Để bắt đầu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thì phần đầu tiên là phân tích doanh số cho vay ngắn hạn 3 năm từ năm 2005-2007 để thấy được qui mô hoạt động của ngân hàng.
Trong những năm qua, chi nhánh không ngừng tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy, doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh tăng liên tục qua 3 năm. Điều này thể hiện cụ thể ở phần bảng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế.
4.3.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế
Qua bảng 5 bên dưới đây ta thấy, doanh số cho vay tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 doanh số cho vay là 1.387.674 triệu đồng, năm 2006 là 1.493.355 triệu đồng tăng 105.681 triệu đồng (tăng 7,62%) so với năm 2005. Đến năm 2007, doanh số cho vay là 1.958.624 triệu đồng, tăng 465.269 triệu đồng (tăng 31,16%) so với năm 2006.
Nguyên nhân của việc tăng lên này là do nền kinh tế của đất nước ta ngày càng phát triển. Với sự phát triển của nền kinh tế đa dạng, đa ngành nghề, khách hàng luôn có xu hướng mở rộng qui mô, ngành nghề hoạt động của mình.
Do phù hợp với nhu cầu sản xuất và có mức lãi suất hợp lý nên nhu cầu vốn ngắn hạn của khách hàng ngày càng tăng. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng.
Để thấy được tỷ trọng của từng ngành trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Điều này thể hiện cụ thể hơn khi phân tích từng khoản mục trong doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế như sau:
Bảng 5: BẢNG DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM TỪ 2005-2007
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục Năm
2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền2006/2005% Số tiền2007/2006%
- Ngành NNo & LN 91.462 38.811 30.812 -52.651 -57,57 -7.999 -20,61
- Ngành thuỷ sản 16.549 13.720 26.645 -2.829 -17,09 12.925 94,2
- Ngành CNCB 460.765 218.990 487.358 -241.775 -52,47 268.368 122,55
- Ngành XD 64.562 13.042 17.142 -51.520 -79,8 4.100 31,44
- Ngành TN sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe
máy, đồ dùng cá nhân và gia đình. 734.486 1.192.398 1.380.180 457.912 62,34 187.782 15,75
- Khách sạn, nhà hàng 3.349 2.180 - -1.169 -34,9 -2.180 -
- Vận tải, kho bãi, TTLL 2.623 2.250 485 -373 -14,22 -1.765 -78,44
- Y tế và hoạt động cứu trợ XH 6.773 - - -6.773 - - -
- Mỹ thuật và nhiếp ảnh - - 250 - - 250 -
- Hoạt động DV tại hộ gia đình 7.105 11.964 13.086 4.859 68,39 1.122 9,38
- Các hoạt động liên quan KDTS và DVTV - - 2.667 - - 2.667 -
Tổng cộng 1.387.674 1.493.355 1.958.624 105.681 7,62 465.269 31,16
(Nguồn: Phòng TĐ&QLTD CN NHĐT&PT ĐT qua 3 năm 2005-2007)
Về ngành nông nghiệp và lâm nghiệp:
Đồng Tháp là một trong số ít những tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ
trọng nông – lâm - thuỷ sản chiếm trên 50% trong GDP. Hai lĩnh vực quan trọng mà tỉnh đã thực hiện đạt hiệu quả cao là nông- lâm nghiệp nhiều năm liền vượt chỉ tiêu kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước, đạt mức tăng trưởng bình quân 7,49%/năm, trong đó sản lượng lương thực đạt kết quả vượt trội so với chỉ tiêu hàng năm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu cho cả nước. Với sự tăng trưởng đó thì trên địa bàn tỉnh ngày càng có nhiều nhà máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như nhà máy lau bóng gạo,…Do vậy, ngân hàng đã chú trọng cho vay đối với thành phần kinh tế này. Điều này làm cho doanh số cho vay ngắn hạn ngành NNo&LN giảm qua 3 năm.
Đồ thị 6: Đồ thị biểu hiện doanh số cho vay ngắn hạn ngành NNo & LN từ 2005 -2007
Qua đồ thị trên thấy, doanh số cho vay năm 2005 là 91.462 triệu đồng, năm 2006 là 38.811 triệu đồng, giảm 52.651 triệu đồng (giảm 57,57%) so với năm 2005, năm 2007 tiếp tục giảm còn 30.812 triệu đồng, giảm 7.999 triệu đồng (giảm 20,61%) so với năm 2006.
