5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Sự thể hiện các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong pháp luật
2.1.3. Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong pháp luật một số quốc
quốc gia
2.1.3.1. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
Một trong các biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả trong đầu tư là thực hiện ĐTM. Pháp luật quốc tế chỉ yêu cầu chung chung các quốc gia phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Việc thực hiện đánh giá tác động môi trường sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật củatừng quốc gia.
- Trung Quốc:
ĐTM được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, được phê chuẩn năm 1979, tuy nhiên luật này đã hết hiệu lực vào năm 1989. Năm 2002, Trung Quốc thông qua Luật Đánh giá tác động môi trường, có hiệu lực vào ngày 01/09/2003. Theo đó, ĐTM được thực hiện đối với tất cả các dự án có thể gây tác động tiêu cực đến môi trường như rừng, nước, giao thông vận tải, đô thị… Đặc biệt, các dự án đầu tư có vốn nước ngoài đều phải thực hiện giống như các dự án trong nước. Báo cáo ĐTM tại Trung Quốc phải được nhà đầu tư phải cung cấp rõ ràng, gồm các thông tin như tóm tắt dự
án, báo cáo thực trạng môi trường quanh dự án, phân tích các tác động xấu đến môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.105
105Trần Thăng Long và Lê Minh Nhựt (2018), Laws and experiences on environmental impact assessment of countries and Vietnam, trang 3
Luật ĐTM tại Trung quốc yêu cầu sự tham gia của công chúng trong ĐTM. Do
đó, các cuộc điều trần cộng động, tham vấn xã hội được thiết kế để lấy ý kiến của cộng đồng (theoĐiều 11 và Điều 21 của Luật Đánh giá tác động2003). Ngoài ra, ý kiến của chuyên gia về dự án cũng cần được thu thập trong báo cáo ĐTM.106
Có thể thấy, pháp luật Trung Quốc yêu cầu ĐTM đối với tất cả các dự án trong và ngoài nước. Ngoài việc nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia cộng đồng đối với các dự án đầu tư có liên quan, Luật Đánh giá tác động 2003 cũng yêu cầu việc lấy ý kiến của chuyên gia bởi họ là những người có chuyên môn, ý kiến của họ sẽ khách quan, tin cậy, có thể sử dụng để xem xét phê duyệt một dự án đầu tư.
- Canada:
Chính phủ Canada ban hành đạo luật Đánh giá Tác động Môi trường (CEAA)
vào tháng 01/1995. CEAA góp vai trò quan trọng trong bảo vệmôi trường, hỗ trợ phát triển bền vững. Thực hiệnđánh giá tác động môi trường ở cấp liên bang và tiểu bang tại Canada.107
CEAA 2012 phân loại có 2 loại đánh đánh tác động môi trường, bao gồm đánh giá của cơ quan phụ trách đánh giá môi trường và đánh giá của ủy ban thực hiện. Đánh giá do cơ quan đánh giá môi trường phụ trách là đánh giá do Ủy ban An toàn Hạt nhân Canada (CNSC) hoặc Hội đồng Năng lượng Quốc gia (NEB) thực hiện. Trong khi đó, đánh gia do uỷ ban thực hiện sẽ được một nhóm các cá nhân do Bộ trường Bộ môi trường chỉ định phụ tránh, mọi công việc cũng sẽ do Bô này giám sát và duy trì. Tuỳ vào các gia đoạn khác nhau của quá trình đánh giá mà loại đánh giá nào sẽ được chọn thực hiện. Về thời hạn thực hiện đánh giá, hai loại đánh giá này có nhiều điểm khác nhau. Đối với loại thứ nhất do cơ quan có trách nhiệm thực hiện, cơ quan phải xem xét
đưa ra quyết định có thực hiện đánh giá tác động môi trường hay không trong vòng 45 ngày, kể từ ngày nhận được bản mô tả chi tiết dự án của người nộp đơn. Thời hạn này bao gồm cả 20 ngày tham vấn cộng đồng. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được hoàn thành trong tối đa 365 ngày, theo quy định của CEAA 2012. Đối với loại thứ hai, Bộ trưởng tham khảo ý kiến của hội đồng đánh giá để tiến hành thực hiện đánh giá trong vòng 20 ngày. Uỷ ban có thời gian 24 tháng cho việc hoàn thành báo cáo ĐTM.108
Như vậy, CEAA 2012 cũng yêu cầu thựchiện ĐTM với tất cả dự án. Quá trình ĐTM cũng được chia thành nhiều cấp độ từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời, quá
106Trần Thăng Long và Lê Minh Nhựt, tlđd (105), trang 4 107Trần Thăng Long và Lê Minh Nhựt, tlđd (105), trang 4 108Trần Thăng Long và Lê Minh Nhựt, tlđd (104), trang 6
trình ĐTM phải có sự tham gia cộng đồng. Các thông tin về dự án phải được thông báo có các cá nhân, cộng đồngbị ảnh hưởng, ngoại trừ các thông tin bí mật.
