Nguyên tắc bảo vệ con người

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 48 - 53)

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2.1. Sự thể hiện các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong pháp luật

2.1.2.2. Nguyên tắc bảo vệ con người

- Bảo vệ quyền con người liên quan đến đất đai:

Thực tế cho thấy, quyền đất đai của người dân bị xâm phạm là do các biện pháp bảo vệ tối thiểu như thực hiện đánh giá tác động môi trường và tham vấn cộng đồng không được thực hiện. Một số vụ việc cho thấy rõ điều này:

Người bản địa Kichwa của Sarayaku vs. Ecuador 97

:

Ecuador cấp giấy phép cho Compañía General de Combustibles (CGC) - một công ty dầu khí của Argentina thực hiện thăm dò, khai thác dầu trên lãnh thổ của người Kichwa ở Sarayaku. Tuy nhiên, người dân không được hỏi ý kiến trước khi dự

án được thực hiện. Hoạt động của CGC gồm lắp đặt chất nổ công suất lớn ở một số khu vực trên lãnh thổ của người Kichwa làm cuộc sống của người dân tại đây bị ảnh hưởng. Đồng thời, việc thực hiện dự án khai thác trên lãnh thổ của người Kichwa

96Nguyễn Thị Lan Hương (2018), „Một số tranh chấp liên quan đến biện pháp truất hữu gián tiếp trong quản lý môi trường –kinh nghiệm phòng ngừa tranh chấp cho Việt Nam‟, bài viết trong Hội thảo „Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước: Các vấn đề pháp lý và thực tiễn‟, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5/2018, trang 89

97

khiến các địa điểm linh thiêng của họ bị xâm phạm, từ đó dẫn đến sự đối đầu giữa ba

phía gồmngười dân, CGC và lực lượng vũ trang của Ecuador.

Tòa án nhân quyền liên Mỹ cho rằng Ecuador phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện tham vấn địa phương, xâm chiếm tài sản chung của người dân

Kichwa khiến vùng đất linh thiêng mang bản sắc văn hoá của họ bị phá hoại. Người dân bản địa Kichwa không hề được cung cấp thông tin về những rủi ro mà dự án có thể gây ra. Ngoài ra, Toà cho rằng báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thiếu tham vấn địa phương, báo cáo do một tổ chức tư nhân được công ty CGC uỷ quyềnthực hiện mà không có sự giám sát của nhà nước, báo cáo cũng không lường trước được các hậu quả về tinh thần, xã hội mà dự án gây ra.

Người bản địa Saramaka và Suriname 98

:

Vào giữa những năm 1990, Suriname cấp phép cho một số công ty của Trung

Quốc thực hiện khai thác gỗ trong lãnh thổ của người Saramaka. Người Saramaka là

hậu huệ của những nô lệ Châu Phi tự giải phóng. Họ đã sống trên lãnh thổ truyền thống của tổ tiên từ đầu những năm 1700. Mối quan hệ của họ với đất đai không chỉ là về kinh tế mà còn là văn hoá và tinh thần. Vào năm 1986, Suriname thông qua Hiến pháp với nội dung các vùng đất, tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu của nhà nước. Năm 2000, người bản địa đã khiếu nại lên Uỷ ban Nhân quyên Liên Mỹ bởi họ

cho rằng tuy không có quyền sở hữu đất đai, họ vẫn được quyền sử dụng lãnh thổ với mục đích kiếm sống, văn hoá tôn giáo. Chính phủ cho phép thực hiện dự án khai thác gỗ trên lãnh thổ của họ làm ảnh hưởng đến việc kiếm sống, văn hoá, tôn giáo của họ.

