Vai trò của chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 26 - 30)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1.3. Vai trò của chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thứ nhất, việc chi trả DVMTRtạo ra nguồn tài chính bền vững và lâu dài.

Việc chi trả DVMTR mang bản chất là một công cụ kinh tế, trong điều kiện ngân sách nhà nước có hạn, lại phải chi trả cho nhiều hoạt động khác nhau, thì việc tạo lập một nguồn tài chính chocông tác BVMT thông qua việc huy động các nguồn lực xã hội là cần thiết. So với các công cụ kinh tế khác như thuế tài nguyên hay các khoản phí nước thải thì PFES thay vì dựa trên cơ chế “người gây ô nhiễm phải trả tiền” thì PFES dựa trên cơ chế “người hưởng lợi phải trả tiền” và cơ chế “sẵn lòng

chi trả”. Điều này sẽ tạo nên một cơ chế tự nguyện chi trả từ phía người sử dụng dịch

vụ đến người cung cấp dịch vụ. Nếu xem xét trong bối cảnh các khoản chi phí dành cho hoạt động hoạt động BVMTngày càng tăng cao theo thời gian thì chi trả DVMTR là một giải pháp hữu hiệu vừa tạo nguồn thu vừa giải bài toán chi phí cho hoạt động

BVMT rừng.

18WTP mức giá cao nhất người mua sẵn lòng trả cho một hàng hóa hoặc một dịch vụ nào đó.

Song song đó, chi trả DVMTR có ý nghĩa kinh tế với người cung cấp DVMTR lẫnngười mua DVMTR. Thông qua việc tổ chức, cá nhân BVMT bền vững, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học đã mang lại lợi íchkinh tế cho mọi cá nhân trong xã hội. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp tham gia chi trả DVMTR sẽ xây dựng được hình ảnh doanh nghiệp vừa mạnh về tài chính, năng lực vừa thân thiện với môi trường, tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Minh chứng cụ thể, theo báo cáo chuyên đề tổng hợp kết quả 10 năm chi trả

DVMTR giai đoạn 2011-2020 và định hướng pháp triển giai đoạn giai đoạn 2021- 2030 do USIAD20, WINROCK21 và VNFF22 thực hiện, tổng số tiền thu được từ DVMTR của cả nước từ năm 2011 đến năm 2020 là 16.746 tỷ đồng, bình quân là trên 1.600 tỷ đồng/năm. Riêngnăm 2011 là năm đầu tiên triển khai thu tiền DVMTR nên mức thu còn thấp, đạt 283 tỷ đồng. Từ năm 2012 trở đi, mức thu tăng lên 1.184 tỷ đồng và duy trì cao ở các năm từ năm 2013 đến năm 2016. Từ năm 2017, tiền thu DVMTR tăng nhanh, nhất là trong 3 năm 2018, 2019, 202023.

Thứ hai, chi trả DVMTR có tác động lớn đến BVMT

Việc huy động nguồn vốn từ các hợp đồng chi trả DVMTR đã tạo ra một nguồn thu mới cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thay vì chỉ tập trung duy nhất vào ngân sách nhà nước như trước kia. Đồng thời, Việt Nam có tham gia ký kết công ước về đa dạng sinh học năm 1992 nên việc thực hiện chi trả trên sẽ hỗ trợ nước ta trong việc tuân thủ các mục tiêu đã quy định tại Công ước. Về phía người cung ứng dịch vụ thì việc nhận được khoản chi trả DVMT sẽ tạo ra một khoản thu không nhỏ, tạo động lực các các nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ gìn giữ và BVMT rừng. Về phía người thụ hưởng vì họ phải trả tiền cho hành vi sử dụng của mình nên họ cũng sẽ chừng mực trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Chính vì tác động trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể sử dụng và cung ứng dịch vụ nên ý thức của họ được cải thiện và nâng cao đáng kể. Minh chứng là khi

20Cơ quan Phát triển Quốc tế củaHoa Kỳ, tên khác là Cơ quan Hoa Kỳ về phát triển quốc tế (tiếng Anh: United States Agency for International Development, viết tắt: USAID) là một đơn vị thuộc chính phủ Liên bang Hoa Kỳ được giao việc điều hành viện trợ dân sự cho nước ngoài.

21 Winrock International (WINROCK) là một tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ hoạt động trong lĩnh vực hỗ

trợ và bảo tồn nguồn lực tự nhiên và đa dạng sinh học.

