Thực trạng quy định pháp luật về phương tiện công bố thông tin của

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết (Trang 40 - 42)

2.4.1. Trang thông tin điệntử (website) của công ty niêm yết

Có thể nói, website là một phương tiện quan trọng hàng đầu để các NĐT có thể tìm kiếm thông tin về bất kỳ CTNY nào. Tuy nhiên, việc CBTT trên website còn được quy định chung chung theo Điều 176 Luật Doanh nghiệp 2020, Thông tư số

96/2020/TT-BTC và các Quy chế CBTT. Do đó, lượng thông tin và cách thức trình

bày trên website như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào từng CTNY, dẫn đến độ

76Điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 96/2020/TT-BTC. 77Điều 281 Nghịđịnh số155/2020/NĐ-CP.

78 Nguyễn Thị Thu Phương (2012), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT trong CTNY ở Việt Nam,

Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật –Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 57, 58.

79 Nguyễn Thùy Dương (2016), Thực thi pháp luật về hoạt động CBTT của CTĐC trên TTCK Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật –Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 93.

“vênh” rất lớn giữa các thông tin với nhau. Chẳng hạn, CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM) thì tập trung nhiều vào các thông tin liên quan đến quyền lợi và lợi ích của cổ đông nhiều hơn. Một số CTNY khác tập trung vào các tài liệu giới thiệu về công ty, tổng quan kết quả kinh doanh hay là sứ mệnh tầm nhìn của công ty nhưng hầu hết các

website đều có điểm chung là CBTT quan trọng như BCTC hay BCTN. Tuy nhiên,

vẫn tồn tại thực trạng một số CTNY rất ít cập nhật thông tin trên website; thông tin hạn chế, nghèo nàn và thiếu tính chuyên nghiệp80; có công ty vài tháng mới cập nhật thông tin trên website một lần; có công ty trên website không có bất cứ thông tin cơ bản nào về Bản cáo bạch, BCTC, Điều lệ công ty, Quy chếQTCT,…

Về nội dung CBTT, có thể lấy ví dụ từ CTCP Sữa Việt Nam81 và Tập đoàn Vingroup – CTCP (HOSE: VIC)82. Nhìn chung, hai công ty đều CBTT một cách đầy đủ và rõ ràng, gồm các BCTC năm do ĐHĐCĐ thông qua. Bên cạnh đó, các thông tin về Điều lệ công ty, sơ yếu lý lịch, trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp của các thành viên HĐQT, BKS và báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của HĐQTcũng hết sức rõ ràng. Ngoài ra, hai công ty còn công bố về tầm nhìn, chiến lược phát triển của mình.

Song, thực tế khảo sát cho thấy nhiều CTNY không thể hiện thời gian đăng tải thông tin trên website. Nhiều trường hợp, họ có thể sửa lại thời gian công bốnhưng cả NĐT và cơ quan quản lý khó có thể kiểm soát83. Hay việc tìm kiếm thông tin không hề dễ dàng (ví dụ có trường hợp công bố tài liệu ĐHĐCĐ được đăng tải tại một đường dẫn (link) nhưng khi truy cập vào link đó lại quay trở về nội dung CBTT ban đầu mà không hề tải hay đọc được tài liệu cần tìm). Việc các đường dẫn trên website không hoạt động cũng gây ra sự khó chịu không nhỏ. CTNY cần chú trọng chăm chút cẩn thận website để góp phần xây dựng hình ảnh đẹp hơn trong mắt cộng đồng NĐT84.

2.4.2. Hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,phươngtiện công bố thông tin khác theo Quy chếcủaSở giao dịchchứng khoán phươngtiện công bố thông tin khác theo Quy chếcủaSở giao dịchchứng khoán

Ngày 14/7/2021, UBCKNN ban hành Quyết định số 450/QĐ-UBCK về ban

hành quy chế sử dụng hệ thống CBTT của UBCKNN. Theo đó CTNY CBTT theo

hình thức dữ liệu điện tử thông qua hệ thống IDSProtại địa chỉ http://ids.ssc.gov.vn

80Đặng Thị Bích Ngọc (2015), tlđd (64), tr. 28.

81 Website của CTCP Sữa Việt Nam: https://www.vinamilk.com.vn/vi/quan-he-co-dong, truy cập ngày 01/4/2021. 82 Website của Tập đoàn Vingroup – CTCP: https://vingroup.net/quan-he-co-dong, truy cập ngày 01/4/2021. 83 Trần Lương Đức (2017), “Một số vấn đề pháp lý vềCBTT trên TTCK”, Tạp chí Công thương, số 8, tr. 26. 84 Phòng Tư vấn Vietstock, “IR Awards 2021: Các vấn đề CBTT trên TTCK”, https://vietstock.vn/ 2021/07/ir-awards-2021-cac-van-de-cong-bo-thong-tin-tren-thi-truong-chung-khoan-830-871041.htm, truy cập ngày 06/10/2021.

của UBCKNN mà không phải bằng văn bản như trước đây. Ngoài ra còn có hệ thống CBTT của HNX (CIMS) và HOSE sử dụng hệ thống CBTT điện tử riêng. Có thể thấy, hệ thống CBTT qua website của UBCKNN và các SGDCK có bố cục khá đơn giản và rõ ràng, đáp ứng căn bản nhu cầu CBTT của thị trường, cung cấp thông tin nhiều nguồn đến NĐT.

Có thể nói, các quy định vềphương tiện CBTT mặc dù đã chi tiết hơnnhưng lại chưa có quy định kết nối hay cơ chế liên thông các phương thức CBTT với nhau như giữa website của CTNY, hệ thống CBTT của UBCKNN, website của SGDCK, website của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam dẫn đến tình trạng cùng một thông tin công bố, các CTNY phải thực hiện các cách thức báo cáo và CBTT khác nhau. Đây là một vấn đề nhức nhối, không chỉ gây mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp mà trong rất nhiều trường hợp còn làm xuất hiện sự vênh lệch về mặt thời điểm nhận được thông tin công bố giữa các hệ thống, dẫn đến khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc đánh giá hoạt động CBTT của các công ty. Vì vậy, cần có giải pháp để liên thông giữa các hệ thống CBTT này để CTNY chỉ cần gửi báo cáo một lần, đảm bảo cho cả SGDCK và UBCKNN đều có được thông tin; hoặc có phương án thống nhất về định dạng, mẫu biểu tài liệu giúp cho CTNY thuận lợi hơn trong thực hiện nghĩa vụ báo cáo; giảm tải khối lượng công việc và gia tăngđộ chính xác trong quá trình giám sát, xử lý thông tin và đánh giá của UBCKNN, các SGDCK. Không chỉ thế, về phía doanh nghiệp, quá trình CBTT cũng sẽ thuận lợi và tối ưuhơn85.

Song song đó, cần xây dựng Trung tâm lưu trữ thông tin công bố nhằm bổ trợ cho công tác giám sát TTCK. Đối với Việt Nam, việc đặt Trung tâm lưu trữ thông tin nên thuộc về UBCKNN do UBCKNN chịu trách nhiệm quản lý thông tin của toàn bộ CTĐC, trong khi SGDCK chỉ quản lý thông tin của CTNY. Việc đặt Trung tâm lưu giữ thông tin tại UBCKNN sẽ là nền móng cho hệ thống giám sát TTCK vững mạnh86.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)