Bảo vệ quyền lao động

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 30 - 35)

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

1.3. Nội dung của các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững

1.3.2.2. Bảo vệ quyền lao động

Như đã đề cập tại mục 1.2.3.2, FDI có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, theo tác giả, việc làm chỉ mang lại lợi ích cho người lao động khi các tiêu chuẩn lao động được duy trì để bảo vệ phẩm giá con người. Nếu vấn đề đất đai phát sinh chủ yếu trong gia đoạn đầu của dự án đầu tư, vấn đề về quyền lao động sẽ liên tục xảy ra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.

Lĩnh vực đầu tư tài nguyên thiên nhiên đã và đang đối mặt với những vấn đề về lao động chẳng hạn lao động tạm thời, lao động thời vụ, không thường xuyên. Những loại lao động này thường chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động. Phần lớn người lao động kiểu này thường gặp các vấn đề trong việc tham gia công đoàn hay thực hiện quyền lao động. Ngoài ra, họ cũng đối mặt với mức lương thấp, việc làm không ổn định do tính chất thời vụ của công việc.61 Trong lĩnh vực nông nghiệp, những người trồng trọt ký hợp đồng thực hiện việc canh tác, cung cấp sản phẩm cho công ty vẫn chưa thực sự được luật lao động bảo vệ. Chẳng hạn, các đồn điền vẫn sử dụng lao động trẻ em, hay tình trạng phân biệt đối xử cũng đang diễn ra khi phụ nữ thường phải làm công việc lương thấp, lao động nhiều giờ hơn…62

Để bảo vệ quyền lao động, luật lao động quốc tế đặt ra các tiêu chuẩn lao động tối thiểu. ILO) đã xây dựng nhiều điều ước quốc tế (gọi là công ước) điều chỉnh các vấn đề liên quan đến lao động. Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản trong Lao động (1998) của ILO đưa ra khẳng định các quyền cốt lõi của người lao động cần được bảo vệ, bao gồm:

 Tự do hiệp hội và công nhận quyền thương lượng tập thể;

 Xóa bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc;

 Xóa bỏlao động trẻ em;

 Xóa bỏ phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp;

Các nguyên tắc này được một hệ thống các công ước của ILO thể hiện, bao gồm: Công ước về Tự do hiệp hội và bảo vệ quyền tổ chức, Công ước về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể, Công ước về Lao động cưỡng bức, Công ước về Xóa bỏ

lao động cưỡng bức, Công ước về Tuổi lao động tối thiểu, Công ước về Các hình thức

lao động trẻ em tồi tệ nhất, Công ước về Trả công bình đẳng, Công ước về Chống

phân biệt đối xử (việc làm và nghề nghiệp). Ngoài 8 công ước cơ bản kể trên, ILO vẫn còn nhiều Công ước điều chỉnh các ngành hay hoạt động kinh tế cụ thể. Số công ước

61Cotula L., tlđd (15), trang 89 62Cotula L., tlđd (15), trang 89

này thường ít được các quốc gia phê chuẩn, chẳng hạn Công ước về Đồn điền. Các công ước của ILO có giá trị ràng buộc đối với các quốc gia đã phê chuẩn chúng và các quốc gia thành viên ILO phải gửi báo cáo định kỳ cho ILO.

Ngoài ra các tiêu chuẩn của ILO, Điều 23 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền63

và Điều 8 Công ước quốc tế về Các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá64cũng nhắc đến

các quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng chế độ đãi ngộ công bằng, được thành lập và tham gia công đoàn, được làm việc trong điều kiện an toàn và môi trường lành mạnh.65 Đối với lao động nữ, Điều 11 Công ước Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) khẳng định phụ nữ có quyền có cơ hội việc làm và được đối xử bình đẳng như nam giới. Theo đó, phụ nữ được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng cơ hội có việc làm ngang nhau, được trả mức lương như nhau khi làm các công việc có giá trị như nhau...Bên cạnh đó, các quyền lợi trong thời kỳ thai sản cũng được bảo vệ. Phụ nữ sẽ không bị sa thải với lý do mang thai hay nghỉ thai sản.66

