Phát triển Đồng Tháp qua 3 năm từ 2005 – 2007
Cơ cấu vốn huy động quyết định qui mô hoạt động và tính tự chủ trong việc
sử dụng vốn của ngân hàng. Việc sử dụng nguồn vốn huy động sẽ có những thuận lợi như:
+ Việc cho vay được chủ động hơn.
+ Giảm được chi phí vì lãi suất tự huy động thấp hơn lãi suất của vốn điều chuyển. Tình hình huy động vốn của ngân hàng thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: BẢNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CN NHĐT&PT ĐT (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % 1. TG của khách hàng 198.766 115.449 240.699 - 84.317 -42,42 126.250 110,31 + TG thanh toán 55.103 1.963 134.532 -53.140 -96,44 132.569 6.753,39 + TG tiết kiệm 143.504 113.486 105.699 -130.018 -20,92 -7.787 -6,86 + TG chuyên dùng 159 - 468 - - - - 2. TG của các TCTD khác 567 632 7 65 11,46 -625 -98,90 3. TG của các TCTC 51.740 30.738 7.867 -21.002 -40,59 -22.871 -74,40 4. Phát hành 9.004 8.972 121 -32 -0,36 -8.851 -98,65
+ Ngắn hạn
(<12 tháng) 8.659 8.623 121 -36 -0,42 -8.502 -98,60 + Dài hạn
(> 12 tháng) 345 349 - 4 1,16 -349 -
Tổng cộng 260.077 155.791 268.694 -104.286 -40,10 112.903 72,47
(Nguồn: Phòng TĐ&QLTD CN NHĐT&PT ĐT qua 3 năm 2005-2007)
Qua bảng trên ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động thì TG của khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, TG của khách hàng có sự biến động giảm tăng không đều qua 3 năm từ 2005-2007. Cụ thể, TG của khách hàng năm 2005 là 198.766 triệu đồng, năm 2006 là 115.449 triệu đồng, giảm 84.317 triệu đồng (giảm 42,42%) so với năm 2005. Đến năm 2007, TG của khách hàng tăng trở lại lên đến 240.699 triệu đồng, tăng 126.250 triệu đồng (tăng 110,31%) so với năm 2006.
Nguyên nhân của sự tăng lên này là do ngân hàng đã áp dụng những chính sách lãi suất linh hoạt nên đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Hơn nữa, trong TG của khách hàng thì TG tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao nhưng lại có xu hướng giảm qua 3 năm từ 2005-2007. Năm 2005 TG tiết kiệm là 143.504 triệu đồng, năm 2006 là 113.486 triệu đồng, giảm 130.018 triệu đồng (giảm 20,92%) so với năm 2005. Đến năm 2007, TG tiết kiệm tiếp tục giảm xuống còn 105.699 triệu đồng, giảm 7.787 triệu đồng (giảm 6,86%) so với năm 2006.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do giá vàng có sự biến động mạnh trong những năm này. Chính điều này làm cho khách hàng thích đầu cơ vào vàng hơn là gửi tiền tiết kiệm. Vì thế, TG tiết kiệm giảm liên tục qua 3 năm từ 2005-2007.
Tiền gửi của các TCTD khác tăng trong năm 2006 nhưng lại giảm mạnh trong năm 2007. Cụ thể, năm 2005 TG của các TCTD khác là 567 triệu đồng, năm 2006 là 632 triệu đồng, tăng 65 triệu đồng (tăng 11,46%) so với năm 2005. Tuy nhiên, TG của các TCTD khác năm 2007 lại giảm xuống còn 7 triệu đồng, giảm 625 triệu đồng (giảm 98,9%) so với năm 2006. Sự sụt giảm này thể hiện hình thức thanh toán liên hàng giữa các TCTD với CN NHĐT&PTĐT còn hạn chế.
Tiền gửi của các TCTC có sự sụt giảm liên tục qua 3 năm từ 2005 – 2007. Cụ thể, TG của các TCTC năm 2005 là 51.740 triệu đồng, năm 2006 giảm xuống còn
30.738 triệu đồng, giảm 21.002 triệu đồng (giảm 40,59%) so với năm 2005. Đến năm 2007, TG của các TCTC tiếp tục giảm xuống còn 7.867 triệu đồng, giảm 22.871 triệu đồng (giảm 74,4%) so với năm 2006.
Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành các GTCG để huy động vốn. Tuy nhiên, hình thức huy động này có xu hướng giảm qua 3 năm từ 2005-2007. Cụ thể, năm 2005 việc huy động vốn bằng việc phát hành các GTCG là 9.004 triệu đồng, năm 2006 là 8.972 triệu đồng, giảm 32 triệu đồng (giảm 0,36%) so với năm 2005. Đến năm 2007, việc phát hành các GTCG để huy động vốn giảm mạnh còn 121 triệu đồng, giảm 8.851 triệu đồng (giảm 98,65%) so với năm 2006.
Trong đó, việc phát hành các loại GTCG ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong việc huy động vốn bằng việc phát hành GTCG. Nguyên nhân là do trong thời kỳ lạm phát khách hàng không muốn mua các loại GTCG dài hạn vì sợ đồng tiền bị mất giá mà chủ yếu linh hoạt để thu lãi.
4.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp luôn khẳng định vị trí là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của tỉnh, là chổ dựa vững chắc cho khách hàng có nhu cầu vay vốn để kinh doanh. Một trong những chức năng của ngân hàng là cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân để phát triển sản xuất kinh doanh. Với chức năng này, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt chức năng của mình. Tuy nhiên, ngân hàng gặp không ít khó khăn trong hoạt động tín dụng do sự ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, lạm phát, cạnh tranh của các ngân hàng khác trên địa bàn,…
Trước những khó khăn, thử thách đó, nhưng các cán bộ trong ngân hàng đã cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao; đồng thời, góp phần tạo sự phát triển ổn định của nền kinh tế tỉnh nhà. Cụ thể, Bảng tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp từ 2005-2007 thể hiện khái quát tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Bảng 3: BẢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CNNHĐT&PTĐT (2005-2007)
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng TĐ&QLTD CN NHĐT&PT ĐT qua 3 năm 2005-2007)
Qua bảng số liệu, ta nhận thấy chỉ số doanh số cho vay tăng đều qua các năm từ năm 2005-2007, doanh số thu nợ cũng tăng đều qua 3 năm từ năm 2005-2007. Tuy nhiên, tình hình nợ xấu giảm đáng kể qua 3 năm; trong khi tổng dư nợ giảm trong năm 2006, giảm còn 595.057 triệu đồng so với năm 2005 là 710.275 triệu đồng nhưng đến năm 2007 chỉ số này tiếp tục tăng lên so với năm 2005, tăng đến 686.325 triệu đồng .
Về doanh số cho vay : Khoản Mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh số cho vay 1.519.968 1.535.937 2.139.437 15.969 1,05 603.500 39,29 - Ngắn hạn 1.387.674 1.493.355 1.958.624 105.681 7,62 465.269 31,16 - Trung, dài hạn 132.294 42.582 180.813 -89.712 7,81 138.231 324,62 2. Doanh số thu nợ 1.486.715 1.625.748 2.030.264 13.033 9,35 404.516 24,88 - Ngắn hạn 1.359.271 1.510.036 1.916.062 150.765 11,09 406.026 26,89 - Trung, dài hạn 127.444 115.712 114.202 -11.732 -9,21 1.510 -1,3 3. Tổng dư nợ 710.275 595.057 686.325 -115.218 -16,22 91.268 15,34 - Ngắn hạn 460.107 416.513 453.929 -43.594 -9,47 37.416 8,98 - Trung, dài hạn 250.168 178.544 232.396 -71.624 -28,63 53.852 30,16 4. Nợ xấu 50.924 29.361 16.446 -21.563 -42,34 -12.915 -43,99 - Ngắn hạn 49.348 24.852 15.739 -24.496 -49,64 -9.113 -36,67 - Trung, dài hạn 1.576 4.509 707 2.933 186,1 -3.802 -84,32 26
Nhìn chung, doanh số cho vay (DSCV) của ngân hàng từ năm 2005-2007 tăng liên tục và nhận định sẽ tiếp tục tăng cao trong tương lai cùng với xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2006 là 1.535.937 triệu đồng, tăng 15.969 triệu đồng (tăng 1,05%) so với năm 2005, doanh số cho vay năm 2005 là 1.519.968 triệu đồng. Doanh số cho vay năm 2007 là 2.139.437 triệu đồng tiếp tục tăng so với năm 2006, tăng 603.500 triệu đồng ( tăng 39,29%) so với năm 2006. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn (DSCVNH) luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay qua 3 năm 2005,2006, 2007. Cụ thể, năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 91,3% doanh số cho vay của ngân hàng. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 97,2% doanh số cho vay, tỷ lệ này lại tăng cao hơn so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 91,5% doanh số cho vay. Tỷ lệ này thể hiện ở đồ thị sau:
Đồ thị 2: Đồ thị biểu diễn doanh số cho vay tại CN NHĐT&PT ĐT ( 2005- 2007)
Về doanh số thu nợ :
Nhìn chung, doanh số thu nợ (DSTN) của CNNHĐT&PT ĐT cũng tăng liên tục qua 3 năm. Doanh số thu nợ năm 2006 là 1.625.748 triệu đồng, tăng 13.033 triệu đồng (tăng 9,35% ) so với năm 2005, doanh số thu nợ năm 2005 là 1.486.715 triệu
đồng. Doanh số thu nợ năm 2007 tiếp tục tăng so với doanh số thu nợ năm 2006, tăng 404.516 triệu đồng (tăng 24,88%) so với năm 2006.
