Giải pháp tăng cường thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại việt nam (Trang 116 - 128)

3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tạ

3.3.4. Giải pháp tăng cường thực hiện pháp luật

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm bảo vệ ĐVHD, đặc biệt là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, phổ biến pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; công khai các thông tin về tội phạm ĐVHD cho cộng đồng; khuyến khích cộng đồng tham gia vào công cuộc bảo vệ ĐVHD trong đó chú trọng việc khơi dậy truyền thống yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên của người dân Việt Nam.

Trên thực tế, nhiều đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân về bảo vệ ĐVHD, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nên đã xúi giục, dụ dỗ họ thực hiện các hành vi vi phạm. Do vậy, việc tăng cường tuyên truyền pháp luật là vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với các đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, việc công khai các tội phạm trong lĩnh vực này cũng có ý nghĩa giáo dục, răn đe những người có ý định phạm tội từ bỏ hành vi trái pháp luật của mình. Hơn nữa, mục đích chủ yếu của tiêu thụ các loài nguy cấp, quý, hiếm là do nhu cầu về thực phẩm và nhu cầu bào chế thuốc trong y học. Nhiều nhà khoa học đã chứng minh các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm không hề có ý nghĩa trong chữa bệnh cho con người. Ví dụ: sừng tê giác từ lâu đã được đồn đại là bài thuốc chữa bách bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy không tìm thấy bằng chứng nào chứng tỏ sừng tê giác có tác dụng chữa bệnh dù dễ nhất như hạ sốt, sừng tê giác về bản chất hoá học giống như chiếc móng tay, được làm bằng tóc kết bó lại với nhau. Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết và ý thức của con người có ý nghĩa vô cùng lớn trong bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm.

Hai là, chú trọng phát triển, nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật, đặc biệt là năng lực nhận dạng, đánh giá các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, và năng lực cập nhật các quy định của pháp luật.

Ở nhiều địa phương, nguồn nhân lực cho công tác bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm còn hạn chế, hơn nữa, công tác đào tạo, tập huấn còn chưa được chú trọng.

Thực tế cho thấy, công tác quản lý có tác dụng vô cùng lớn đến việc bảo vệ và bảo tồn loài. Chú trọng phát triển, nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật phải được thực hiện một cách toàn diện trên ba lĩnh vực: thứ nhất, các cán bộ thực thi pháp luật về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm phải được bồi bổ về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm được những thay đổi trong quy định của pháp luật và áp dụng đúng vào thực tế; thứ hai, điều kiện cơ sở vật chất phải được đáp ứng, thứ ba, đảm bảo nguồn kinh phí phù hợp. Xây dựng cơ chế khen thưởng, xử phạt hợp lý là một giải pháp tốt khuyến khích các cán bộ phát huy năng lực của mình vì mục đích chung.

Ba là, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động săn bắt, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ, sử dụng trái phép ĐVHD và các loài nguy cấp, quý, hiếm trên thị trường.

Công tác kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm phải có sự kết hợp của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân thì mới đảm bảo tính hiệu quả. Các chi cục kiểm lâm nên có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, hải quan, quản lý thị trường và người dân, khi có sự phối hợp đồng đều và toàn diện thì tội phạm động vật nguy cấp, quý, hiếm cũng sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

Bốn là, huy động tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Hiện nay, các khu rừng đặc dụng tại Việt Nam đang gặp khó khăn về nguồn cung cấp tài chính do vậy không đủ điều kiện để đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật. Ở các khu rừng đặc dụng, ban quản lý không có đủ trang thiết bị theo dõi quan trắc; dữ liệu điều tra về loài, hệ sinh thái lạc hậu, không được kiểm chứng và theo dõi cập nhật thường xuyên, nguồn nhân lực không được đảm bảo… Nguyên nhân là nguồn kinh phí chủ yếu của các khu rừng bảo tồn được lấy từ ngân sách nhà nước (NSNN) nên còn hạn chế. Việc bảo tồn ĐDSH tại các rừng đặc dụng cơ bản chưa được thực hiện, hoặc nếu có thì chỉ giới hạn trong khuôn khổ dự án hợp tác quốc tế hoặc các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học. Do vậy, cần triển khai các chương trình, dự án nhằm huy động nguồn lực tài chính từ các cá nhân, tổ chức để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của các rừng đặc dụng, đảm bảo môi trường sống cho các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Với tình hình vi phạm diễn ra phức tạp trong thời gian qua phần nào đã cho thấy được bức tranh thực về tình hình bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Để giải quyết những vấn nạn này thì việc làm cần thiết là sửa đổi những quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, tăng cường hiệu quả xử lý vi phạm và nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng.

Xuất phát từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam, chúng tôi đã đưa ra những định hướng cơ bản và những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trong thời gian tới. Những giải pháp này đòi hỏi phải được tiến hành theo lộ trình cụ thể, bên cạnh sửa đổi những quy định tại luật chung, luật riêng, thì cần có sự đánh giá về thực tiễn thực hiện và chủ thể thực hiện là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức NGO. Điều này không chỉ giúp cho hoạt động bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm diễn ra lành mạnh, hiệu quả hơn mà còn giúp xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.

