Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong một số hiệp định đầu tƣ

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 61 - 64)

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3.1. Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong một số hiệp định đầu tƣ

PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

3.1. Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong một số hiệp định đầu tƣ mà Việt Nam là thành viên tƣ mà Việt Nam là thành viên

3.1.1. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP)

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một FTA thế hệ mới thứ hai mà Việt Nam tham gia. Tiền thân của hiệp định này là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (The Trans-Pacific Partnership Agreement -

TPP). TPP bắt đầu được đàm phán từ tháng 03 năm 2010. Sau đó, Hoa Kỳ quyết định rút khỏi TPP. Các nước còn lại vẫn nỗ lực đàm phán để thống nhất các nội dung của CPTPP Hiệp định được ký kết vào ngày 08/03/2018 tại Santiago, Chile và có hiệu lực từ ngày 30/12/2018. Tuy nhiên, ngày 14/01/2019, hiệp định mới chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam. Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong CPTPP được thể hiện trong chương 19 và 20.

(i) Lao động

Chương 19 tập trung vào vào vấn đề lao động và cơ chế giải quyết tranh chấp lao động. CPTPP chủ yếu viện dẫn đến các quy định trong Tuyên bố 1998 của ILO,

bao gồm:

- Công nhận quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động và

người sử dụng lao động;

- Xóa bỏlao động cưỡng bức và lao động bắt buộc;

- Cấm sử dụng lao động trẻ em;

- Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.

CPTPP yêu cầu Việt Nam phải cam kết lộ trình thực hiện 4 nguyên tắc cốt lõi trong Tuyên bố 1998 của ILO. Theo đó, các nghĩa vụ trong chương lao động phải được thực hiện ngay khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam.

Tóm lại, với mục tiêu bảo vệ, thực thi các quyền lao động, cải thiện điều kiện làm việc, tăng cường hợp tác giữa các bên về các vấn đề lao động, các bên đã khẳng định các nghĩa vụ của mình có liên quan đến vấn đề lao động, bao gồm việc ghi nhận các quy định về quyền lao động trong hệ thống pháp luật trong nước, không được khuyến khích, thu hút đầu tư bằng cách hạ thấp các tiêu chuẩn lao động cơ bản, thực

thi có hiệu quả luật lao động. Bên cạnh đó, cơ chế giải quyết các tranh chấp có liên quan đến lao động cũng được quy địnhtại chương này.

(ii) Môi trường

Chương 20 của CPTPP bao gồm 2 nhóm: thứ nhất, cam kết về chính sách, pháp

luật trong nước về môi trường; thứ hai, cam kết việc tham gia các hiệp định đa phương về môi trường.

 Cam kết về chính sách, pháp luật trong nước:

CPTPP không có tiêu chuẩn cụ thể về môi trường nhưng yêu cầu luật pháp, chính sách của các quốc gia là thành viên phải đáp ứng một số khía cạnh cụ thể.

Thứ nhất,các quốc gia phải cam kết tính minh bạch, tăng cường vai trò của các

bên trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc: đảm bảo quyền của tổ chức, cá nhân

kiện đòi bồi thường hay khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường, thiết lập cơ chế cụ thể để các tổ chức và cá nhân trong nước có thể khiếu nại/ khiếu kiện về các vấn đề liên quan đến môi trường. Ngoài ra, nếu có cáo buộc một nước thành viên không thực hiện đúng các cam kết môi trường, Uỷ ban môi trường của CPTPP sẽ xem xétđể giải quyết.

Thứ hai, CPTPP còn bao gồm các cam kết trong một số vấn đề môi trường cụ

thể như: giảmphát thải, đa dạng sinh học, trợ cấp khai thác, đánh bắt hải sản…

CPTPP khuyến nghị các quốc gia thực hiện hiệu quả các cam kết trong các Công ước Môi trường màmình là thành viên. CPTPP đặc biệt nhấn mạnh 3 Công ước quốc tế về môi trường, gồm: Nghị định thư MONTREAL về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn;

Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa (Công ước CITES) và Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển (Công ước

MARPOL).

Về cơ chế giải quyết tranh chấp: Khi có tranh chấp, các bên sẽ tiến hành thủ tục tham vấn. Nếu tham vấn thấtbại, các bên có thể lựa chọn bên thứ ba độc lập nhằmgiải quyết tranh chấp như Uỷ ban môi trường và Hội đồng lao động.

3.1.2. Hiệp định tự do thƣơng mại Việt Nam – EU (EVFTA)

EVFTA là FTA thế hệ mới thứ ba Việt Nam mà Việt Nam tham gia. FTA này

được ký kết giữa Việt Nam và 28 quốc gia thành viên của EU. Hiệp định được khởi động đàm phán vào ngày 26 tháng 06 năm 2010 tại Brussels, Bỉ bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á- Âu lần thứ 8. Trải qua hơn 05 năm đàm phán, hai bên chính thức kết

EVFTA vào ngày 02 tháng 12 năm 2015. EVFTA đã được quốc hội hai bên phê chuẩn và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020. Với mức độ cam kết đạt được, EVFTA được xem là một hiệp định toàn diện, cân bằng lợi ích cho cả EU và Việt Nam.