Qua 3 năm từ 2005-2007, với sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng theo. Điều này là điều đáng mừng cho ngân hàng vì nó làm tăng vòng quay vốn tín dụng cho ngân hàng, tạo thêm cơ hội kinh doanh cho ngân hàng, giảm chi phí thu nợ và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với các ngân hàng thương mại khác trong khu vực.
Doanh số thu nợ ngắn hạn (DSTNNH) luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ qua 3 năm từ 2005-2007. Cụ thể, doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2005 chiếm 91,4% doanh số thu nợ. Năm 2006, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm 92,9% doanh số thu nợ. Tỷ lệ này lại tiếp tục tăng trong năm 2007, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm 94,4% doanh số thu nợ. Điều này thể hiện cụ thể ở đồ thị sau:
Đồ thị 3: Đồ thị biểu diễn doanh số thu nợ của CN NHĐT&PT ĐT (2005-2007)
Về tổng dư nợ:
Tình hình dư nợ của CN NHĐT&PT ĐT qua 3 năm từ 2005-2007 biến động như sau:
+ Năm 2006, tổng dư nợ là 595.057 triệu đồng, giảm 115.218 triệu đồng (giảm 16,22%) so với tổng dư nợ (TDN) năm 2005. Nguyên nhân của tình hình này là do
ngân hàng thực hiện việc kiểm soát qui mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, trong năm 2005 tình hình nợ xấu của ngân hàng là khá cao nên ngân hàng đã tập trung giải quyết nợ xấu; hơn nữa, trong năm này trên địa bàn có nhiều NHTM cổ phần mở chi nhánh tại tỉnh nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng cao trong năm này. Do vậy, dư nợ năm 2006 giảm hơn so với năm 2005.
+ Đến năm 2007, tổng dư nợ là 686.325 triệu đồng, tăng 91.268 triệu đồng ( tăng 15,34%) so với tổng dư nợ năm 2006.
Trong đó, dư nợ ngắn hạn (DNNH) năm 2005 chiếm 64,8% tổng dư nợ. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn so với tổng dư nợ năm 2006 lại tiếp tục tăng, dư nợ ngắn hạn chiếm 70% tổng dư nợ. Đến năm 2007, tình hình dư nợ ngắn hạn chiếm 66,1% tổng dư nợ. Tỷ lệ này thể hiện ở đồ thị sau:
Đồ thị 4: Đồ thị biểu diễn tổng dư nợ của CN NHĐT&PT ĐT (2005-2007)
Về nợ xấu:
Nhìn chung, tình hình nợ xấu (NX) giảm liên tục qua 3 năm từ năm 2005-2007. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng. Cụ thể, nợ xấu năm 2005 là 50.924 triệu đồng. Đến năm 2006, nợ xấu là 29.361 triệu đồng, giảm 21.563 triệu đồng (giảm 42,34%) so với năm 2005. Tình hình nợ xấu năm 2007 là 16.466 triệu đồng, giảm 12.915 triệu đồng (giảm 43,99%) so với năm 2006. Nguyên nhân của sự sụt giảm
này là do Ban Giám đốc và cán bộ của Chi nhánh đã tập trung đưa ra những biện pháp xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao nên nợ xấu giảm liên tục qua 3 năm đến cuối năm 2007 nợ xấu là 16.466 triệu đồng chiếm 2,4% so với tổng dư nợ. Qua đây cho thấy về cơ bản vấn đề chất lượng tín dụng của Chi nhánh được nâng cao rỏ rệt, đặc biệt là nợ xấu ngắn hạn.
