Nguyên tắc bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 45 - 48)

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2.1. Sự thể hiện các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong pháp luật

2.1.2.1. Nguyên tắc bảo vệ môi trường

Thực tiễn cho thấy, khi áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, các quốc gia dễ gặpphải các khiếu kiện từ nhà đầu tư, bởi các biện pháp này chủ yếu liên quan đến truất hữu, đa phần là truất hữu gián tiếp đối với các nhà đầu tư. Một số vụ việc nước ngoài liên quan đến tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư về các biện pháp bảo vệ môi trường nổi bật phải kể đến là Metalclad và Mexico, Tecmed và Mexico, S.D. Myers, Inc. và Canada.

- Vụ Metalclad và Mexico93

:

Một trong các vụ kiện nổi bật trong tranh chấp đầu tư liên quan đến các chính sách môi trường phải kể đến là Metalclad và Mexico. Theo đó, chính quyền địa phương tại tiểu bang San Luis Potos của Mexico từ chối cấp giấy phép cho nhà máy

của Metalclad. Metalclad là một công ty của Hoa Kỳ, thực hiện hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại Mexico. Có bằng chứng cho thấy việc hoạt động của công ty này có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước tại Mexico do chất thải của nhà máy. Các cuộc biểu tình nhằm phản đối hoạt động do công ty thực hiện thường xuyên diễn ra. Tiếp đó, một Nghị quyết sinh thái được chính phủ Mexico thông qua với nội dung bảo tồn tự nhiên (bao gồm bãi rác), nhằm bảo vệ mộtsố loài xương rồng quý hiếm.

Với các lý do trên, Mexico quyết định chấm dứt hoạt động dự án chôn lấp chất thải của Metaclad vì mục đích bảo vệ môi trường. Quyết định này của Mexico đã bị

Metaclad khởi kiện. Metaclad đòi bồi thường gần 90 triệu, cho rằng chính phủ Mexico vi phạm nguyên tắc bảo hộ đầu tư, biện pháp truất hữu mang tính phân biệt đối xử và không được tiến hành đúng thủ tục. Vụ kiện đã được Toà án theo cơ chế bổ sung của ICSID thụ lý và phán quyết của Toà là ủng hộ nhà đầu tư. Toà giải thích rằng Metaclad “có quyền tin tưởng vào sự chấp thuận cấp phép của cơ quan liên bang của Mexico” vì công ty được hướng dẫn “chấp thuận của chính quyền liên bang đối với dự án sẽ dẫn đến chấp thuận cho phép xây dựng nhà máy tại tiểu bang". Việc Mexico

93

Metalclad Corp. v. United Mexican States, ICSID Case No. ARB(AF)/97/1, Award (Metalclad Award), 30 August 2000, https://www.italaw.com/cases/671

không cấp phép cho Metaclad là nằm ngoài dự đoán của công ty, khiến công ty tổn hại về vật chất. Tuy nhiên, Mexico đã yêu cầu một Toà án ở Canada xem xét lại phán quyết nói trên. Lần này, Toà huỷ bỏ một phần phán quyết, tuy nhiên vẫn yêu cầu Mexico bồi thường cho nhà đầu tư.

Mexico thua kiện bởi hệ thống pháp luật trong thủ tục cấp phép và quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài không rõ ràng. Đồng thời, Mexico cũng không đưa ra bằng chứng nào cho thấy biện pháp “từ chối cấp phép" không vi phạm sự đãi ngộ công bằng và hợp lý giữa các nhà đầu tư.

- Vụ Tecmed và Mexico 94

:

Ở một vụ kiện tiêu biểu khác, Mexico không gia hạn giấy phép thực hiện dự án

cho công ty Tecmed dẫn đến chính phủ Mexico bị kiện. Trong vụ kiện này, nguyên đơn là Medioambientales Tecmed S.A. (bên nguyên đơn) - một công ty Tây Ban Nha, cũng là công ty mẹ của Tecmed. Tecmed lại sở hữu hơn 99% cổ phần của Cytrar – một công ty được thành lập theo pháp luật Mexico. Năm 1996, Cytrar được INE – cơ quan chính phủ Mexico cấp phép thực hiện dự án chôn lấp chất thải công nghiệp nguy hại tại khu đô thị Hermisillo, thuộc bang Sonora, Mexico. Hai năm sau, INE ra quyết định từ chối gia hạn giấy phép và buộc Cytrar đóng bãi rác với lý do có sự thay đổi chính quyền của khu đô thị Hermosillo. Quyết định của INE bị kiện bởi nhà đầu tư. Nhà đầu tư cho rằng việc truất hữu tài sản của INE là hành vi phân biệt đối xử. Tòa

Trọng tài đã đưa ra quyết định có lợi cho nhà đầu tư. Toà lập luận quyết định của Mexico mang mục đích chính trị, hơn là vì mục đích công cộng, cụ thể là bảo vệ môi trường.