Là một FTA thế hệ mới, phát triển bền vững là một mục đích quan trọng mà EVFTA muốn hướng tới. EVFTA chứa đựng các nội dung về bảo vệ môi trường và quyền lao động trong chương Thương mại và Phát triển Bền vững. EVFTA không

đưa ra các quy định về môi trường và lao động cụ thể nhưng đặt ra nguyên tắc chung đối với việc ban hành các tiêu chuẩn và quy định trong nước chẳng hạnnhư không loại hạ thấp hay loại bỏ các tiêu chuẩn, không bỏ qua việc thực thi các quy định pháp luật về lao động và môi trường vì mục đích thúc đẩy đầu tư, đảm bảo nguyên tắc minh bạch, thực hiện tham vấn khi ban hành các tiêu chuẩn, quy định mới về môi trường và lao động

Các cam kết trong một vài lĩnh vực cụ thể:

(i) Lao động:

Tuy EVFTA không đưa ra các quy định về môi trường và lao động cụ thể nhưng yêu cầu thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam và EU đã cam kết với tư cách là Thành viên của ILO. EVFTA cũng viện dẫn các tiêu chuẩn lao động trong Tuyên bố 1998 của ILO, tương tự như CPTPP.

(ii) Môi trường

EVFTA khuyến khích tăng cường thực thi các cam kết đã có trong các Công ước đa phương về môi trường (MEA) mà Việt Nam và EU đang là thành viên. Đồng thời, EVFTA cũngđề ra yêu cầu nhất định về đadạng sinh học, biến đổi khí hậu, quản lý rừng bền vững, quản lý nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh và quản lý bền vững các nguồn hải sản sống…

(iii) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Hai bên cam kết về thúc đẩy CSR bằngviệc hợp tác, trao đổi thông tin hay ban hành chính sách thúc đẩy CSR. Tuy nhiên, các biện pháp liên quan tới CSR không

được dẫn tới hệ quả phân biệt đối xử hay tạo nên hạn chế thương mại.

Về cơ chế giám sát, EVFTA thành lập Uỷ ban Thương mại và Phát triển bền vững nhằm xem xét cũngnhư đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc của hiệp định. Về cơ chế giải quyết tranh chấp, các tranh chấp liên quan đến chươngThương mại và phát triển bền vững sẽ được giải quyết bằng Tham vấn Chính phủ hoặc Hội đồng

chuyên gia theo chương 12 EVFTA chứ không dung Cơ chế giải quyết tranh chấp

CPTPP và EVFTA đều là các FTA thế hệ mới có sự tham gia của Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu nội dung chương phát triển bền vững, cụ thể là chương lao động và môi trường trong hai Hiệp định trên, tác giả có nhận xét sau:

Về hình thức, các cam kết về lao động và môi trường ở hai hiệp định được quy định trong từng chương riêng biệt. Một số FTA thế hệ mới khác chỉ quy định các nội

dung lao động, môi trường trong các điều khoản tại các chương cơ chế đầu tư, hợp tác hay chỉ dừng lại ở các thoả thuận bên lề. Ngược lại ở CPTPP và EVFTA, các cam kết về lao động và môi trường khá rõ ràng. Điều này chứng tỏ vấn đề lao động và môi trường không còn là các quy định hình thức mà chúng đã đạt được sự quan tâm nhất định của các quốc gia trong bối cảnh hiện nay.

Về nội dung, CPTPP và EVFTA đều đi theo xu thế chung của thế giới khi cùng tham chiếu tới Tuyên bố ILO 1998. Về cơ bản, Tuyên bố 1998 đã ràng buộc nghĩa vụ với các quốc gia thành viên ILO tuân thủ và thực hiện các tiêu chuẩn lao động cơ bản, không tính đến mức độ tham gia tám công ước cơ bản tương ứng với bốn tiêu chuẩn lao động quốc tế. Khi các FTA tham chiếu như vậy sẽ đảm bảo tính thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn lao động. Tiếp theo, cả hai hiệp định đều quy định cho các quốc gia thành viên trong vấn đề lao động hay môi trường, chẳng hạn: nghĩa vụ tôn trọng, tuân thủ và thực thi có hiệu quả các tiêu chuẩn lao động cơ bản, nghĩa vụ thực thi có hiệu quả pháp luật lao động của từng quốc gia thành viên, hay không hạ thấp các tiêu chuẩn lao động, môi trường nhằm khuyến khích đầu tư...

Về giải quyết tranh chấp, các hai FTA đều bắt đầu bằng cơ chế tham vấn khi có tranh chấp. Sau khi áp dụng cơ chế tham vấn, nếu vấn đề chưa được giải quyết, các bên tiếp tục lựa chọn cơ chế đánh giá của một bên thứ ba. Bên thứ ba này có thể là Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững thuộc Ủy ban Thương mại bao gồm đại diện của các bên trong EVFTA hay Hội đồng lao động, Uỷ ban môi trường bao gồm đại diện của các bên trong CPTPP. Bên thứ ba độc lập này có trách nhiệm thảo luận và cố gắng giải quyết tranh chấp bằng nhiều phương thức khác nhau, chẳng hạn tham vấn chuyên gia độc lập hoặc sử dụng các biện pháp phổ biến khácnhư hòa giải, trung gian nếu cần thiết.

3.2. Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)