Ngoài ra, các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và nhân

quyền đã được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhất trí thông qua vào năm 2011 làm rõ các nghĩa vụ nhân quyền của các quốc gia và trách nhiệm của các công ty trong hoạt động kinh doanh. Các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc dựa trên ba trụ cột: bảo vệ, tôn trọng và khắc phục. Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ quyền con người trước sự can thiệp của bên thứ ba, bao gồm cả sự can thiệp từ các tác nhân kinh doanh (bảo vệ). Các doanh nghiệp có trách nhiệm hành động một cách thận trọng để tránh vi

phạm nhân quyền và giải quyết các tác động tiêu cực có thể phát sinh từ các hoạt động của họ (tôn trọng). Cuối cùng, cần có các biện pháp khắc phục hiệu quả thông qua các cơ chế khiếu nại (khắc phục).

Bên cạnh đó, một văn kiện quốc tế khác đề cập đến quyền lao động phải kể đến đó là Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về Doanh nghiệp đa quốc gia Khi họ áp dụng. Các nguyên tắc cốt lõi của ILO được lặp lại tại chương V của Hướng dẫn. Ngoài ra, các điều khoản về điều kiện việc làm cũng được Hướng dẫn nhắc tới. Hướng dẫn của OECD yêu cầu điều kiện việc làm tốt nhất có thể, tuỳ vào

63 Điều 23 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền: “Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp.”

64

Điểm a Khoản 1 Điều 8 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá: “Các quốc gia đảm bảo: (a) Quyền của mọi người được thành lập và gia nhập công đoàn do mình lựa chọn, theo quy chế của tổ chức đó, để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình. Việc thực hiện quyền này chỉ bị những hạn chế quy định trong pháp pháp luật và là cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích của an ninh quốc gia và trật tự công cộng, hoặc vì mục đích bảo vệ các quyền và tự do của những người khác;”

65Cotula L., tlđd (15), trang 89

khả năng của doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình của họ (đoạn V (4) (b)). Hướng dẫn cũng kêu gọi doanh nghiệp sử dụng và đào tạo lao động địa phương nhiều nhất có thể, yêu cầu doanh nghiệp phải đưa ra giải trình, thông báo hợp lý về những thay đổi khiến sa thải tập thể (đoạn V (5) và (6)).

Kết luận chƣơng 1

Bất kỳ quốc gia nào cũng xem đầu tư quốc tế là một hoạt động quan trọng đối với nên kinh tế của họ bởi nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững

khi góp phần xoá đói, nghèo, tạo thêm việc làm, công nghệ mới, dịch vụ mới… giúp kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Tuy mang lại nhiều lợi ích, FDI vẫn chứa đựng nhiều thách thức nhất định, bao gồm sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên, các chức năng môi trường giảm sút, sản xuất và tiêu thụ lãng phí, nhân quyền và quyền lao

động bị xâm phạm. Chính vậy, các văn kiện quốc tế càng nhấn mạnh sự cần thiết việc đặt ra các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững, cụ thể là các nguyên tắc bảo vệ môi trường, con người. Thuật ngữ phát triển bền vững xuất hiện từ những năm 70 của thế kỉ XX và ngày càng được hướng dẫn cụ thể trong các văn kiện quốc tế. Báo cáo

Brundtland (Ủy ban môi trường và phát triển thế giới, 1987) và Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển (UNCED) năm 1992, tổ chức tại Rio đánh dấu bước phát triển đáng kể của các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững. Tiếp đó, Năm 2012, UNCTAD đưa ra Khung chính sách đầu tư cho phát triển bền vững, khung chính sách này được sửa đổi vào năm 2015.Tuy nhiên khung chính sách này tập trung

bảo hộ đầu tư, cân bằng quyền và nghĩa vụ giữa chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài.