Vụ việc được Toà án Nhân quyền Liên Mỹ đã xét xử vào năm 2006. Tòa cho

rằng tuy người Saramakas không phải là một cộng đồng bản địa, tuy nhiên họ có nét tương đồng với cộng đồng bản địa truyền thống nên được hưởng các quyền tương tự. Từ đó, Tòa kết luận các quyền như quyền tài sản, quyền được bảo vệ tư pháp của người Saramakas đã bị xâm phạm. Toà yêu cầu Suriname phải công nhận quyền tài sản của người Saramaka, đảm bảo các quyền tham gia của người dân đối với các dự án đầu tư có liên quan đến phần lãnh thổ của họ. Ngoài ra, Toà yêu cầu Suriname phải trả một khoản bồi thường cho người dân Saramaka.

Như vậy, trong các vụ kiện, Toà án đều nghiêng về hướng bảo vệ cho người dân bản địa. Thực chất, họ cũng ở phía yếu thế hơn so với nhà đầu tư, nhà nước, chính vậy mà các quyền đối với đất đai của họ dễ bị xâm phạm. Theo tác giả, nhằm tránh vi

98

phạm nhân quyền, việc để người dân tham gia phản hồi các ý kiến, biện pháp của nhà đầu tư, nhà nước là quan trọng. Khâu thực hiện ĐTMcầnphải bao gồm việc tham vấn cộng đồng, tránh việc người dân khiếu kiện, gây chậm trễ trong việc thực hiện dự án đầu tư cũng như các hậu quả không đáng có.

Công ty khai thác Bear Creek và Peru 99 :

Bear Creek - một công ty của Canada, đầu tư tại Peru để khai thác mỏ bạc Santa Ana ở vùng Puno, Peru. Tháng 11/2007, công ty này được chính phủ Peru cấp phép thực hiện dự án thông qua Nghị định 083. Trước khi bắt đầu dự án, Bear Creek đã thực hiện ESIA. Peru đã phê duyệt, đồng thời hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện tham vấn cộng đồng để đánh giá ESIA. Tuy nhiên, cộng đồng địa phương phải đối mạnh mẽ bởi các hoạt động khai thác tại mỏ Santa Ana làm ảnh hưởng đến đất đai và bản sắc văn hoá của họ. Vào tháng 06/2011, chính phủ mới ban hành Nghị định 032 nhằm bác bỏ Nghị định 083 để đối phó với sự chống đối của người dân tại vùng Puno. Tháng 8/2014, Bear Creek kiện Peru theo Hiệp định thương mại tự do Canada Peru. Bear Creek cho rằng Nghị định 032 của Peru đã vi phạm các yêu cầu của FTA, cụ thể là nguyên tắc đối xử công bằng và bình đẳng. Ngoài ra, nhà đầu tư còn yêu cầu chính phủ bồi thường 522 triệu USD - số tiền lời dự kiến khi khai thác mỏ bạc Santa Ana.

Toà án nghiêng về phía Bear Creek, yêu cầu Peru bồi thường cho nhà đầu tư bởi hành vi tước đoạt bất hợp pháp khoản đầu tư của Bear Creek. Phía Peru cho rằng việc tước đoạt giấy phép khai thác là nhằm bảo vệ quyền liên quan đến đất đai cho người dân. Toà đồng ý rằng Bear Creek có thể thực hiện thêm việc đối thoại với người dân nhằm đạt được thoả thuận có lợi cho cả hai nhưng đáng ra Peru phải yêu cầu Bear Creek ngay từ khi ra Nghị định 083. Hành vi chấp thuận đánh giá tác động môi trườg và xã hội của Peru cho thấy chính phủ đã đồng thuận với Bear Creek và lường trước được các thiệt hại cho người dân. Vì vậy, Nghị định 032 của Peru là hành vi tước đoạt khoản đầu tư trái phép chứ không thể viện dẫn lý do bảo vệ quyền đất đai cho người dân. Tuy nhiên, Toà không chấp nhận mức chi phí bồi thường mà Bear Creek đưa ra. Toà chỉ yêu cầu Peru bồi thường phần chi phí chìm (phần chi phí phát sinh trước khi thực hiện dự án) cho Bear Creek.

