Phân tích dư nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HỌAT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP (Trang 67 - 78)

Một ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ phải nâng cao doanh số cho vay mà còn phải đánh giá đúng năng lực khách hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải chọn cho mình những khách hàng quen thuộc đảm bảo về mặt tài chính có dư nợ lớn nhưng có uy tín đối với ngân hàng.

Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động của ngân hàng. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời cho biết số nợ mà ngân hàng cò phải thu từ khách hàng.

Qua bảng 9 bên dưới ta thấy dư nợ ngắn hạn có sự biến đổi giảm, tăng qua 3 năm từ năm 2005 – 2007. Tổng dư nợ ngắn hạn qua năm 2007 có xu hướng tăng cao cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng và đa dạng hơn trên mọi lĩnh vực. Dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 460.107 triệu đồng. Năm 2006 có dư nợ

ngắn hạn là 416.513 triệu đồng, giảm 43.549 triệu đồng (giảm 9,47%) so với năm 2005. Tuy nhiên, dư nợ ngắn hạn đến năm 2007 lại tăng lên là 453.929 triệu đồng, tăng 37.416 triệu đồng (tăng 8,98%) so với năm 2006. Điều này cho thấy ngân hàng đã có những chính sách hữu hiệu để thúc đẩy hoạt động tín dụng ngắn hạn làm tăng tổng dư nợ trong năm 2007.

4.3.3.1. Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 9: BẢNG DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM TỪ 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Năm

2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền2006/2005% Số tiền2007/2006%

- Ngành NNo & LN 66.690 37.691 23.955 -28.999 -43,48 -13.736 -36,44 - Ngành thuỷ sản 13.979 11.014 16.559 -2.965 -21,21 5.545 50,35 - Ngành CNCB 102.285 72.044 166.475 -30.241 -29,57 94.431 131,07 - Ngành XD 70.156 9.684 9.212 -60.472 -86,2 -472 -4,87 - Ngành TN sửa chữa xe có động cơ,môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình. 196.886 280.364 226.753 83.478 42,4 -53.611 -19,12 - Khách sạn, nhà hàng 2.356 1.685 - -671 -28,48 -1.685 -

- Vận tải, kho bãi,

TTLL 2.433 1.998 285 -435 -17,88 -1.713 -85,74 - Y tế và hoạt động cứu trợ XH 3.282 - - -3.282 - - - - Mỹ thuật và nhiếp ảnh - - 250 - - 250 - - Hoạt động DV tại hộ gia đình 2.040 2.033 7.773 -7 -0,34 5.740 282,34 - Các hoạt động liên quan KDTS và DVTV - - 2.667 - - 2.667 - Tổng cộng 460.107 416.513 453.929 -43.594 -9,47 37.416 8,98

(Nguồn: Phòng TĐ&QLTD CN NHĐT&PT ĐT qua 3 năm 2005-2007)

Về ngành NNo&LN

Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn ngành NNo&LN giảm liên tục qua 3 năm từ năm 2005-2006. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do doanh số cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực này cũng giảm liên tục qua 3 năm. Ngoài ra, do ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh, sâu rầy,…nên hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân gặp nhiều khó khăn. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với lĩnh vực này làm cho dư nợ ngắn hạn giảm xuống.

Đồ thị 22: Đồ thị biểu hiện dư nợ ngắn hạn ngành NNo&LN từ 2005 –2007

Năm 2005 dư nợ ngắn hạn ngành NNo&LN là 66.690 triệu đồng, năm 2006

dư nợ này giảm xuống còn 37.691 triệu đồng, giảm 28.999 triệu đồng (giảm 43,48%) so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ ngắn hạn lại tiếp tục giảm xuống còn 23.955 triệu đồng, giảm 13.736 triệu đồng (giảm 36,44%) so với năm 2006.  Về ngành thuỷ sản:

Qua đồ thị bên dưới ta thấy, tình hình dư nợ ngắn hạn ngành thủy sản có giảm,

tăng qua 3 năm từ năm 2005 – 2007. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 13.979 triệu đồng, năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 11.014 triệu đồng, giảm 2.965 triệu đồng (giảm 21,21%) so với năm 2005. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do giá cả thị trường ngành thủy sản bấp bênh nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của người nuôi trồng thuỷ sản. Điều này làm cho dư nợ ngắn hạn ngành thuỷ sản giảm trong năm này do ngân hàng không dám mạo hiểm cho vay đối với đối tượng này trong thời điểm này.