- Singapore:
Quá trình ĐTM theo pháp luật Singapore có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ (NGO). Tại Singapore, các tổ chức phi chính phủ (NGO) bao gồm các nhóm tự nhiên như Hiệp hội Tài nguyên Thiên nhiên Singapore (NSS) và các nhóm
doanh nghiệp như Hiệp hội Môi trường Singapore (SAFECO) và Hội đồng Công nghiệp Hóa chất Singapore (SCIC). Hội đồng Môi trường Singapore (SEC), trước đây là Ban Môi trường Quốc gia là điều phối viên của các nhóm này. SEC được thành lập và được trao nhiệm vụ giúp người dân nâng cao ý thức về môi trường. Đồng thời, SEC cũng thường xuyên tổ chức các chương trình giáo dục môi trường, các hội thảo về tài chế, giảm thiểu chất thải.109
Năm 1971, Singapore ban hành đạo luật không khí sạch, trong đó yêu cầu các ngành công nghiệp hoặc dự án cần phải thực hiện ĐTM. Luật này qui định “Văn phòng Chính phủ Singapore hoặc công ty con của nó, hoặc một nhà phát triển tư nhân muốn thực hiện dự án phải đệ trình đề xuất lên Cục Kiểm soát Ô nhiễm (thường phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Tái phát triển) để đánh giá xem dự án có cần ĐTM hay không”. Nếu dự án bắt buộc phải thực hiện ĐTM, các NGO sẽ tham gia vào quá trình này. Trên thực tế, các NGO đã tham gia trong hoạt động đánh giá tác động môi trường đối với các dự án có thể tác động tiêu cực đến môi trường tại Singapore. Các kiến nghị của NGO tại Singapore có hiệu quả khi giúp chính phủ Singapore ngăn chặn được các dự án gây hại đến môi trường.
Như vậy, pháp luật môi trường của Singapore có điểm nổi bật khi để các NGO tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường. Qua các trường hợp thực tiễn, Singapore cho rằng các kiến nghị từ các NGO thực sự hiệu quả bởi họ là những chuyên gia, ý kiến của họ mang tính khách quan đối với các ĐTM có liên quan.
Tác giả nhận thấy, mỗi quốc gia sẽ có một quy trình thực hiện ĐTM riêng. Tuy nhiên, các quốc gia đều yêu cầu thực hiện ĐTM với tất cả các dự án có khả năng gây hại cho môi trường. Ngoài ra, quá trình ĐTM bắt buộc phải có sự tham gia cộng đồng để đảm bảo tính khách quan. Một số quốc gia như Trung Quốc, Singapore lại chú trọng ý kiến từ các chuyên gia nhằm thu thập được những kiến nghị khách quan, hiệu quả trong quá trình phê duyệt dự án đầu tư.
2.1.3.2. Nguyên tắc bảo vệ con ngƣời
- Bảo vệ quyền con người liên quan đến đất đai:
Vấn đề trưng thu đất không được đề cập trực tiếp trong luật pháp quốc tế. Thay vào đó, mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng sao cho phù hợp với bối cảnh của mỗi nước.
Ấn độ:
Pháp luật của một số quốc gia có quy định về việc trưng thu cho các dự án đầu tư, trong đó phải kể đến Ấn Độ. Đạo luật về Quyền được đền bù công bằng và minh bạch trong thu hồi đất, phục hồi và tái định cư năm 2013 của Ấn Độ quy định việc chính phủ thu hồi đất tư nhân cho các mục đích công cộng. Đạo luật này ra đời nhằm thay thế luật pháp thời thuộc địa không bảo vệ đầy đủ quyền đất đai của người dân.110
Luật quy định các điều khoản đổi mới, gồm các quy định xử lý đền bù, cách thức phục hồi các gia đình bị ảnh hưởng. Đồng thời, luật đảm bảo thu hồi đất nông nghiệp phải là biện pháp cuối cùng, yêu cầu xác định rõ các yếu tố cấu thành “mục đích công cộng”. Đánh giá tác động xã hội trước khi thu hồi đất được yêu cầu với mỗi dự án và chính phủ phải trả lại bất kỳ phần đất nào chưa được sử dụng cho người dân. Việc thu hồi đất cho hoạt động thương mại phải có sự đồng ý trước của ít nhất 80% các gia đình bị ảnh hưởng. Mức độ này giảm xuống còn 70% đối với các dự án hợp tác công tư. Luật cũng quy định việc bồi thường theo giá thị trường đất và hướng dẫn cụ thể cách tính tiền bồi thường.111
Malaysia:
Quyền sở hữu đất ở Malaysia được điều chỉnh bởi Hiến pháp Liên bang (FC), Bộ luật Đất đai quốc gia 1965 (NLC) và Đạo luật thu hồi đất năm 1960 (LAA).
