Quá trình hình thành các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 64 - 85)

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3.2.1. Quá trình hình thành các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong

Tại Việt Nam, từ năm 1991, phát triển bền vững đã dần trở thành mục tiêu chiến lược và là xu thế phát triển tất yếu của đất nước. Kế hoạch Quốc gia về Môi trường và Phát triển Bền vững giai đoạn 1991 - 2000 tạotiền đề cho các chính sách về phát triển bền vững tại Việt Nam. Vào năm 1993, Luật Bảo vệ Môi trường lần đầu được ban hành. Năm 1998, Chỉ thị số 36/1998/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được

ban hành. Nhiều luật, chỉ thị của Bộ Chính trị, nghị định của Chính phủ, chỉ thị và quyết định của Thủ tướng…được ban hành nhằm bảo vệ môi trường. Sau đó, Luật Bảo vệ môi trường 2014, mới nhất là Luật Bảo vệ môi trường 2020 được ban hành. Nhìn chung, các văn kiện này thống nhất định nghĩa phát triển bền vững. Theo đó, phát triển bền vững nghĩa là phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại nhưng không cản trở việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau.

Như vậy, tương tự với pháp luật quốc tế, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam đã đề ra các nguyên tắc cốt lõi sau: (i) lấy con người làm trung tâm của sự phát triển bền vững, (ii) bảo vệ môi trường là yếu tố cần thiết để đạt mục tiêu phát triển bền vững, (iii) cân bằng phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai. Ngoài ra, các nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phát triển bền vững hay, bảo vệ môi trường phải đi đôi với phát triển kinh tế cũng được nhà nước Việt Nam chú trọng trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực đầu tư.

3.2.2. Nguyên tắc bảo vệ môi trƣờng

- Cơ sở pháp lý

Đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam được quy định từ Điều 30 đến Điều

38 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (LBVMT 2020). Các dự án cần thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đượcquy định tại Điều 30 LBVMT 2020. Trong đó, các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao phải thực hiện thêm đánh

giá sơ bộ.

Về nội dung, Điều 32 quy định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải bao gồm các nội dung như xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường.

Vấn đề tham vấn cộng đồng được quy định tại Điều 33 LBVMT 2020. Việc tham vấn cộng đồng sẽ được thực hiện trong quá trình đánh giá tác động môi trường

nhằm giảm các tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời tránh sự phản đối của người dân khiến dự án bị trì hoãn. Theo đó, cộng đồng dân cư, cá nhân và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư sẽ được lấy ý kiến.

Việc thực hiện báo cáo đánh giá sẽ do chủ đầu tư tự thực hiện hay thông qua

đơn vị tư vấn đủ điều kiện thực hiện. Kết quả đánh giá tác động môi trường được lập thành báo cáo, chủ đầu tư sẽ gửi báo cáo này đến cơ quan thẩm định. Các dự án sẽ được cấp giấy phép hoạt động sau khi có quyết định phê cơ quan đánh giá tác động môi trường phê duyệt.

Ngoài ra, các vấn đề công khai thông tin về môi trường, công khai danh danh sách hội đồng thẩm định, công khai thông tin về sự tham gia cộng đồng trong quá trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường nhằm tạo sự khách quan, minh bạch trong quá trình đánh giá tác động môi trường của một dự án đầu tư được LBVMT 2020 chú trọng và có quy định riêng cho vấn đề này.

Xử lý vi phạm về môi trường

Theo pháp luật Việt Nam, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp khi có hành vi gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 155/2016/NĐ-CP, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS 2015). Theo đó, nếu doanh nghiệp có hành vi gây ô nhiễm môi trường như vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường; hành vi gây ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải thì có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể, theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra, biện pháp tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép môi trường hoặc tạm đình chỉ hoạt động. Riêng với hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường, xả thải trái pháp luật, pháp nhân thương mại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 235 BLHS 2015.

- Giải pháp hoàn thiện

Đánh giá tác động môi trường

So sánh với luật ĐTMở một vài quốc gia, tác giả nhận thấy luật LBVMT 2020 đã có nhiều điểm tương đồng đáng kể, chẳng hạn như việc thay đổi quy trình ĐTM đối với quy mô khác nhau của từng dự án, đề cao ý kiến của “cộng đồng dân cư” trong ĐTM. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng quy trình ĐTM vẫn còn vài điểm cần cải thiện.

Thứ nhất, khoản 1 Điều 33 LBVMT 2020 chỉ quy định việc tham vấn được thực hiện với các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án đầu tư mà không nhắc đến nhóm đối tượng bị ảnh hưởng gián tiếp. Đây là một thiếu sót bởi lẽ với một số dự án không chỉ ảnh hưởng đến người dân tại nơi có dự án mà còn người dân ở xa khu dự án. Chẳng hạn, với dự án nhà máy thuỷ điện, các cộng đồng, tổ chức, cá nhân tại nơi có nhà máy, hồ chứa được lấy ý kiến. Tuy nhiên, việc tham vấn cũng cần được thực hiện đối với tổ chức, cá nhân ở thượng nguồn, hạ nguồn của dòng sông bởi họ cũng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi hoạt động của nhà máy thuỷ điện. Vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường, khoản 1 Điều 33 cần được bổ sung thêm nội dung tham vấn ý kiến của các đối tượng chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi dự án đầu tư.