Về ngành thuỷ sản :
Ngành thuỷ sản ở Đồng Tháp là một trong những thế mạnh của tỉnh, góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Vì vậy, mục đích cho vay nuôi trồng thuỷ sản của ngân hàng là nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng để mua giống, thức ăn, thuốc chăm sóc nuôi trồng thuỷ sản,…
Đồ thị 7: Đồ thị biểu hiện doanh số cho vay ngắn hạn ngành thuỷ sản từ 2005 –2007
Doanh số cho vay ngắn hạn để nuôi trồng thuỷ sản có lúc tăng lúc giảm qua 3 năm từ 2005-2007. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 là 16.549 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn này giảm xuống còn 13.720 triệu đồng, giảm 2.829 triệu đồng ( giảm 17,09%) so với năm 2005. Nguyên nhân là do giá cả bấp bênh của ngành thuỷ sản nên người dân không đầu tư nhiều vào ngành nuôi trồng thuỷ sản nên doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 giảm.
Đến năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn ngành thuỷ sản là 26.645 triệu đồng, tăng 12.925 triệu đồng ( tăng 94,2%) so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do giá cả của các sản phẩm thuỷ sản tăng cao mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Do đó, nuôi trồng thuỷ sản ngày càng thu hút nhiều người đầu tư mới
vào nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra, trên địa bàn có nhiều nhà máy sản xuất chế biến thuỷ sản xuất khẩu ngày càng tăng. Vì vậy, doanh số cho vay ngắn hạn ngành thuỷ sản năm 2007 tăng lên.
Ngành công nghiệp chế biến:
Đồ thị 8: Đồ thị biểu hiện doanh số cho vay ngắn hạn ngành công nghiệp chế biến từ 2005 -2007
Tương tự doanh số cho vay ngắn hạn ngành thuỷ sản, doanh số cho vay ngắn hạn ngành công nghiệp chế biến cũng có lúc giảm lúc tăng. Năm 2005, doanh số cho vay ngắn hạn là 460.765 triệu đồng. Năm 2006, doanh số cho vay ngắn hạn là 218.999 triệu đồng, giảm 241.775 triệu đồng (giảm 52,47%) so với năm 2005. Tuy nhiên, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 có xu hướng tăng lên, tăng 268.368 triệu đồng (122,55%) so với năm 2006.
Nguyên nhân của sự sụt giảm doanh số cho vay trong năm 2006 là do người dân ít đầu tư vào ngành thuỷ sản do giá cả bấp bênh của thị trường. Bên cạnh đó thị trường xuất khẩu gạo có sự biến động giá cả bất thường, chưa đảm bảo lợi nhuận ổn định cho người đầu tư trong lĩnh vực chế biến lương thực xuất khẩu, nên ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng.
Tuy nhiên, năm 2007 Đồng Tháp mở rộng qui mô hoạt động ngành công nghiệp chế biến. Năm này, Đồng Tháp có 8 nhà máy chế biến thuỷ sản đang hoạt động với tổng công suất thiết kế 94.000 tấn/năm. Điều này góp phần làm ổn định thị trường giá cả, và thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển; bên cạnh đó các nhà máy chế biến lương thực xuất khẩu phát triển, giá cả thị trường ổn định, nhu cầu vay vốn đầu tư trong lĩnh vực này cũng tăng cao. Do vậy, nhu cầu vốn cho ngành thuỷ sản và công nghiệp chế biến trong năm này tăng cao.
Ngành TN sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân
và gia đình:
Đồ thị 9: Đồ thị biểu hiện doanh số cho vay ngắn hạn ngành TN sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy,
đồ dùng cá nhân và gia đình từ 2005 –2007
Trong 3 năm từ 2005- 2007, ngành thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình ở tỉnh Đồng Tháp có xu hướng phát triển nhanh do kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu về đời sống vật chất ngày càng cao.Vì vậy, doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng liên tục qua 3 năm từ 2005-2007 và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2005 là 734.486 triệu đồng, năm 2006 con số này tăng lên
đến 1.192.398 triệu đồng, tăng 457.912 triệu đồng (tăng 62,34%) so với năm 2005. Đến năm 2007, con số này tip tục tăng lên đến 1.380.180 triệu đồng ( tăng 15,75%) so với năm 2006, tỷ lệ phần trăm này chỉ tăng nhẹ so với tỷ lệ phần trăm tăng của năm 2006 so với năm 2005.