Tháng 9/2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua một kế hoạch hành động bao gồm 17 mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). 17 mục tiêu này kế thừa các nguyên tắc cốt lõi của các văn kiện quốc tế trước đó nhưng toàn diện hơn khi chúng đề cập đến hầu hết các vấn đề cốt lõi của phát triển bền vững, bao gồm con người, môi trường, hợp tác, thúc đầy hoà bình và công lý. Thông qua các văn kiện quốc tế kể trên, có thể thấy các yếu tố con người, môi trường và xã hội được đặt vào trung tâm của sự phát triển bền vững. Thứ nhất, con người là "trung tâm của các mối quan tâm vì sự phát

triển bền vững và được hưởng một cuộc sống lành mạnh và hữu ích, hài hòa với thiên

nhiên". Thứ hai, bảo vệ môi trường là việc cần thiết để đảm bảo phát triển bền vững.

Bảo vệ môi trường là một yếu tố nền tảng của phát triển bền vững, theo như Báo cáo Brundtland, Tuyên bố Rio và SDGs. Thứ ba, các nội dung xã hội như xoá nghèo, sức khỏe, trách nhiệm giải trình xã hội của doanh nghiệp…cũng là một trong các yêu cầu của phát triển bền vững. Chúng được nhắc đến xuyên suốt trong Tuyên bố Rio và

SDGs.

Dựa trên khái niệm phát triển bền vững đã phân tích, các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững sẽ xoay quanh vấn đề bảo vệ môi trường,con người. Ở nguyên tắc bảo vệ môi trường, đầu tiên, cần phải xây dựng luật môi trường hiệu quả. Cụ thể, luật môi trường phải đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể để sàng lọc các dự án đầu tư thông qua

thực hiện ĐTM, tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi dự án đầu tư. Quá trình ĐTM phải có sự tham gia của cộng đồng. Mức độ tham gia của cộng đồng được chia thành 5 cấp độ bao gồm: thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác và trao quyền. Tuỳ vào từng dự án, các bên thực hiện ĐTM có thể lựa chọn cách thức tiếp cận cộng đồng phù hợp.

Về vấn đề bảo vệ con người, các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững được đặt ra để bảo vệ hai đối tượng chính là quyền con người liên quan đến đất đai và quyền lao động. Thực tế cho thấy, thu hồi đất là nguồn xung đột trong nhiều hoạt động đầu tư, đặc biệt các hoạt động đầu tư có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên. Việc lấy đất sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dân khi họ dựa vào đất đai để kiếm sống, ảnh hưởng đến các quyền con người như quyền tài sản, quyền văn hoá, quyền lương thực… Để bảo vệ quyền con người liên quan đếnđất đai cho người dân, các dự án cần thu hồi đất phải được xem xét thận trọng, nhà đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động xã hội và môi trường thông qua việc phân tích kỹ lưỡng, tham vấn ý kiến của người dân địa phương bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất. Các cơ quan chức năng giảm thiểu việc thu hồi, nếu có thì nên bồi thường cho người dân hoặc ít nhất là có biện pháp khôi phục chúng về mức trước dự án. Bên cạnh đó, vấn đề về quyền lao động sẽ xảy ra liên tục trong suốt dự án đầu tư. Việc duy trì các tiêu chuẩn lao động nhằm bảo vệ người lao động là cần thiết. Các văn kiện quốc tế như Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản trong Lao động (1998) của ILO, các Công ước của ILO, Hướng dẫn của OECD về Doanh nghiệp đa quốc gia Khi họ áp dụng đã đề cập đến nhiều tiêu chuẩn lao động xoay quanh các nguyên tắc cốt lõi sau: (i) tự do hiệp hội và công nhận quyền thương lượng tập thể, (ii) xóa bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt

buộc, (iii) xóa bỏ lao động trẻ em; (iv) xóa bỏ phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.

CHƢƠNG 2

NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)