Vụ kiện cho thấy giai đoạn phê duyệt ĐTM môi trường là khá quan trọng. Đó là thời điểm “vàng” cho việc sàng lọc dự án đầu tư. Với bài học từ vụ kiện trên, chính phủ hoàn toàn có thể ban hành thêm quy định buộc nhà đầu tư phải giải trình, bổ sung

99

Bear Creek Mining Corporation v. Republic of Peru, ICSID Case No. ARB/14/21, https://www.italaw.com/cases/2848

phần tham vấn cộng đồng, ngay cả khi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt khi có thắc mắc hay phản đối từ phía người dân. Như vậy, nhà đầu tư sẽ tránh được các xung đột không đáng có, nhà nước tráng được các khiếu kiện liên quan đến truất hữu, quyền lợi của người dân được bảo vệ triệt để.

- Bảo vệ quyền lao động:

Tình trạng lao động cưỡng bức, các tiêu chuẩn lao động bị hạ thấp vẫn còn xuất hiện dù đây là các hành vi bị cấm trong pháp luật quốc tế lẫn quốc gia. Một số vụ việc cho thấy tiêu chuẩn lao động bị hạ thấp nhằm khuyến khích đầu tư.

Lao động nhập cư trong các khu QIZ ở Jordan100

Hoa Kỳ và Jordan đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Jordan-Hoa Kỳ (FTA). Tháng 5/2006, Ủy ban Lao động Quốc gia (NLC) có trị sở tại Hoa Kỳ đã có báo cáo quan trọng về việc kiểm tra điều kiện làm việc trong các nhà máy dệt của Jordan -

chuyên sản xuất cho các công ty tại Hoa Kỳ. NLC tiến hành kiểm tra các nhà máy trong khu Khu Công nghiệp Đủ tiêu chuẩn (QIZ) – khu công nghiệp được hưởng lợi trong tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Tính đến tháng 7/2006, Jordan có 13 QIZ với tổng số hơn 110 công ty, sử dụng khoảng 54.000 công nhân, trong đó, 66% công nhân đến từ Trung Quốc, Bangladesh, Sri Lanka và Ấn Độ. Báo cáo của NLC đã nêu ra các vấn đề sau: thứ nhất, các QIZ được thành lập để khuyến khích đầu tư nước ngoài, chủ yếu sử dụng lao động nhập cư; thứ hai, các lao động nhập cư buộc phải trả một số tiền lớn ở quê nhà để có việc làm tại Jordan; thứ ba, người lao động bị nợ lương trong thời gian dài; thứ tư, luật của Jordan quy định, công nhân không có quốc tịch Jordan dù có giấy phép lao động tại các QIZ cũng không được tham gia công đoàn. Ngay khi báo cáo được công bố, chính phủ Jordan cùng đại sứ quán Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka đã đến kiểm tra 4 QIZ. Một số bị xử phạt và buộc đóng cửa.101

Vụ việc trên cho thấy mặc dù có rất nhiều văn kiện quy định về việc bảo vệ quyền lao động nhưng giám sát thực hiện thì chưa thực sự hiệu quả. Tình trạng lao động cưỡng bức vẫn diễn ra, người lao động vẫn phải làm việc với các tiêu chuẩn lao động thấp.

100

Report from National Labour Committee, U.S.-Jordan Free Trade Agreement Descends into Human Trafficking & Involuntary Servitude, New York, 2006.

101

International Labour Office (2015), Combating forced labour: a handbook for employers and business, ILO xuất bản, trang 10