Điều 13 FC có quy định "không ai bị tước đoạt tài sản theo quy định của pháp luật", Điều 13(2) quy định rằng "không luật nào quy định việc bắt buộc sử dụng hoặc mua tài sản mà không được bồi thường thỏa đáng”. Như vậy, chính phủ vẫn có quyền thu hồi và bắt buộc phải bồi thường cho chủ đất.
NLC ghi nhận hai loại quyền sở hữu đất, gồm đất đai được giữ vĩnh viễn (đất tự do) và đất đai giữ có thời hạn nhiều năm (đất cho thuê). Người sử dụng đất phải trả tiền thuê đất hàng năm cho cơ quan nhà nước, đồng thời phải tuân thủ các “điều kiện rõ ràng” và “điều kiện ngụ ý” ảnh hưởng đến đất đai. “Điều kiện rõ ràng” sẽ thể hiện
110Cotula L., tlđd (15), trang 86 111Cotula L., tlđd (15), trang 86
trên quyền sở hữu đất còn “điều kiện ngụ ý” được quy định tại các điều 115 (đối với đất nông nghiệp), 116 (đối với đất xây dựng) và 117 (đối với đất công nghiệp) của Bộ luật. Nếu không tuân thủ các điều kiện luật định, đất có thể bị tịch thu. Tiền bồi thường sẽ được chi trả tuỳ vào từng loại hình sở hữu đất đai và các điều kiện đi kèm.
Quá trình thu hồi đất được quy định tại LAA. Theo đó, việc thu hồi đất tại Malaysia gồm hai giai đoạn là giai đoạn hành chính và tư pháp. Ở giai đoạn hành
chính, các thủ tục thu hồi đất được thực hiện theo các quy định tại LAA. Khi có tranh
chấp hay phản đối phát sinh, các vấn đề tranh chấp được chuyển sang giai đoạn tư pháp và toà án sẽ giải quyết.
Về bồi thường, giá bồi thường phải dựa giá đất thị trường. Cụ thể, Malaysia dựa trên phán quyết của Tòa trong vụ việc Rickets v Metropolitan Rail Co L.R. 2 H.L.175 của Anh để định mức giá bồi thường cho đất đai bị thu hồi. Theo đó, "bồi thường là số tiền cần thiết để đưa chủ đất bị tước đoạt vào vị trí giống như khi tài sản của anh ta chưa bị thu hồi". Như vậy, nguyên tắc chung là biện pháp bồi thường phải dựa trên giá trị thị trường của đất bị thu hồi.
Tóm lại, tuy luật của mỗi quốc gia có các quy định riêng về thu hồi đất đai, nhưng các quy định này được đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi. Trong khi luật pháp Ấn Độ nhấn mạnh việc tham vấn cộng đồng khi thu hồi đất, các đạo luật của Malaysia lại chú trọng về mức bồi thường cho chủ đất khi thu hồi đất của họ. Dù là thu hồi đất theo hình thức nào thì mức bồi thường cho chủ đất cũng phải được định giá theo giá thị trường
- Bảo vệ quyền lao động
Pháp luật quốc gia của một số nước như Canada, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc…có quy định khác nhau về tiêu chuẩn lao động song vẫn dựa trên bốn nguyên tắc cốt lõi của ILO, bao gồm: tự do hiệp hội và công nhận quyền thương lượng tập thể, xóa bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, xóa bỏ lao động trẻ em
và xóa bỏ phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.