- Vụ S.D. Myers, Inc. và Canada95

:

S.D. Myers (SDMI) là một công ty Hoa Kỳ thành lập nên Myers Canada, có hoạt động đầu tư ở Canada. SDMI kinh doanh chính trong lĩnh vực xử lý xử lý

Polychlorinated biphenyl (PCB) – chất nguy hại đến môi trường được sử dụng trong thiết bị điện. Myers Canada được thành lập nhằm thực hiện hoạt động thu gom PCB

để xử lý tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Canada lại ban hành một lệnh cấm xuất khẩu PCB sang Hoa Kỳ bởi Myers thực hiện hoạt động xuất khẩu mà không có sự bảo vệ thích hợp trong quá trình vận chuyển, tiêu hủyPCB, khiến môi trường bị đe doạ. Lệnh cấm này đã bị khiếu nại bởi SDMI theo Chương 11 NAFTA. Toà trọng tài cho rằng lệnh

94Tecnicas Medioambientales Tacmed S.A.(“Tecmed”) v. United Mexican States, ICSID Case No. ARB (AF)/00/2, Award, 43 I.L.M. 133 (2004)

95

cấm của Canada nhằm bảo vệ ngành xử lý chất thảiPCB trong nước hơn là bảo vệ môi trường. Do đó, toà trọng tài kết luận việc ban hành lệnh cấm đã vi phạm Điều 1102

NAFTA.

Tác giả nhận thấy, cả ba vụ Tecmed và Mexico, S.D. Myers, Inc. và Canada đều cho thấy chính phủ không đưa ra bằng chứng chứng minh các biện pháp truất hữu là vì bảo vệ môi trường. Nhằm tránh khỏi việc Toà án ủng hộ các nhà đầu tư và để các biện pháp môi trường được thực hiện hiệu quả hơn, chính phủ cần phải có đầy đủ cơ sở pháp lý để thuyết phục trọng tài rằng biện pháp được áp dụng bảo đảm các nguyên tắc truất hữu hợp pháp. Đồng thời, chính phủ cũng cần đưa ra bằng chứng chứng minh tính cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích công cộng của biện pháp. Ngoài ra, việc bồi thường có thể được yêu cầu cho dù là việc truất hữu là hợp pháp. Tuy nhiên các quốc gia tiếp nhận đầu tư chắc chắn không mong muốn điều này. Chính vậy, các quốc gia cần cẩn trọng trong các quyết định áp dụng các biện pháp môi trường liên quan đến khoản đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Tại Việt Nam, một số những vụ việc liên quan đến môi trường nổi bật phải kể đến là Vedan năm 2008 và Formosa năm 2016

- Vedan năm 2008:

Vedan Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, do Burghley

Enterprises Pte., Ltd. (Singapore) đầu tư. Năm 1993, Vedan bắt đầuhoạt động. Khi đó,

sông Thị Vải, huyện Long Thành, Đồng Nai xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm, cá chết ngày càng nhiều. Sự việc kéo dài suốt 14 năm nhưng cơ quan của địa phương không phát

hiện và xử lý. Tháng 8 năm 2008, Vedan bị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và Đoàn kiểm tra liên ngành bắt quả tang khi xả thải trực tiếp ra sống Thị Vải thông qua đường ống ngầm. Tháng 9 năm 2008, Vedan bị lập biên bản do xả thải không qua xử lý. Đầu tháng 10 năm 2008, Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành quyết định xử phạt hành chính 267,5 triệu đồng đối với Vedan cho 12 hành vi vi phạm pháp luật và buộc công ty này nộp phí bảo vệ môi trường lên đến 127 tỷ đồng.

- Formosa năm 2016:

Formosa là một tập đoàn của Đài Loan - chủ đầu tư dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương, Vũng Áng, Hà Tĩnh. Tháng 4 năm 2016, một số loại thuỷ sản trên vùng biển cảng Vũng Áng phát hiện bị chết. Hiện tượng này lan rộng trên diện rộng, xuất hiện ven biển Hà Tĩnh. Sự việc buộc các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra. Nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt là do Formosa khi thi công,

vận hành thử nghiệm nhà máy, công ty khiến nước thải có chưa độc tố chưa qua xử lý đạt chuẩn thải ra môi trường. Formosa bị Bộ Tài nguyên và Môi trường xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt lên đến 4.485.000.000 đồng, đồng thời công ty này

phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi xả thải trái pháp luật của mình. Formosa cũng đã công khai xin lỗi đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho người dân và cam kết không tái phạm.

Theo tác giả, trong hai vụ kiện nói trên tại Việt Nam, tác dụng của các biện pháp môi trường đều chỉ dừng ở mức khắc phục thiệt hại môi trường chứ chưa phòng chống, ngăn chặn hay lường trước được các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Như đã phân tích, để phát triển bền vữngthì bảo vệ môi trường là một mục tiêu quan trọng. Để thực hiện được mục tiêu này, việc quản lý đầu tư phải được thực hiện hiệu quả thông qua các bước như thực hiện ĐTM, tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng nhằm lường trước thiệt hại môi trường có thể xảy ra, xây dựng kế hoạch ứng phó cũng như sàng lọc các dự án đầu tư. Đồng thời, Việt Nam có thể viện dẫn đến các vụ kiện quốc tế hay dựa trên các hiệp định đầu tư mà nước ta đã ký kết với các bên có liên quan trong dự án để tiến hành những biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn là xử phạt hành chính hay bồi thường thiệt hại. Ở trường hợp Formosa, Việt Nam có thể thu hồi tạm thời giấy phép hoạt động hay buộc nhà máy đóng cửa đến khi các sai phạm hoàn toàn được khắc phục mà không cần bồi trường thiệt hại khi truất hữu gián tiếp cho nhà đầu tư theo BIT giữa Việt Nam và Đài Loan năm 1993.96 Như vậy, môi trường sẽ được bảo vệ triệt để hơn là chỉ dừng lại ở việc xử phạt khi có sai phạm.

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)