Thứ hai, ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 thì quá trình tham

vấn cũng cần thêm ý kiến của các nhà khoa học chuyên ngành, chuyên gia và nhà

nghiên cứu từ các trường đại học đối với dự án có liên quan để đảm bảo việc đóng góp ý kiến là khách quan và hiệu quả. Ngoài ra, luật nên để các tổ chức, các cá nhân có

quan tâm đến dự án, phát triển bền vững tham gia tham vấn, giống như cách mà Singapore để cácNGO tham gia hoạt động đánh giá tác động môi trường mà tác giả đã đề cập ở trên.

Thứ ba, theo Điều 33 LBVMT 2020, công tác tham vấn chỉ được thực hiện 1

lần đối với tất cả các nhóm dự án. Điều này khiến kết quả tham vấn có thể không khách quan, thiếu chi tiết. Đối với các dự án có quy mô lớn, việc tham vấn cần được tiến hành nhiều lần, tối thiểu là hai lần. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường là hoạt động cần kiến thức chuyên môn, thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau, đòi hỏi thời gian, phương thức, kinh phí phù hợp với từng loại dự án. Ở lần tham vấn 1, chủ đầu tư cần trình bày sơ lược về dự án, những tác động của dự án đến người dân và môi trường đề các đối tượng được tham vấn nắm rõ thông tin về dự án. Ở lần tham vấn thứ 2 (được thực hiện sau khi báo cáo ĐTM được thực hiện), chủ đầu tư phải gửi báo cáo lại cho đối tượng được tham vấn lần một, trực tiếp giải trình các ý kiến, thắc mắc của họ. Nếuhọ có ý kiến phản biện hay đóng góp gì cho dự án có căn cứ thì chủ đầu tư cũng nên xem xét điều chỉnh báo cáo. Nếu ý kiến chủ đầu tư và đối tượngtham vấn không thống nhất ý kiến, sự bất đồng này sẽ được cơ quan thẩm định độc lập xem xét. Kinh phí cho việc này do Nhà nước và chủ đầu tư hỗ trợ người dân chỉ trả. Việc này đảm bảo chủ đầu tư phải có trách nhiệm với việc tham vấn, ý thức của người dân trong

tham vấn cũng được nâng cao.

Thứ tư,đánh giá môi trường là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều bước và

phù hợp nhưng về lâu dài, để điều chỉnh ĐTM chi tiết hơn, có thể nghiên cứu xây dựng riêng luật đánh giá tác động môi trường như một số quốc gia trên giới đã làm.

Thứ năm,nếu trong thời gian chờ phê duyệt, dự án có thay đổi về phạm vi, quy

mô, công suất… thì luật cũng chưa có khung pháp lý để điều chỉnh. Như vậy, cần xây dựng các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các vấn đề phát sinh này.

Xử lý vi phạm về môi trường

Các hình thức xử lý vi phạm về môi trường là hàng rào ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường từ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi chính phủ sử dụng các biện pháp này thì lại bị nhà đầu tư khởi kiện vì vi phạm bảo hộ đầu tư. Theo tác giả, nhằm tránh các tranh chấp nói trên,Việt Nam cần:

Thứ nhất, Việt Nam cần cẩn trọng trong các quyết định áp dụng các biện pháp

môi trường.Chẳng hạn, từ vụ việc Metalclad và Mexico, Việt Nam cần thiết lập khung pháp lý rõ ràng đối với nhà đầu tư, đặc biệt phải thống nhất và đảm bảo tính minh bạch trong thủ tục cấp phép và quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài của cơ quan nhà nước cấp trung ương và địa phương.

Thứ hai, từ vụ Tecmed và Mexico, S.D Myers, INc và Canada cho thấy chính

phủ không đưa ra đủ bằng chứng chứng minh biện pháp truất hữu vì bảo vệ môi trường. Vì vậy, khi áp dụng các biện pháp truất hữu nhằm bảo vệ môi trường, Việt

Nam cần có đầy đủ cơ sở pháp lý chứng minh biện pháp được áp dụng bảo đảm đầy đủ nguyên tắc truất hữu hợp pháp. Biện pháp truất hữu được coi là hợp pháp khi đảm bảo được bốn điều kiện sau:

(a) nhằm phục vụ lợi ích công cộng (trong trường hợp này là vì bảo vệ môi trường);

(b) được thực hiện một cách không phân biệt; (c) được thực hiện theo thủ tục luật định;

(d) thực hiện bồi thường cho nhà đầu tư bị truất hữu tài sản.