Đồ thị 23: Đồ thị biểu hiện dư nợ ngắn hạn ngành thủy sản từ 2005 -2007

Đến năm 2007 dư nợ ngắn hạn ngành thủy sản đã tăng lên 16.559 triệu đồng,

tăng 5.545 triệu đồng (tăng 50,35%) so với năm 2006. Nguyên nhân là do sự tác động của các chính sách của tỉnh đối với lĩnh vực nông nghiệp nói chung, ngành thuỷ sản nói riêng, là kiểm tra việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo đúng quy hoạch. Điều này làm cho giá cả thị trường ngành thuỷ sản đã ổn định hơn trước. Vì vậy, người nuôi trồng thuỷ sản có mức thu nhập ổn định hơn. Chính vì vậy, doanh số cho vay trong năm này tăng lên nên dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này cũng tăng lên.

Ngành CNCB

Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn ngành CNCB có sự biến đổi giảm, tăng qua 3 năm từ năm 2005 – 2007. Cụ thể, năm 2005 dư nợ ngắn hạn là 102.285 triệu đồng, năm 2006 dư nợ ngắn hạn giảm xuống còn 72.044 triệu đồng, giảm 30.241 triệu đồng (giảm 29,57%) so với năm 2005. Mặc dù, dư nợ ngắn hạn ngành CNCB năm 2006 có sự sụt giảm hơn so với năm 2005 nhưng dư nợ ngắn hạn ngành này vẫn chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác trong tổng dư nợ ngắn hạn đối với ngành kinh tế. Đến năm 2007, dư nợ ngắn hạn tăng lên 166.475 triệu đồng, tăng 94.431 triệu đồng (tăng 131,07%) so với năm 2007. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn trong năm này tăng cao nên dư nợ ngắn hạn cũng tăng lên. Điều này thể hiện ở đồ thị sau:

Đồ thị 24: Đồ thị biểu hiện dư nợ ngắn hạn ngành CNCB từ 2005 -2007

Đồ thị 25: Đồ thị biểu hiện dư nợ ngắn hạn ngành XD từ 2005 -2007

Qua đồ thị trên ta thấy, dư nợ ngắn hạn đối với ngành xây dựng giảm liên tục qua 3 năm từ năm 2005 – 2007. Hơn nữa, năm 2006 và năm 2007 dư nợ ngắn hạn lại sụt giảm mạnh so với năm 2005. Nguyên nhân của sự biến động giảm này là do doanh số thu nợ ngắn hạn ngành xây dựng giảm liên tục qua 3 năm. Vì vậy, ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với lĩnh vực này làm cho dư nợ ngắn hạn ngành xây dựng giảm.

Năm 2005 dư nợ ngắn hạn ngành xây dựng là 70.156 triệu đồng. Dư nợ ngắn hạn ngành xây dựng trong năm 2006 là 9.684 triệu đồng, giảm 60.472 triệu đồng (giảm 86,2%) so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ ngắn hạn lại giảm xuống nhưng sự sụt giảm này không đáng kể còn 9.212 triệu đồng, giảm 472 triệu đồng (giảm 4,87%) so với năm 2006.

Ngành TN sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình:

Đồ thị 26: Đồ thị biểu hiện dư nợ ngắn hạn ngành TN sửa chữa xe (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình từ 2005 –2007

Nhìn chung, tình hình dư nợ ngắn hạn đối với ngành TN sửa chữa xe có động

cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình có sự biến động tăng giảm qua 3 năm từ năm 2005 – 2007. Dư nợ ngắn hạn tăng trong năm 2006 nhưng sau đó lại giảm xuống trong năm 2005.

Năm 2005, dư nợ ngắn hạn đối với ngành này là 196.886 triệu đồng. Năm 2006, dư nợ ngắn hạn tăng lên 280.364 triệu đồng, tăng 83.478 triệu đồng (tăng 42,4%) so với năm 2005. Đến năm 2007, dư nợ ngắn hạn lại giảm xuống còn 226.753 triệu đồng , giảm 53.611 triệu đồng (giảm 19,12%) so với năm 2006.

Mặc dù, dư nợ ngắn hạn đối với ngành TN sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình trong năm 2007 có sự sụt giảm so với năm 2006 nhưng nhìn chung dư nợ ngắn hạn đối với ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy ngân hàng đã chú trọng cho vay trong lĩnh vực này.

