1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Theo từ điển Tiếng Việt, từ “bảo vệ” có nghĩa: chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn. Còn “bảo tồn” có nghĩa là gìn giữ (cái
mang ý nghĩa lịch sử thuộc tài sản chung), không để bị tổn thất, mất mát [23]. Khoản 1 Điều 3 Luật ĐDSH số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã đưa ra khái niệm về “bảo tồn ĐDSH” như sau: “Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, n t đ p độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các m u
vật di truyền” [26, Điều 3]. Từ điển Wikipedia Bách khoa toàn thư mở định nghĩa
“Bảo tồn loài hoang dã là hoạt động bảo vệ các loài thực vật, ĐVHD và môi trường sống của chúng. Mục đích của việc bảo tồn loài hoang dã là để đảm bảo môi trường thiên nhiên cho thế hệ tương lai và giúp thế hệ tương lai nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài hoang dã, các khu vực hoang dã đối với con người và các giống, loài khác” [79]. Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản luật chưa có khái niệm về “bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” mà chỉ nêu ra các quy định quản lý hoạt động này. Cụ thể, Điều 5 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định:
Một là, những khu rừng có động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phân bố tập
trung thì được đưa vào xem xét thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật. Đối với động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sinh sống ở ngoài các khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ theo quy định của Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.
Hai là, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong khu rừng có động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định này và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Ba là, nghiêm cấm những hành vi sau đây:
- Săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.
- Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái với quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật [5, Điều 5].
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau: “Bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là một hoạt động trong chuỗi các hoạt động nhằm bảo tồn loài hoang dã, bảo tồn ĐDSH, có sự phối hợp của các chủ thể
khác nhau, được thực hiện qua các công cụ, phương thức và hình thức khác nhau”.
Do động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là những loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên nên việc bảo vệ động vật rừng nguy cấp quý, hiếm mang những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được diễn ra một cách
nghiêm ngặt, thể hiện qua việc đảm bảo môi trường sống và điều kiện của loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiêm cấm các hành vi gây tổn hại đến sự tồn tại và phát triển của những loài động vật này; khuyến khích, tăng cường phát triển hoạt động nghiên cứu, khảo sát, duy trì và phát triển nguồn gen động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; ban hành và hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như tăng cường khả năng thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên thực tế. Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cần liên tục được cập nhật cho phù hợp với điều kiện thực tế và được bảo vệ ở mức độ cao hơn so với các loài ĐVHD thông thường.
Thứ hai, bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được diễn ra trên diện
rộng, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Khi một loài động vật biến mất trong tự nhiên, cả chuỗi sinh học và hệ sinh thái sẽ có sự biến chuyển mạnh mẽ và sự ảnh hưởng này không chỉ diễn ra trong phạm vi một khu vực, trong ranh giới một địa phương hay một quốc gia mà mang tính chất toàn cầu. Do đó, việc bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cũng phải được thực hiện trên diện rộng và không bị giới hạn về mặt không gian. Khi nguy cơ cho các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ngày càng lớn thì hoạt động bảo vệ cần phải được diễn ra liên tục, đồng bộ, đòi hỏi những nỗ lực mạnh mẽ và kịp thời, không bị giới hạn về mặt thời gian.
Thứ ba, các chủ thể tham gia bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm rất đa dạng, từ cá nhân cho đến các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức liên chính phủ, quốc gia, hiệp hội liên quốc gia. Có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ trong hoạt động bảo vệ cũng như chia sẻ trách nhiệm, được thực hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau như cấp độ cá nhân; cấp độ cộng đồng; cấp độ địa phương, vùng; cấp độ quốc gia; cấp độ quốc tế [42].
Thứ tư, đây là một trong những chuỗi hành động để bảo vệ tăng trưởng xanh và
là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia nhằm gìn giữ, bảo tồn cho thế hệ tương lai những nguồn gen quý hiếm và cơ hội được sống trong môi trường sinh thái đa dạng, được thực hiện qua các phương thức, hình thức khác nhau.
1.2.2. Các biện pháp bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Một là, biện pháp t chức – chính trị