như các cấp, các ngành ở địa phương và đặc biệt là sự đồng tình của người chi trả, họ nhận thức rằng việc đầu tư cho bảo vệ rừng chính là đầu tư cho sản xuất bền vững của các nhà máy thủy điện,du lịch sinh thái và sản xuất nước
sạch35. Tính đến tháng 2/2010, đã có 7/7 đối tượng là các cơ sở sản xuất thủy điện, sản xuất và cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã cam kết thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường năm 2009 với số tiền là 234,421 tỷ đồng. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn nhận được tiền chi trả từ một số đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn với số tiền cam kết chi trả là 300 triệu đồng. Quỹ BV&PTR Việt
Nam, Quỹ BV&PTR tỉnh Sơn La, Lâm Đồng đã nhận ủy thác tiền do bên sử dụng dịch vụ phải chi trả chuyển đến 117,335 tỷ đồng, đạt 50,05% tổng số tiền bên sử dụng dịch vụ đã cam kết chi trả trong năm 200936”.
Từ thành công này, Chính phủ thể chế hóa cácquy định chi trả DVMTR vào Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và áp dụng rộng rãi trên cả nước. Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ra đời, là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chính sách DVMT
(mà đầu tiên là chi trả DVMTR) thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ rừng, BVMT và xóa đói giảm nghèo.
Năm loại DVMTR được ghi nhận tại Nghị địnhgồm:
(1) Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
(2) Dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; (3) Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;
(4) Dịch vụ bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các
HST rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
(5) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
Theo thời gian, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT)và Bộ Tài chính lần lượt ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn áp dụng chi trả DVMTR
như: Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/05/2012 hướng dẫn thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả DVMTR; thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 35Lưu Thị Hương (2013), Nghiên cứu khả năng áp dụng chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân
36 Cần nhân rộng mô hình thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, https://dangcongsan.vn/thoi-su/can-nhan-
25/05/2012 hướng dẫn chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ
BV&PTR; thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 về quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả
DVMTR; thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16 tháng 11
năm 2012 về hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR; UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, UBND cấp huyện và xã ban hành 1.290văn bản áp dụng tại địa phương37. Như vậy, về cơ bản đã có hành lang pháp lý tổ chức quản lý, vận hành Quỹ BV&PTR và triển khai thực hiện chi trả DVMTR.