2.2. Thực tiễn pháp lý quốc tế về quy chế pháp lý của đảo, quần đảo
2.2.1. Thực tiễn phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế
Trong vụ thềm lục địa Biển Bắc giữa Đan Mạch, Tây Đức và Hà Lan năm 1969, ICJ lập luận rằng “các đảo nhỏ (islet), đá (rock) và những phần nhỏ nhơ ra bờ biển” khơng được tính đến trong phân định ranh giới thềm lục địa [48]. Điều này loại bỏ quan điểm cho rằng tất cả các đảo (island) đều cĩ các vùng biển như nhau. Mặc dù ICJ thừa nhận các Cơng ước về lãnh hải và thềm lục địa khơng cĩ sự phân biệt chính thức giữa các đảo (island), tuy nhiên Tịa cho rằng diện tích (size) và vị trí (location) của đảo là các yếu tố đầu tiên cần thiết để xác định tác động của đảo đối với các ranh giới biển cần phân định.
Trong vụ liên quan đến thềm lục địa giữa Tunisia và Libya, ICJ xác định Kerkennah là một đảo cĩ diện tích 180km2
và dân số là 15.000 người, nhưng chỉ cho hưởng một nửa (50%) hiệu lực trong phân định thềm lục địa giữa hai quốc gia [31]. Trong phán quyết của Tịa, dường như cĩ sự kế tiếp quy định từ vụ thềm lục địa Biển Bắc, tuy nhiên Tịa cũng cho rằng Kerkennah do
cĩ diện tích và dân số đáng kể nên phải được tính đến như một hồn cảnh cĩ liên quan trong phân định thềm lục địa giữa Tunisia và Libya.
Trong vụ Vịnh Maine giữa Mỹ và Canada, ICJ quyết định đảo Seal ngồi bờ biển phía Tây Nam của Nova Scotia cũng chỉ được hưởng một nửa hiệu lực trong hoạch định ranh giới biển của khu vực, thậm chí mặc dù đảo này thích hợp cho con người đến ở quanh năm. Tịa lập luận rằng: “đảo Seal cùng với đảo nhỏ hơn bên cạnh – đảo Mud, với cả lý do về kích thước (dimension) và đặc biệt hơn là vị trí địa lý của chúng, khơng thể bị bỏ qua”. Trong trường hợp của Lybia và Malta, Tịa khẳng định nguyên tắc cơng bằng địi hỏi các đảo nhỏ khơng thích hợp cho con người đến ở thuộc về Malta và đặt ở vị trí 3 dặm về phía Nam đảo chính “sẽ khơng được đưa vào sự tính tốn của các bên” trong việc xác định ranh giới giữa hai quốc gia. Đảo chính của Malta cũng chỉ được một phần hiệu lực bởi kích thước nhỏ trong mối liên hệ với bờ biển rộng lớn của Lybia. Đảo chính của Malta cĩ diện tích 122 dặm vuơng khu vực đất và dân số là 350.000 người, nhưng nĩ khơng được coi là cĩ đầy đủ hiệu lực để tạo ra các vùng biển rộng lớn khi diện tích vùng đất của nĩ lớn hơn.
Trong vụ phân định biển giữa Quatar và Bahrain, Tịa xem xét Qui’at Jahadah là đảo hay là bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Qui’at Jahadah là thực thể nằm ở phía Tây Bắc bán đảo Qatari và phía Bắc đảo chính của Bahrain. Lúc thủy triều dâng cao, thực thể này nổi trên mặt nước với chiều dài khoảng 12m, chiều rộng 4m, nhơ cao lên khỏi mặt nước khoảng 0.4m. Lúc thủy triều xuống thấp, các số liệu tương ứng là 600m và 75m. ICJ đã nhắc lại yêu cầu pháp lý để xác định một đảo là “một vùng đất tự nhiên cĩ nước bao bọc và ở trên mặt nước khi thủy triều lên” theo Điều 121 Cơng ước. Do đĩ, Tịa quyết định Qui’at Jahadah là đảo. Tuy nhiên, Tịa cũng cho rằng Qui’at Jahadah chỉ là đảo rất nhỏ, khơng cĩ người ở và khơng cĩ thảm thực vật. Đảo nhỏ nằm giữa đảo chính của Bahrain và bán đảo Quatar. Do đĩ, nếu ngấn nước triều thấp
nhất được sử dụng để xác định điểm cơ sở trong thiết lập đường trung tuyến phân định biển, thì “hiệu lực khơng cân xứng” sẽ được tạo ra cho thực thể này. Do đĩ, để loại trừ hiệu lực khơng cân xứng, Tịa cho rằng cần thiết bỏ qua hiệu lực đối với Qui’at Jahadah trong phân định biển.