Lao động nhập cư tại các trang trại ở Florida, Hoa Kỳ102

Các lao động tại trang trại ở Hoa Kỳ phần lớn là lao động nhập cư từ Mexico, Guatemala và Haiti và phải chịu cảnh lao động cưỡng bức. Tình trạng này đã được ghi nhận bởi Liên minh Công nhân Immokalee (CIW) – tổ chức được thành lập bởi các nông dân có nông trại tại Florida. CIW cho biết, các nông trại thường nợ tiền người lao động, họ bị giam giữ tại các trại, có điều kiện sống tồi tàn, thậm chí bị đánh đập khi bỏ trốn. CIW đã cùng các thương hiệu thực phẩm quốc tế đã thương lượng để giải quyết tình trạng sử dụng lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng của họ. Năm 2005, các thương hiệu đã đồng ý “trả thêm một xu cho mỗi pound cà chua mà họ mua từ các trang trại ở Florida”, với điều kiện các trang trại phải đảm bảo tiền tới tay người lao động đầy đủ. Để cải thiện hơn tình trạng cho người lao động tại nông trại, CIW đã kêu gọi sự tham gia của toàn ngành. Thậm chí, nhiều công ty đã cam kết chi trả khoản thuế trả lương gia tăng và chi phí hành chính phát sinh do tăng lương thay cho các trang trại với yêu cầu mọi hành vi vi phạm quyền lao động phải được chấm dứt trong chuỗi cung ứng của họ.103

Với vụ việc trên, tác giả nhận thấy, bảo vệ nhân quyền không chỉlà trách nhiệm của nhà nước mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp – người trực tiếp sử dụng lao động. Doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm xã hội (CSR), cam kết đạo đức kinh doanh bao gồm tôn trọng các giá trị con người của người lao động, bảo vệ người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững…Cụ thể, các doanh nghiệp cần xây dựng chính sách rõ ràng dành cho người lao động, đảm bảo đầyđủ tiêu chuẩn lao động theo

quy định của pháp luật lao động trong nước. Nếu không, doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro trong việc sử dụng lao động như vi phạm các tiêu chuẩn lao động. Khi vi phạm, doanh nghiệp sẽbị xử phạt hoặc bị tước giấy phép ngừng hoạt động.

Việc cải thiện các tiêu chuẩn lao động theo những thay đổi trong pháp luật của quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể khiến chi phí kinh doanh tăng dẫn đến việc kiện tụng giữa nhà đầu tư và nhà nước.

Veolia và Egypt 2012104

102

Report from National Labour Committee, U.S.-Jordan Free Trade Agreement Descends into Human Trafficking & Involuntary Servitude, New York, 2006.

103

nternational Labour Office (2015), tlđd (98), trang 14 104

Veolia Propreté v. Arab Republic of Egypt, ICSID Case No. ARB/12/15, https://www.italaw.com/cases/2101

Veolia đã ký một hợp đồng vào năm 2001 để quản lý chất thải ở thành phố Alexandria của Ai Cập. Theo hợp đồng, công ty con của công ty, Onyx Alexandria, được giao nhiệm vụ thực hiện một loạt các hoạt động, bao gồm thu gom chất thải và làm sạch đường phố và tượng đài. Thời hạn hợp đồng là 15 năm tuy nhiên hợp đồng chấm dứt vào năm 2011 bởi các tiêu chuẩn lao động của Veolia không còn phù hợp với pháp luật hiện hành. Veolia hiện cho rằng động thái này vi phạm bảo hộ đầu tư trong hiệp ước đầu tư song phương Pháp-Ai Cập. Veolia cho rằng những thay đổi

trong luật lao động địa phương, bao gồm cả việc tăng lương tối thiểu, đã tác động tiêu cực đến công ty. Toà trọng tài đưa ra kết luận có lợi cho chính phủ.

Có thể nói đây là một chiến thắng quan trọng của chính phủ trong việc cải thiện quyền lợi cho người lao động. Tuy chính phủ Ai Cập mất 6 năm và trả hàng triệu đô la (khoảng 8-10 triệu đô la theo ước tính của OECD) nhưng họ đã bảo vệ được quyền lợi của người lao động thay vì chỉ tập trung thu hút đầu tư. Như đã đề cập, việc làm chỉ mang lại lợi ích khi các giá trị của con người được bảo vệ. Chính vậy, việc cân bằng lợi ích của nhà đầu tư và người lao động là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)