Khách sạn, nhà hàng; vận tải, kho bãi, TTLL; y tế và hoạt động cứu trợ XH; mỹ thuật, nhiếp ảnh; hoạt động DV tại hộ gia đình; các hoạt động liên quan KDTS và DVTV:

- Khách sạn, nhà hàng: dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này có sự sụt giảm và không phát sinh dư nợ trong năm 2007 là do không có doanh số cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực khách sạn, nhà hàng trong năm 2007. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn trong năm 2005 là 2.356 triệu đồng; năm 2006 là 1685 triệu đồng, giảm 671 triệu đồng (giảm 28,48%) so với năm 2005. Ngoài ra, dư nợ ngắn hạn trong năm 2006 có tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn đối với ngành kinh tế trong năm 2006. - Vận tải, kho bãi, TTLL: dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này giảm liên tục trong 3 năm từ 2005 – 2007. Cụ thể, năm 2005 dư nợ ngắn hạn là 2.433 triệu đồng; năm 2006 dư nợ ngắn hạn lại giảm xuống còn 1.998 triệu đồng, giảm 435 triệu đồng (giảm 17,88%) so với năm 2005. Đến năm 2007, dư nợ ngắn hạn lại tiếp tục giảm

mạnh xuống còn 285 triệu đồng, giảm 1.713 triệu đồng (giảm 85,74%) so với năm 2006.

- Y tế và hoạt động cứu trợ XH chỉ phát sinh dư nợ ngắn hạn trong năm 2005 là 3.282 triệu đồng.

- Mỹ thuật, nhiếp ảnh cũng chỉ phát sinh dư nợ ngắn hạn trong năm 2007 là 250 triệu đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn ngành kinh tế trong năm 2007. Nguyên nhân là do cho vay lĩnh vực này có nhiều rủi ro nên ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh.

- Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình: dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 2.040 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 2.033 triệu đồng, giảm không đáng kể so với năm 2005, giảm 7 triệu đồng (giảm 0,34%) so với năm 2005. Tuy nhiên, dư nợ ngắn hạn lại tăng mạnh trong năm 2007 là 7.773 triệu đồng, tăng 5.740 triệu đồng (tăng 282,34%) so với năm 2006. Điều này cho thấy, đời sống người dân trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng lên nên nhu cầu về dịch vụ đối với đối tượng này cũng tăng lên. Vì vậy, dư nợ ngắn hạn trong lĩnh vực này tăng mạnh trong năm 2007.

- Các hoạt động liên quan KDTS và DVTV chỉ phát sinh dư nợ ngắn hạn trong năm 2007 là 2.667 triệu đồng.

4.3.3.2. Dư nợ ngắn hạn thành phần kinh tế

Bảng 10: BẢNG DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM TỪ 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % - DNNN TW 68.885 - 636 - - 636 - - DNNN ĐP 105.668 200.055 107.100 94.387 89,32 -92.955 -46,46 - Cty CP NN 33.040 2.610 250 -30.430 -92,1 -2.360 -90,42 - Cty CP khác 10.902 38.884 139.158 27.982 256,67 100.274 257,88 - Cty TNHH NN 800 300 - -500 -62,5 - - - Cty TNHH TN 44.449 41.983 60.866 -2.466 -5,55 18.883 44,98 63

- HTX 100 - - - - - DNTN 118.347 72.272 69.309 -46.075 -38,93 -2.963 -4,1 - Kinh tế cá

thể 77.916 60.409 63.161 -17.507 -22,47 2.752 4,56

- DN có vốn đầu tư nước ngoài

- - 13.450 - - 13.450 -

Tổng cộng 460.107 416.513 453.929 -43.594 -9,47 37.416 8,98

(Nguồn: Phòng TĐ&QLTD CN NHĐT&PT ĐT qua 3 năm 2005-2007)

Để thực hiện mục tiêu là đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh nên chính sách của tỉnh là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất, đổi mới thiết bị,…Trong thời kỳ Việt Nam hội nhập nền kinh tế với thế giới nói chung, tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Để hỗ trợ các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Đồng Tháp đã thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; tạo điều kiện cho các NHTM phát triển mạng lưới kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất. Vì vậy, dư nợ ngắn hạn tăng trong năm 2007.

Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn biến động tăng, giảm qua 3 năm từ năm 2005- 2007.

Tuy nhiên, chỉ có loại hình hợp tác xã chỉ phát sinh dư nợ ngắn hạn trong năm 2005 là 100 triệu đồng nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn đối với thành phần kinh tế.

- DN có vốn đầu tư nước ngoài chỉ phát sinh dư nợ ngắn hạn trong năm 2007 là 13.450 triệu đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng chỉ mới cho vay loại hình doanh nghiệp này trong năm 2007.

Đồ thị 27: Đồ thị biểu hiện dư nợ ngắn hạn DNNN ĐP, Cty CP khác từ 2005 -2007

- DNNN ĐP: dư nợ ngắn hạn có sự tăng, giảm qua 3 năm. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn là 105.668 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 200.055 triệu đồng, tăng 94.387 triệu đồng (tăng 89,32%) so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ ngắn hạn lại giảm xuống còn 107.100 triệu đồng, giảm 92.955 triệu đồng (giảm 46,46%) so với năm 2006.

- Cty CP khác: Tình hình dư nợ ngắn hạn tăng mạnh liên tục qua 3 năm từ năm 2005 – 2007. Năm 2005 có dư nợ ngắn hạn là 10.902 triệu đồng. Dư nợ ngắn hạn năm 2006 tăng lên 38.884 triệu đồng, tăng 27.982 triệu đồng (tăng 256,67%) so với năm 2005. Dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên đến 139.158 triệu đồng trong năm 2007, tăng 100.274 triệu đồng (tăng 257,88%) so với năm 2006. Nguyên nhân là do loại hình doanh nghiệp này luôn giữ uy tín với ngân hàng, luôn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Điều này thể hiện ở doanh số thu nợ đối với cty CP khác luôn luôn tăng qua 3 năm. Vì vậy, ngân hàng đã đẩy mạnh việc cho vay đối với cty CP khác làm cho dư nợ ngắn hạn tăng mạnh luôn tăng qua mỗi năm.

- Cty CP NN, DNTN, Cty TNHH NN: dư nợ ngắn hạn giảm liên tục qua 3 năm từ năm 2005 – 2007. Nguyên nhân là do những doanh nghiệp này không đảm bảo uy tín đối với ngân hàng. Cụ thể, doanh số thu nợ ngắn hạn của 2 loại hình doanh nghiệp này đều có xu hướng giảm trong năm 2007. Vì vậy, nó đã ảnh hưởng đến tình hình dư nợ ngắn hạn của ngân hàng.

Đồ thị 28: Đồ thị biểu hiện dư nợ ngắn hạn Cty CP NN, DNTN, Cty TNHH NN từ 2005 –2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cty CP NN: Dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 33.040 triệu đồng, năm 2006 dư nợ ngắn hạn giảm còn 2.610 triệu đồng, giảm 30.430 triệu đồng (giảm 92,1%) so với năm 2005. Đến năm 2007, dư nợ ngắn hạn giảm xuống còn 250 triệu đồng, giảm 2.360 triệu đồng (giảm 90,42%) so với năm 2006.

+ DNTN: Dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 118.347 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ theo thành phần kinh tế. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn giảm còn 72.272 triệu đồng, giảm 46.075 triệu đồng (giảm 38,93%) so với năm 2005. Đến năm 2007, dư nợ ngắn hạn giảm xuống còn 69.309 triệu đồng, giảm 2.963 triệu đồng (giảm 4,1%) so với năm 2006.

+ Cty TNHH NN: dư nợ ngắn hạn giảm qua 2 năm từ năm 2005-2006 và không phát sinh dư nợ ngắn hạn trong năm 2007. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 800 triệu đồng. Đến năm 2006 dư nợ ngắn hạn giảm xuống còn 300 triệu đồng, giảm 500 triệu đồng (giảm 62,5%) so với năm 2005.

- Cty TNHH TN và kinh tế cá thể: Dư nợ ngắn hạn có sự biến động giảm, tăng qua 3 năm từ năm 2005 – 2007.

Đồ thị 29: Đồ thị biểu hiện dư nợ ngắn hạn Cty TNHH TN, kinh tế cá thể từ 2005 -2007

+ Cty TNHH TN có dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 44.449 triệu đồng. Đến năm 2006,

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HỌAT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP (Trang 67 - 78)