Ngành xây dựng:
Đồ thị 10: Đồ thị biểu hiện doanh số cho vay ngắn hạn ngành xây dựng từ 2005 –2007
Doanh số cho vay ngắn hạn ngành xây dựng trong 3 năm từ 2005-2007 có lúc
giảm lúc tăng, giảm trong năm 2006, tăng trong năm 2007. Cụ thể, năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn ngành xây dựng là 64.562 triệu đồng, năm 2006 là 13.042 triệu đồng, giảm 51.520 triệu đồng (giảm 79,8%) so với năm 2005. Năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn ngành xây dựng là 17.142 triệu đồng, tăng 4.100 triệu đồng (tăng 31,44%) so với năm 2006. Cho vay xây lắp trước đây là thế mạnh của hệ thống BIDV nên chiếm tỷ trọng cao trong năm 2005 nhưng năm 2006 do ảnh hưởng chung trên phạm vi toàn quốc nói chung lĩnh vực này đang gặp khó khăn và kém hiệu quả; mặt khác, tại Đồng Tháp trong năm 2006 các đơn vị chủ yếu thi công san lấp các cụm tuyến dân cư, do ảnh hưởng nguồn vốn thanh toán chậm và bị cắt giảm cự ly vận chuyển……đã gây không ít khó khăn đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực này, một số doanh nghiệp bị thua lổ cũng kéo theo việc trả nợ Ngân hàng gặp khó khăn nên Ngân hàng hạn chế cho vay trong lĩnh vực này. Vì vậy, doanh số cho vay ngắn hạn ngành xây dựng giảm từ 64.562 triệu đồng (năm 2005) còn 17.142triệu đồng (năm 2007).
Hoạt động DV tại hộ gia đình:
Đồ thị 11: Đồ thị biểu hiện doanh số cho vay ngắn hạn hoạt động DV tại hộ gia đình từ 2005 -2007
Ngoài việc hỗ trợ tín dụng đầu tư đối với ngành NNo&LN, ngành thuỷ sản,
ngành CNCB,…, ngân hàng còn chú trọng và quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong nhiều năm qua. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực họat động DV tại hộ gia đình tăng liên tục qua 3 năm từ năm 2005- 2007. Năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn là 7.105 triệu đồng, năm 2006 là 11.964 triệu đồng, tăng 4.859 triệu đồng (tăng 68,39%) so với năm 2005. Đến năm 2007,doanh số cho vay này tiếp tục tăng là 13.086 triệu đồng, tăng 1.122 triệu đồng (tăng 9,38%) so với năm 2006.
Khách sạn, nhà hàng; y tế và hoạt động cứu trợ XH; mỹ thuật nhiếp ảnh; các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
- Doanh số cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng có xu hướng giảm
và không phát sinh doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2007. Cụ thể, năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực này là 3.349 triệu đồng, năm 2006 giảm xuống còn 2.180 triệu đồng (giảm 34,9%) so với năm 2005.
- Y tế và hoạt động cứu trợ XH chỉ phát sinh doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2005 là 6.773 triệu đồng do nhu cầu vay trên địa bàn tỉnh còn thấp.
- Mỹ thuật, nhiếp ảnh chỉ phát sinh doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2007 là 250 triệu đồng.
- Các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn cũng chỉ phát sinh doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2007 là 2.667 triệu đồng.
Ngoài lĩnh vực y tế, các lĩnh vực nêu trên tại Đồng Tháp chưa phát triển mạnh nên cho vay trong các lĩnh vực này còn hạn chế.
4.3.1.2. Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Bên cạnh việc phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế, phần này tiếp tục đi tìm hiểu doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế.
Doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm từ 2005-2007 là khá tốt, ngân hàng đã mở rộng qui mô tín dụng đến với tất cả các thành phần kinh tế làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng liên tục tăng trong những năm qua và có xu hướng tiếp tục tăng nữa trong những năm tới.
Qua bảng 6, doanh số cho vay liên tục tăng qua 3 năm từ 2005-2007. Cụ thể, năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn là 1.387.674 triệu đồng. Năm 2006, doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên 1.493.355 triệu đồng, tăng 105.681 triệu đồng (tăng 7,62%) so với năm 2005. Đến năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn này tiếp tục tăng là 1.958.624 triệu đồng, tăng 465.269 triệu đồng ( tăng 31,16%) so với năm 2006.
Bảng 6:BẢNG DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM TỪ 2005-2007
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng TĐ&QLTD CN NHĐT&PT ĐT qua 3 năm 2005-2007)
Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền % - DNNN TW 307.799 16.000 115.350 -291.799 -94,8 99.350 620,94 - DNNN ĐP 553.322 1.004.697 1.136.834 451.375 81,58 132.137 13,15 - Cty CP NN 7.859 - 900 -7.859 - 900 - - Cty CP khác 34.764 73.835 300.992 39.071 112,39 227.157 307,65 - Cty TNHH NN 1.300 380 750 -920 -70,77 370 97,37 - Cty TNHH TN 155.132 134.972 146.207 -20.160 -13,0 11.235 8,32 - HTX 200 - - - - - DNTN 220.210 170.530 137.817 -49.680 -22,56 -32.713 -19,18 - Kinh tế cá thể 107.088 92.941 100.454 -14.147 -13,21 7.513 8,08
- DN có vốn đầu tư nước ngoài - - 19.320 - - - -
Tổng cộng 1.387.674 1.493.355 1.958.624 105.681 7,62 465.269 31,16
Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn đối với từng thành phần kinh tế có sự biến đổi tăng, giảm qua từng năm. Ngoại trừ, doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước địa phương, công ty cổ phần khác tăng liên tục qua 3 năm từ 2005-2007, đối với doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tư nhân thì giảm liên tục qua 3 năm.
Đồ thị 12: Đồ thị biểu hiện doanh số cho vay ngắn hạn của DNNN ĐP và cty CP khác từ 2005 -2007
- DNNN ĐP có doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 là 553.322 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 1.004.697 triệu đồng, tăng 451.375 triệu đồng (tăng 81,58%) so với năm 2005, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 tiếp tục tăng là 1.136.834 triệu đồng, tăng 132.137 triệu đồng (tăng 13,15%) so với năm 2006.
- Công ty cổ phần khác có doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 là 34.764 triệu đồng, năm 2006 có doanh số cho vay ngắn hạn là 73.835 triệu đồng, tăng 39.071 triệu đồng (tăng 112,39%) so với năm 2005, con số này tiếp tục tăng trong năm 2007 là 300.992 triệu đồng, tăng 227.157 triệu đồng (tăng 307,65%) so với năm 2006.
Nguyên nhân của sự tăng lên này là do DNNN ĐP và công ty cổ phần khác mở rộng qui mô đầu tư; sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực này phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Vì vậy, đối với loại hình doanh nghiệp này nhu
cầu vốn tăng lên để phát triển kinh doanh. Đây là lý do dẫn đến doanh số cho vay của 2 loại hình doanh nghiệp này tăng lên.
- Doanh số cho vay ngắn hạn đối với thành phần doanh nghiệp tư nhân giảm liên tục qua 3 năm.
Đồ thị 13: Đồ thị biểu hiện doanh số cho vay ngắn hạn của DNTN từ 2005 -2007
- Năm 2005, doanh số cho vay ngắn hạn đối với thành phần này là 220.210 triệu đồng. Đến năm 2006, doanh số này còn 170.530 triệu đồng, giảm 49.680 triệu đồng (giảm 22,56%) so với năm 2005. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với thành phần này tiếp tục giảm trong năm 2007 còn 137.817 triệu đồng (giảm 19,18%) so với năm 2006. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của tình hình lạm phát nên loại hình doanh nghiệp này không dám mạo hiểm để mở rộng qui mô đầu tư. Vì vậy,