Tác giả nhận thấy, pháp luật quốc gia sẽ quy định điều kiện và chế độ làm việc cho người lao động không kém hơn các tiêu chuẩn mà ILO đặt ra. Trước hết, các quyền như quyền tự do hội họp và lập hội, quyền tự do cá nhân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể đa phần được ghi nhận trong hiến pháp của mỗi nước (chẳng hạn Hiến pháp Hàn Quốc, Hiến pháp Canada…). Thậm chí Hiến pháp Hoa Kỳ, Malaysia
còn nghiêm cấm lao động cưỡng bức.112 Một số quốc gia còn ban hành các đạo luật khác như Luật chống buôn người nhằm xoá bỏ các hình thức lao động cưỡng bức.113
112Xem thêm tại Phụ lục 2 113Xem thêm tại Phụ lục 2
Các quy định về lao động trẻ em nằm rải rác trong luật lao động hay các luật điều chỉnh các ngành nghề riêng biệt.114 Đi kèmvới việc cấm, các chế tài như xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người sử dụng lao động khi họ có vi phạm(ví dụ Luật hình sự Trung Quốc…)
114Xem thêm tại Phụ lục 2
Kết luận chƣơng 2
Ởchương 2, tác giả tiến hành phân tích sự thể hiện của các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững (tác giả chia thành hai mảng chính gồm: điều khoản bảo vệ môi trường, điều khoản bảo vệ con người) trong pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia và một số vụ việc nổi bật.
Qua phân tích, tác giả nhận thấy, trong pháp luật quốc tế, điều khoản môi trƣờng được ghi nhận trong các IIA dưới các dạng như: (i) điều khoản chung về bảo vệ môi trường; (ii) nghĩa vụ không giảm giá trị đối với các quốc gia ký kết, nghĩa là về cơ bản yêu cầu các quốc gia không hạ thấp luật hoặc tiêu chuẩn về môi trường của họ trong quản lý đầu tư; (iii) ngoại lệ, miễn trừ trách nhiệm của các nước thành viên khi có biện pháp môi trường không phù hợp với các nghĩa vụ IIA của họ.
Tác giả chia các điều khoản bảo vệ con ngƣời thành hai loại gồm: điều khoản bảo vệ quyền con người liên quan đến đất đai và điều khoản bảo vệ quyền lao động.
- Điều khoản bảo vệ quyền con người liên quan đến đất đai được tìm thấy trong VGGT. Song VGGT mang tính nguyên tắc là chính, tập trung chủ yếu vào các vấn đề như tham vấn cộng đồng, đánh giá tác động môi trường trong các dự án có thu hồi đất. Trong các BIT, vấn đề đất đai ít được đề cập trực tiếp mà chỉ được nhắc đến gián tiếp trong các điều khoản môi trường. Mỗi quốc gia sẽ có
quy định cách thức thực hiện đánh giá tác động môi trường và tham vấn cộng
động đối với các dựán đầu tư.
- Các điều khoản lao động ngày càng phổ biến hơn trong các IIA, nhằm mục đích
bảo vệ quyền lao động trong hoạt động đầu tư xuyên quốc gia. Điều khoản lao
động trong BIT được thể hiện dưới dạng: (i) điều khoản chung vềlao động; (ii) không hạ thấp các tiêu chuẩn lao động để khuyến khích đầu tư; (iii) viện dẫn
đến tiêu chuẩn lao động của ILO hay các công cụ nhân quyền quốc tế khác. Trong pháp luật quốc gia, các quốc gia có quy định riêng về bảo vệ môi trường
hay con người. Tuy nhiên, các quốc gia đều thực hiện:
Thứ nhất,ĐTM với tất cả các dự án có khả năng gây hại cho môi trường.
Thứ hai, quá trình ĐTM bắt buộc phải có sự tham gia của cộng đồng để đảm
bảo tính khách quan
Thứ ba, lấy ý kiến từ các chuyên gia nhằm thu thập được những kiến nghị
khách quan, hiệu quả trong quá trình phê duyệt dự án đầu tư.
Thứ tư, yêu cầu tham vấn cộng đồng khi thu hồi đấtcho dự án đầu tư. Mức bồi
Thứ năm, quy định các tiêu chuẩn lao động không thấp hơn so với các tiêu chuẩn lao động của ILO
Việc áp dụng các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi
trường, con người cũng gây ra nhiều tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước. Các vụ việc nổi bật phải nhắc đến bao gồm: Metalclad và Mexico, Tecmed và Mexico, S.D.
Myers, Inc. và Canada, người bản địa Kichwa của Sarayaku v. Ecuador, người bản địa
Saramaka v. Suriname, Bear Creek và Peru… Qua đó, nhằm tránh khỏi tranh chấp và