Chế tài hình sự

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết (Trang 70 - 71)

2.4.3 .Các phương tiện thông tin đại chúng khác

2.8. Thực trạng quy định pháp luật về xử lý hành vivi phạm pháp luật về

2.8.2. Chế tài hình sự

Để phù hợp với tính chất đặc thù của các vi phạm trên TTCK, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 theo hướng tăng mức phạt tiền đối với các tội danh về chứng khoán. Đáng chú ý là hành vi cố ý CBTT sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209) có khung hình phạt lên tới 5 năm tù giam và đượcđiều chỉnh tới đốitượng là pháp nhân thương mại. Ngoài ra, cá nhân phạm tội cố ý CBTT sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán có thể bị phạt tiền lên tới 2 tỷđồng, phạt tù đến 5 năm. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung yếu tố cấu thành của tội danh này là đã bị XPVPHC về hành vi CBTT sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán mà còn vi phạm.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn điểm bất cập tại Điều 4 Thông tư liên tịch số

10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC của Bộ Tư pháp, Bộ Công

an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính ngày

179Trà My, “Hàng triệu cổ phiếu công ty thuỷ sản bị huỷ niêm yết bắt buộc trên HOSE”, https://laodong.vn/kinh-te /hang-trieu-co-phieu-cong-ty-thuy-san-bi-huy-niem-yet-bat-buoc-tren-hose-949516.ldo, truy cập ngày 01/12/2021. 180 Trần Linh Huân, tlđd (145), truy cập ngày 24/12/2020.

181Trương ThịThùy Dương, “Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên TTCK”, https://tapchitaichinh.vn/kinh-te- vi-mo/xu-ly-nghiem-cac-hanh-vi-vi-pham-tren-thi-truong-chung-khoan-302759.html, truy cập ngày 13/3/2021.

26/6/2013 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán. Theo đó, chủ thể của tội

phạm có liên quan đến CTNY bao gồm: Chủ tịch HĐQT, TGĐ/GĐ, Giám đốc tài

chính hoặc Kế toán trưởng, ĐDPL của tổ chức kiểm toán được chấp thuận, những

người trực tiếp thực hiện kiểm toán BCTC, người được ủy quyền CBTT. Tác giả cho rằng chủ thể quan trọng ở đây là ĐDPL của CTNY theo Luật Doanh nghiệp

2020 cũngnhư những chủthể được xem là ngườinộibộ công ty theo điểm a khoản

45 Điều 4 LuậtChứng khoán 2019 lại không được để cập,đây là một sự bỏ lọt các chủthể có khả năng phạmtội. Chính vì vậy, Điều 4 Thông tư này cầnphải bổ sung

thêm ĐDPL, người nộibộ của công ty (chẳng hạn như thành viên BKS, kiểm toán

nội bộ) của CTNY là chủ thể tội phạm. Hơn nữa, nếu có vi phạm xảy ra thì người

chịumức phạt cao nhất phải là ĐDPLcủa CTNY nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm

củaĐDPL và tăng tính rănđe nhiềuhơn.

Ngoài ra, lỗi của chủ thể trong cấu thành tội phạm được quy định là lỗi cố ý đối với hành vi CBTT sai lệch hoặc che giấu thông tin. Nhưvậy, ranh giới giữaviệc XPVPHC và xử lý trách nhiệm hình sự nằm ở chỗ việc chủ thể CBTT mà ở đây là CTNY hoặc người thực hiện CBTT có “cố ý” vi phạm hay không. Tuy nhiên, để chứng minh lỗicố ý để đủyếutốcấu thành tộiphạm là không dễđốivới các cơ quan tốtụng,đặcbiệt khi đốitượng vi phạm là một pháp nhân thương mại.Trước khi đưa thông tin lên sàn, bao giờ doanh nghiệp cũng đã có một BCTC “đẹp” và “an toàn”, nhờ vào công nghệhợpthức hóa củađộingũkế toán. Phía sau độingũkế toán còn có cơ quan kiểm toán tư nhân được thuê để hậu kiểm và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy nên dù pháp luật có quy định nhưng cho đến thời điểm này không có một pháp nhân thươngmại nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự có liên quan đến hành vi cố ý CBTT sai lệchhoặc che giấu thông tin trong hoạtđộngchứng khoán182.

Ngoài ra, cần bổ sung thêm các hành vi có dấu hiệu tội phạm trong Bộ luật

Hình sự hiện hành liên quan đến CBTT của CTNY trên TTCK như: Hành vi không

thực hiện CBTT của người ủy quyền CBTT, trách nhiệm CBTT của cổđông lớn sở hữu từ 5% trở lên đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹđầu tư.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)