Các yếu tố tác động đến pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại việt nam (Trang 40 - 43)

1.3. Pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

1.3.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và tiêu

hiếm và tiêu chí đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Thứ nhất, các yếu tố tác động đến pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bao gồm:

Một là, yếu tố kinh tế. Yếu tố kinh tế bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn

cảnh về kinh tế- xã hội, hệ thống các chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội. Nền kinh tế- xã hội phát triển năng động, bền

vững sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội. Ngược lại, nền kinh tế- xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật. Yếu tố kinh tế là nền tảng của sự nhận thức, hiểu biết pháp luật và thực hiện pháp luật nên có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật.

Hai là, yếu tố chính trị. Yếu tố chính trị là toàn bộ yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trường chính trị, hệ thống các chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện chúng; các quan hệ chính trị và ý thức chính trị, hoạt động của hệ thống chính trị. Cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu không khí chính trị - xã hội. Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật.

Ba là, yếu tố văn hóa - đời sống. Các yếu tố văn hóa - đời sống bao giờ cũng

thuộc về một môi trường văn hóa- xã hội nhất định gắn liền với một phạm vi không gian - xã hội nhất định, nơi các cá nhân và cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, lao động, sinh hoạt, cùng nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ.

Bốn là, yếu tố pháp luật.Pháp luật được sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ

xã hội và là cơ sở để các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, khía cạnh khác nhau của các chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả thực hiện pháp luật. Văn hóa pháp lý được hình thành từ tổng thể các hoạt động xã hội - pháp luật trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, văn hóa pháp lý là hệ thống các giá trị, chuẩn mực pháp luật được kết tinh từ trí thức pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi pháp luật; có ảnh hưởng sâu rộng tới các hình thức pháp luật từ tuân thủ, chấp hành, sử dụng cho tới áp dụng pháp luật. Giữa văn hóa pháp lý và hoạt động thực hiện pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Văn hóa pháp lý là cơ sở, nền tảng khuôn mẫu tư duy và chuẩn mực hành vi của hoạt động thực hiện pháp luật có định hướng đúng đắn. Ngược lại hoạt động thực hiện

pháp luật có tác dụng bổ sung làm phong phú sâu sắc thêm cho các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp lý.

Thứ hai, các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bao gồm: việc đạt được các mục tiêu đề ra của văn bản quy phạm pháp luật; việc tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và kết quả đạt được trên thực tế.

Một là, việc đạt được các mục tiêu đề ra của các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là ngăn ngừa, hạn chế mức độ suy thoái do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra; sử dụng bền vững nguồn tài nguyên động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, bảo vệ ĐDSH; phục hồi số lượng các loài bị suy thoái, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Bên cạnh đó, con người đều có ý thức bảo vệ ĐVHD nói chung và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nói riêng, sống thân thiện với thiên nhiên trong điều kiện phát triển kinh tế.

Hai là, về tiêu chí tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được hiểu là xem xét, đánh giá việc các cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trong việc xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện theo thẩm quyền, trách nhiệm được pháp luật quy định; cách thức các cơ quan nhà nước thực thi pháp luật; sự công khai, minh bạch, bình đ ng trong thực hiện pháp luật; tính kịp thời, đầy đủ và đúng pháp luật. Nếu không có công khai, minh bạch trong việc thực thi thì không biết được những điểm đạt được và hạn chế của các quy định pháp luật để có thể sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tiễn. Đây được đánh giá là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Ba là, tiêu chí đánh giá kết quả đạt được trên thực tế là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Để đánh giá được kết quả từ sự tác động của pháp luật về bảo

vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm mang lại một cách đầy đủ và chính xác thì phải trên cơ sở so sánh thực trạng khi pháp luật chưa điều chỉnh và thực trạng sau khi có pháp luật điều chỉnh. Trong quá trình đánh giá đó cần phải quan tâm đến việc xác định rõ phạm vi và mục tiêu đánh giá, phân tích chính xác diễn biến loài do kết quả ban hành văn bản quy phạm pháp luật mang lại; thu thập đầy đủ dữ liệu trong quá trình đánh giá. Đồng thời, tiến hành thực hiện hiệu quả tham vấn cộng đồng trong quá trình đánh giá; sử dụng các công cụ, phương pháp đánh giá khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)