22VNFF là Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập vào ngày 28/11/2008 tại Quyết định số 114/2008/QĐ-BNN. 23Báo cáo chuyên đề tổng hợp kết quả 10 năm chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2011-2020 và định hướng pháp triển giai đoạn năm 2021-2030 (2020), do USIAD, WINROCK và VFFF thực hiện.

chưatriển khai chi trả, các chủ thể sử dụng DVMTR miễn phí, hậu quả làmôi trường bị ô nhiễm, suy thoái, đa dạng sinh học bị phá vỡ. Tuy nhiên, khi chi trả DVMTR được triển khai, song song với việc nhận thức của cộng đồng được nâng cao thì các giá trị môi trường rừng đều thay đổi theo hướng tích cực (thể hiện trong biểu đồ bên dưới).

Biểu đồ 1. diện tích rừng được chi trả tiền DVMTR giai đoạn 2011-202024

Căn cứ vào các số liệu của biểu đồ, DVMTR đã góp phần BVMT thông qua diện tích rừng được quản lý, bảo vệ bằng nguồn tiền DVMTR. Năm 2019, diện tích rừng cung ứng DVMTR và được chi trả tiền DVMTR là 6.576.508 ha trên tổng diện tích rừng của cả nước là 14.609.222 ha chiếm 45% khẳng định vai trò to lớn của rừng đối với cung ứng DVMTR và được hưởng lợi từ DVMTR25. Chính sách chi trả DVMTR giúp cho rừng được bảo vệ tốt hơn, góp phần bảo vệ rừng của các nước. Số vụ vi phạm giai, trước khi chưa thực hiện chi trả DVMTR là 195.825 vụ, bình quân là 39.165 vụ/năm, giai đoạn 2011-2015, khi thực hiện chính sách PFES trong 5 năm đầu là 136.325 vụ, bình quân là 27.265 vụ/năm, giảm 59.500 vụ, tương ứng giảm 32,9%, đến giai đoạn 2016-2018 giảm xuống còn 46.851 vụ bình quân là 15.617 vụ/ năm giảm so với giai đoạn trước là: 89.474 vụ tương ứng với 65,7%. Tương ứng với các giai đoạn này, diện tích rừng bị mất giảm rất nhanh, cụ thể là: giai đoạn 2006-

24Tương tự 23

25Quyết định số1423/QĐ-BNN-TCLN củaBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 23tháng 4 năm

2010 mất 27.732 ha, bình quân 5.546 ha/năm; giai đoạn 2011-2015 mất 11.578 ha, bình quân 2.315ha/năm, tương ứng giảm 58,2%; giai đoạn 2016-2018 giảm xuống còn 6.627 ha, bình quân 2.209 ha/năm tương ứng trên 10%.

Thứ ba, chi trả DVMTR tác động tích cực đến sinh kế, các chính sách giảm

nghèo và an sinh xã hội

Việchình thành quan hệ chi trả DVMTR đã mở ra nhiều cơ hội để người cung ứng dịch vụ cóthểnâng cao thu nhập của mình, cải thiện sinh kế, giải quyết bài toán nâng cao thu nhập, đặc biệt là cho đồng bào các dân tộc ít người sinh sống gần các khu vực biên giới. Chínhđiều này đã tạo thêm việc làm hàng trăm nghìn lao động của 250.000 hộ gia đình và 10.000 cộng đồng26. Số hộ gia đình đã nhận được chi trả 3.647 tỷ đồng, tạo thêm nguồn thu bằng tiền mặt vào khoảng 15% đã giúp bớt khó khăn, xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất của các hộ. Trong đó, 10.000 cộng đồng đã nhận được 5.658 tỷ đồng, với việc chi trả ổn định bình quân 50 triệu đồng/1 cộng đồng/năm góp phần cho phát triển cộng đồng.

Về mặt an sinh xã hội, việcchi trả DVMTR đóng góp vào những chương trình phát triển hạ tầng và cộng đồng. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Phạm và các cộng sự (2018) đánh giá tác động của chi trả DVMTR tại tỉnh Sơn La cho thấy, tiền chi trả cho cộng đồng đã giúp xây dựng 2,689 công trình hạ tầng với tổng mức đầu tư hơn 57,970 tỷ đồng. Các côngtrình đầu tư từ kinh phí chi trả DVMTR chủ yếu là nhàcộng đồng27.

Thứ tư, chi trả DVMTR còn góp phần hình thành thị trường giá cả cho các

DVMTR

Như đã đề cập ở mục 1.1.2, tại Việt Nam các nhà quản lý không thực hiện chi trả cho tất cả các DVMT mà lựa chọn DVMTR để thí điểm và luật hóa. Do vậy, khi DVMTR được công nhận là một loại “hàng hóa” để mua bán trên thị trường DVMTR, việc lượng giá giá trị các DVMTR được cung cấp, quan hệ mua bán, trao đổi giữa người người mua và người người bán cũng diễn ra, từ đó hình thành thị trường chi trả DVMTR. Tương tự, đây cũng cách thức hình thành thị trường của các loại DVMT còn lại.

26 Tươngtự 23

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)