KẾT LUẬN

Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu trong hệ sinh thái. Tuy nhiên, với tình hình buôn bán, tiêu thụ ĐVHD đang ngày càng gia tăng, các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc bảo tồn loài, bảo tồn ĐDSH. Một trong những công cụ hiệu quả nhất để bảo vệ các loài này đó là thông qua công cụ pháp luật. Pháp luật ngoài việc quy định các chế tài xử lý vi phạm nghiêm khắc nhằm trừng trị các đối tượng phạm tội và giáo dục, răn đe con người, thì còn điều chỉnh, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc tổ chức, quản lý, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Thông qua những nghiên cứu về lý luận, thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện, luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, giải quyết tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong các quy định pháp luật; tăng cường chế tài xử phạt nhằm răn đe, nghiêm cấm các hành vi phạm pháp trong tương lai, hướng tới mục tiêu bảo tồn loài, bảo tồn ĐDSH. Những đề xuất này được chúng tôi đưa ra theo quan điểm của người nghiên cứu khoa học, với mong muốn đưa ra một cái nhìn, một góc độ sâu hơn về luật pháp trong bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nói riêng và vấn đề bảo vệ ĐVHD nói chung. Chúng tôi hi vọng đóng góp được một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Thông tư số 90/2008/TT- BNN ngày 28/08/2008 hướng d n xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Quyết định số 3322/QĐ- BNN-TCLN ngày 28 tháng 07 năm 2014 về công bố hiện trạng rừng toàn

quốc năm 2013, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (2007), Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08/03/2007 hướng d n áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội

phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc

gia giai đoạn 2011 – 2015”, Hà Nội.

5. Chính phủ (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 về quản lý

thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội.

6. Chính phủ (2006), Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật

hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội.

7. Chính phủ (2011), Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định về nông nghiệp,

Hà Nội

8. Chính phủ (2013), Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ

9. Chính phủ (2013), Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ, Hà Nội.

10. Chính phủ (2013), Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội.

11. Chính phủ (2015), Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/04/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý

rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội.

12. Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam - Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội và Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam - Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), “Báo cáo tư vấn – Đánh giá một số tác động về môi trường, kinh tế và xã hội của chính

sách về buôn bán động thực vật hoang dã ở Việt Nam”, Hà Nội.

13. Cục bảo tồn đa dạng sinh học (2015), Bản tóm lược chính sách về kiểm soát buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã tại Việt Nam.

14. GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh (2014), Cần kiểm soát chặt chẽ việc gây nuôi

động vật hoang dã tại Việt Nam, Tạp chí Môi trường, số 12/2014.

15. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Trần Kim Tĩnh, Phạm Việt Hùng (2015), Thực

trạng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, Cục Bảo tồn Đa dạng

sinh học – Tổng cục Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội .

16. Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã và Cục kiểm lâm Việt Nam (2008),

Trang trại nuôi nhốt động vật hoang dã ở Việt Nam: Vấn nạn hay giải pháp cho bảo tồn?, Hà Nội.

17. Kiểm sát viên Trịnh Ngọc Chính (2015), “Một số vấn đề về pháp lý trong xử

lý các tội phạm liên quan đến động vật hoang dã, quý, hiếm”, Viện Kiểm

18. Liên Hợp Quốc (1973), Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

19. Liên Hợp Quốc (1992), Công ước về Đa dạng sinh học (CBD).

20. Nguyễn Duy Giảng (2009),“Vướng mắc cần giải quyết trong việc áp dụng Điều 190 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật

hoang dã quý hiếm”, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2009.

21. Nguyễn Hải Vân, Nguyễn Việt Dũng (2015), Chồng lấn quyền sử dụng đất:

Thách thức cho quy hoạch và quản lý rừng đặc dụng ở Việt Nam, Nhà xuất

bản Hồng Đức, Hà Nội.

22. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam –

Phần 1: Động vật, Hà Nội.

23. Nhóm Việt ngữ (2016), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nhà xuất bản Hồng Đức

24. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11 ngày 26 tháng

11 năm 2003, Hà Nội.

25. Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng số 29/2004/QH11 ngày 03

tháng 12 năm 2004, Hà Nội.

26. Quốc hội (2008), Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11

năm 2008, Hà Nội.

27. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009, Hà Nội.

28. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, Hà Nội.

29. ThS. Bùi Thị Hà (2015),“Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt

Nam”, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

30. ThS. Lê Văn Sua, “Những vướng mắc, bất cập từ quy định về định giá tài

sản trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, thứ Hai, 27/04/2015

31. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 256/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010,

tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.

32. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 31 tháng 05 năm 2007 Phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng

sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”, Hà Nội.

33. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 09 năm 2012 Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

34. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 21 tháng 05 năm 2013 Phê duyệt đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013-

2020”, Hà Nội.

35. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07 năm 2013 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

36. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 Phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả

nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

37. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2014 Phê duyệt chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014- 2022, Hà Nội.

38. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 Phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

39. Trung tâm giáo dục thiên nhiên (2015), Bản tin về nạn buôn bán động vật

hoang dã số 2 – tháng 11/2015, Hà Nội.

40. Trung tâm giáo dục thiên nhiên (2016), Bản tin về nạn buôn bán động vật

41. Trung tâm giáo dục thiên nhiên (2016), Gây nuôi thương mại các loài động

vật hoang dã tại Việt Nam, Hà Nội.

42. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Môi trường, Nhà xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại việt nam (Trang 116 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)