Như vậy, để tránh rủi ro, Việt Nam nên làm rõ trách nhiệm pháp lý của nhà đầu tư đối với môi trường trong các điều ước quốc tế về đầu tư bằng việc quy định cụ thể chẳng hạn như: chính phủ nước tiếp nhận đầu tư có quyền thiết lập cơ chế bảo vệ môi trường đặc thù khi đó là “cần thiết" để giảm bớt rủi ro môi trường, các biện pháp môi trường hợp pháp không tạo ra quyền yêu cầu bồi thường từ phía nhà đầu tư, các biện

pháp môi trường hợp pháp bao gồm các biện pháp thực hiện theo nguyên tắc phòng ngừa.115

Thứ tư, trường hợp Formosa cho thấy Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp

xử lý mạnh hơn như thu hồi tạm thời giấy phép hoạt động hay buộc đóng cửa nhà máy đến khi các sai phạm hoàn toàn được khắc phục mà không cần bồi thường thiệt hại khi truất hữu gián tiếp dựa theo BIT giữa Việt Nam và Đài Loan năm 1993. Như vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn là xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về môi trường theo các quy định cụ thể trong các hiệp ước đầu tư mà Việt Nam ký kết với bên liên quan.

Cuối cùng, Việt Nam cần quan tâm đến các vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế đã được phân xử nhằm giúp các cơ quan chức năng có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị hồ sơ vụ kiện, hiểu rõ hơn quy trình, thủ tục và nội dung pháp lý đã được giải quyết trong các vụ kiện đó.

3.2.3. Nguyên tắc bảo vệ con ngƣời

3.2.3.1. Bảo vệ quyền con người liên quan đến đất đai - Cơ sở pháp lý - Cơ sở pháp lý

Tại Việt Nam, việc thuhồi đất và bồi thường được quy định tại Điều 16, 64, 74, 75, 114 Luật Đất đai 2013 (LĐĐ 2013). Các vấn đề như đánh giá tác động môi trường và tham vấn cộng đồng đối với các dự án có thu hồi đất được quy định từ Điều 30-38

LBVMT 2020. Các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân bao gồm: thứ nhất, để họ tham gia lên tiếng trong các dự án; thứ hai, đền bù cho phần đất bị chiếm dụng.

Vấn đề thực hiện tham vấn cộng đồng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, bao gồm các bất cập và giải pháp hoàn thiện đã được tác giả đề cập tại mục

3.2.2.

Việc đền bù chiếm dụng đất và các thiệt hại môi trường cho người dân chưa thực sự bảo vệ được quyền lợi cho người dân. Việc đền bù được thực hiện dưới 2 hình thức là đền bù bằng tiền hoặc hỗ trợ tái định cư. Nếukhông hỗ trợ tái định cư được do quỹ đất hạn hẹp thì nhà nước sẽ bồi thường bằng tiền. Tiền bồi thường cho đất bị thu hồi được quy định Điểm đ khoản 4 Điều 114 LĐĐ 2013và Điều 18 Nghị định 44/2014/NĐ-CP.

Theo đó, giá đất dùng làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là giá

115Trần Việt Dũng (2016), Truất hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp làm ô nhiễm môi trường, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, (05)99/2016, trang 12-19

đất cụ thể của loại đất được thu hồi tại thời điểm thu hồi đất. Giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh và thành phố quy định, dự trên các nguyên tắc định giá đất, tiến hành tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất trên thị trường. Chính vậy, việc bồi thường vẫn bị theo cơ chế “2 giá đất" trong khi đa phần luật pháp các quốc gia khác đều dựa trên giá

thị trường để bồi thường. Tóm lại, người dân vẫn bị nhà nước áp giá đất cụ thể chứ không theo giá thị trường, điều này hiển nhiên gây thiệt hại về mặt kinh tế cho người dân có đất bị thu hồi.

- Giải pháp hoàn thiện

Về tham vấn cộng đồng, tác giả đã đề cập tại mục 3.2.2

Về việc đền bù, tác giả cho rằng cơ chế “2 giá đất" cần được xóa bỏ để đảm bảo sự công bằng trong việc tính tiền bồi thường cho người dân khi nhà nước thu hồi đất. Việc để UBND tỉnh và thành phố định giá đất cụ thể là hợp lý. Tuy nhiên chỉ dựa vào quyết định từ phía cơ quan nhà nước thì không công bằng đối với người dân. Theo tác giả, việc xác định giá đất nên được giao cho một đơn vị chuyên môn độc lập được nhà nước công nhận tại thời điểm áp dụng giá đất. Nhà nước nên khuyến khích các đơn vị thực hiện dịch vụ định giá đất chuyên nghiệp được thành lập, đồng thời thiết lập các quy định tạo điều kiện cho người dân chứng minh giá trị phần đất bị thu hồi nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ.

3.2.3.2. Bảo vệ quyền lao động - Cơ sở pháp lý - Cơ sở pháp lý

Các nguyên tắc cốt lõi của ILO được ghi nhận rõ ràng trong Bộ luật lao động 2019 (BLLĐ 2019)

Thứ nhất,Điều 170 BLLĐ 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập, tham

gia công đoàn. Theo đó, “Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt độngcông đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.” Ngoài ra, người lao động tại

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 64 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)