Trong đó, tình hình nợ xấu ngắn hạn (NXNH) năm 2005 là 49.348 triệu đồng chiếm 96,9% tổng nợ xấu. Năm 2006, nợ xấu ngắn hạn là 24.852 triệu đồng đã giảm so với năm 2005 và chiếm 84,6% tổng nợ xấu. Nợ xấu ngắn hạn trong năm 2007 tiếp tục giảm xuống còn 15.739 triệu đồng và chiếm 95,7% tổng nợ xấu. Nhìn chung, tình hình nợ xấu giảm qua các năm nhưng nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu là do dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.
Đồ thị 5: Đồ thị biểu diễn nợ xấu của CN NHĐT&PT ĐT (2005-2007)
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Bảng 4 : BẢNG BIỂU DIỄN CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Nợ xấu Triệu đồng 50.924 29.361 16.446
2. Tổng dư nợ Triệu đồng 710.275 595.057 686.325 3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.486.715 1.625.748 2.030.264 4. Doanh số cho vay Triệu đồng 1.519.968 1.535.937 2.139.437 5. Dư nợ bình quân Triệu đồng 693.802 652.666 640.691
5. NX/ TDN % 7,17 4,93 2,4
6. VQVTD Vòng 2,14 2,49 3,17
7. Hệ số thu nợ % 97,81 105,85 94,9
(Nguồn: Phòng TĐ&QLTD CN NHĐT&PT ĐT qua 3 năm 2005-2007)
Căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ở bảng trên ta thấy: - Nợ xấu liên tục giảm qua 3 năm. Năm 2006 giảm 21.563 triệu đồng so với năm 2005; Năm 2007 giảm 12.915 triệu đồng so với năm 2006.
- Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ liên tục giảm qua 3 năm. Năm 2006 chỉ số này giảm còn 4,93%, giảm so với năm 2005, năm 2005 tỷ lệ này là 7,17%. Năm 2007 chỉ số này tiếp tục giảm còn 2,4%, giảm so với năm 2006. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn còn ở mức thấp dưới mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 5%. Điều này nhận thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh được nâng lên đáng kể.
- Vòng quay vốn tín dụng có sự biến động theo một chiều, tăng liên tục qua 3 năm. Điều này làm tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Cụ thể, năm 2005 là 2,21 vòng, năm 2006 là 2,49 vòng, năm 2007 là 3,17 vòng.
- Hệ số thu nợ trong 3 năm 2005- 2007 có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự tăng sau đó lại giảm. Cụ thể, hệ số thu nợ năm 2005 là 97,81%, chỉ số này tăng lên trong năm 2006 là 105,85%; tuy nhiên, chỉ số này đến năm 2007 lại giảm xuống còn 94,9%.
4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP
Sau khi khái quát tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát tiển Đồng Tháp từ năm 2005-2007 cho thấy tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong họat động tín dụng tại Chi nhánh.Chi nhánh luôn quan tâm và đầu tư hỗ trợ kịp thời các nhu cầu vốn ngắn hạn cần thiết và hợp lý của khách hàng trên cơ sở có cân đối tổng thể chung của tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ tại Chi nhánh theo kế hoạch BIDV giao, nhằm góp phần phát triển qui mô SXKD của khách hàng nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói
chung. Vì vậy, hoạt động tín dụng ngắn hạn luôn giữ vị trí chủ chốt trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
4.3.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn
Để bắt đầu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thì phần đầu tiên là phân tích doanh số cho vay ngắn hạn 3 năm từ năm 2005-2007 để thấy được qui mô hoạt động của ngân hàng.
Trong những năm qua, chi nhánh không ngừng tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy, doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh tăng liên tục qua 3 năm. Điều này thể hiện cụ thể ở phần bảng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế.
4.3.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế
Qua bảng 5 bên dưới đây ta thấy, doanh số cho vay tăng liên tục qua 3 năm. Cụ