Phân tích nợ xấu ngắn hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HỌAT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP (Trang 78 - 82)

4.3.4.1. Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Nợ xấu là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung, tình hình nợ xấu giảm qua các 3 năm từ năm 2005- 2007. Ngoài ra, các ngành CNCB, y tế và hoạt động cứu trợ XH, mỹ thuật và nhiếp ảnh, hoạt động DV tại hộ gia đình và các hoạt động liên quan KDTS và DVTV không có nợ xấu qua 3 năm.

Đây là tín hiệu vui cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó thể hiện sự cố gắng của các cán bộ tín dụng trong việc thu hồi nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu trong những năm qua.

Bảng 11: BẢNG TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM TỪ 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Năm

2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền2006/2005% Số tiền2007/2006%

- Ngành NNo & LN 11.720 20.326 14.753 8.606 73,43 -5.573 -27,42 - Ngành thuỷ sản - - 556 - - 556 - - Ngành CNCB - - - - - Ngành XD 35.973 3.130 - -32.843 -91,3 -3.130 - - Ngành TN sửa chữa xe có động cơ,môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình. 1.465 1.187 430 -278 -18,98 -757 -63,77 - Khách sạn, nhà hàng - 150 - 150 - -150 -

- Vận tải, kho bãi,

TTLL 190 59 - -131 -68,95 - - - Y tế và hoạt động cứu trợ XH - - - - - - - - Mỹ thuật và nhiếp ảnh - - - - - - - - Hoạt động DV tại hộ gia đình - - - - - - - - Các hoạt động liên quan KDTS và DVTV - - - - Tổng cộng 49.348 24.852 15.739 -24.496 -49,64 -9.113 -36,67

(Nguồn: Phòng TĐ&QLTD CN NHĐT&PT ĐT qua 3 năm 2005-2007)

- Ngành NNo&LN tình hình nợ xấu có tăng có giảm qua 3 năm từ năm 2005 – 2007. Cụ thể, năm 2005 nợ xấu là 11.720 triệu đồng. Tình hình nợ xấu lại tăng lên trong năm 2006 là 20.326 triệu đồng, tăng 8.606 triệu đồng (tăng 73,43%) so với

năm 2005. Ngoài ra, tình hình nợ xấu ngắn hạn đối với ngành NNo&LN chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu ngắn hạn ngành kinh tế. Nguyên nhân của tình hình nợ xấu tăng lên trong năm 2006 là do ảnh hưởng của thời tiết xấu và ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nên người dân làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, nợ xấu lại giảm xuống trong năm 2007 còn 14.753 triệu đồng, giảm 5.573 triệu đồng (giảm 27,42%) so với năm 2006. Điều này thể hiện sự nổ lực cố gắng hơn của các Chi nhánh trong việc đưa ra các biện pháp, giải pháp hữu hiệu, xử lý kịp thời, hạn chế thấp nhất nợ xấu tồn động tại Chi nhánh.

- Ngành XD, ngành TN sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình: Tình hình nợ xấu giảm liên tục qua 3 năm từ năm 2005-2007. Nguyên nhân là do ngân hàng từng bước sàn lọc các khách hàng và có chính sách phù hợp đối với khách hàng chiến lược, nên lượng khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả quan hệ tại ngân hàng tăng lên; tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thu nợ của ngân hàng. Cụ thể:

+ Ngành XD: Nợ xấu năm 2005 là 35.973 triệu đồng, chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nợ xấu ngắn hạn ngành kinh tế. Nợ xấu cao còn do yếu tố chủ quan từ cán bộ tín dụng là chưa đôn đốc kịp thời, quản lý chưa chặt chẽ, chưa chấp hành đầy đủ qui trình thủ tục tín dụng. Tuy nhiên, năm 2006 tình hình nợ xấu lại giảm xuống còn 3.130 triệu đồng, giảm 32.843 triệu đồng (giảm 91,3%) so với năm 2005. Tình hình nợ xấu ngắn hạn không phát sinh trong năm 2007.

+ Ngành TN sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình có nợ xấu ngắn hạn trong năm 2005 là 1.465 triệu đồng. Năm 2006 đã giảm xuống còn 1.187 triệu đồng, giảm 278 triệu đồng (giảm 18,98%) so với năm 2005. Đến năm 2007 con số này tiếp tục giảm xuống còn 430 triệu đồng, giảm 757 triệu đồng (giảm 63,77%) so với năm 2006.

- Vận tải, kho bãi, TTLL: Nợ xấu năm 2005 là 190 triệu đồng, năm 2006 tình hình nợ xấu giảm xuống còn 59 triệu đồng và không phát sinh nợ xấu trong năm 2007. - Ngành thuỷ sản chỉ phát sinh nợ xấu trong năm 2007 là 556 triệu đồng.

4.3.4.2. Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Sau khi đã phân tích tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế thì sẽ phân tích tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế được thể hiện cụ thể ở bảng 9 như sau:

Bảng 12: BẢNG TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM TỪ 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % - DNNN TW - - - - - DNNN ĐP - - - - - Cty CP NN 33.979 2.610 - -31.369 -92,32 - - - Cty CP khác - - - - - Cty TNHH NN - - - - - Cty TNHH TN 1.171 3.992 - 2.821 240,9 - - - HTX - - - - - DNTN 13.474 16.854 14.637 3.380 25,09 -2.217 -13,15 - Kinh tế cá thể 724 1.396 1.102 -294 -21,06 - DN có vốn đầu

tư nước ngoài - - - - - - -

Tổng cộng 49.348 24.852 15.739 -24.496 -49,64 -9.113 -36,67

(Nguồn: Phòng TĐ&QLTD CN NHĐT&PT ĐT qua 3 năm 2005-2007)

Nhìn chung, tình hình nợ xấu giảm liên tục qua 3 năm. Đối với từng thành phần kinh tế thì nợ xấu có sự biến động tăng, giảm qua mỗi năm. Cụ thể:

- Cty CP NN: Nợ xấu ngắn hạn năm 2005 là 33.979 triệu đồng. Năm 2006 tình hình nợ xấu ngắn hạn là 2.610 triệu đồng, giảm 31.369 triệu đồng (giảm 92,32%) so với năm 2005 và không phát sinh nợ xấu trong năm 2007.

- Cty TNHH TN: Nợ xấu ngắn hạn năm 2005 là 1.171 triệu đồng. Đến năm 2006, dư nợ ngắn hạn tăng lên 3.992 triệu đồng, tăng 2.821 triệu đồng (tăng 240,9%) so

với năm 2005. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ trong năm này giảm nên làm tăng nợ xấu lên.

- DNTN: Nợ xấu ngắn hạn năm 2005 là 13.474 triệu đồng. Năm 2006 nợ xấu ngắn hạn là 16.854 triệu đồng, tăng 3.380 triệu đồng (tăng 25,09%) so với năm 2005. Tuy nhiên, năm 2007 dư nợ ngắn hạn giảm xuống còn 14.637 triệu đồng, giảm 2.217 triệu đồng (giảm 13,15%) so với năm 2006.

- Kinh tế cá thể: Nợ xấu ngắn hạn năm 2005 là 724 triệu đồng. Năm 2006 nợ xấu ngắn hạn là 1.396 triệu đồng, tăng 672 triệu đồng (tăng 92,82%) so với năm 2005. Tuy nhiên, năm 2007 dư nợ ngắn hạn giảm xuống còn 1.102 triệu đồng, giảm 294 triệu đồng (giảm 21,06%) so với năm 2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HỌAT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP (Trang 78 - 82)