Gần đây hơn trong vụ Vịnh Fonseca, Tịa quyết định khơng cĩ đảo nào trong vụ tranh chấp (El Tigre, Menguera và Menguerita) hay bất cứ đảo nào khác hiện diện ở trong Vịnh ảnh hưởng đến sự phân định ranh giới biển [43]. Tịa cho rằng vùng nước bên trong Vịnh, trừ vùng vành đai lãnh hải 3 hải lý, sẽ là đối tượng chủ quyền chung giữa các quốc gia [43]. Menguerita là một đảo khơng thích hợp cho con người đến ở bởi thiếu nguồn nước ngọt, nĩ được bao phủ bởi thảm thực vật và cĩ một diện tích tổng thể là 26 hecta. Menguerita được bao phủ với thảm thực vật và cĩ một đường bờ biển cao, nhiều đá. Ước tính khoảng cách từ phía Bắc đến phía Nam là 6km và từ phía Đơng tới phía Tây đảo là 3.7km. Điểm cao nhất cách mặt biển 480m và cĩ tổng diện tích 1.58 hec.
Trong vụ việc liên quan đến phân định ranh giới biển của đá Eddystone
(Eddystone Rocks), nhĩm đảo Channel (Channel Islands) và nhĩm đảo nhỏ Scilly (Scilly Isles) thuộc về Anh, cĩ hai vấn đề quan trọng cần lưu ý. Đầu tiên, Tịa bác bỏ lập luận đưa ra bởi Anh rằng đảo Channel tạo ra một vùng thềm lục địa độc lập với Anh và Pháp. Tịa cho rằng nhĩm đảo Channel khơng thể tạo ra các vùng biển đầy đủ như vậy, tuy nhiên, các đảo thích hợp cho con người đến ở như Jersey và Guenrnsey đã thiết lập lên “hồn cảnh đặc biệt” (special circumstance) và sẽ tạo ra vùng thềm lục địa 12 hải lý [30, P. 202]. Điều quan trọng là Tịa đã bỏ qua tất cả các đảo đá nhỏ (rock) và các đảo nhỏ khác (islet)
trong nhĩm đảo Channel – những thực thể khơng thích hợp cho con người đến ở. Thứ hai, Tịa cho rằng đảo nhỏ Scilly bao gồm 48 đảo, chỉ cĩ 6 đảo thích hợp cho con người đến ở sẽ được một nửa hiệu lực trong phân định biển. Điều
đáng lưu ý là Tịa đã xem xét tới các điều kiện kinh tế và chính trị trên các đảo như một trong các điều kiện để xác định hiệu lực của đảo [27, pp.223-24].
Tịa trọng tài trong vụ tranh chấp ranh giới hàng hải giữa Guinea và Guinea Bissau năm 1985 đã đưa ra hai quyết định, trong đĩ bao gồm cả các đảo liên quan đến phân tích này. Đầu tiên, Tịa bác bỏ vai trị của các đảo nhỏ của Alcatraz thuộc Guinea. Tịa dường như quan tâm đến việc đặt Alcatraz ở phía bên phải của đường trung tuyến, tuy nhiên, thậm chí khơng giải quyết ý tưởng rằng tự bản thân Alcatraz phải cĩ được vùng biển của mình. Thứ hai, Tịa khơng bao gộp các đảo ngồi khơi rộng lớn ngồi bờ biển Guinea Bissau trong sự ước tính tổng tồn bộ bờ biển của hai quốc gia để xác định tỷ lệ phân định giữa hai nước, để xem xét liệu một giải pháp cơng bằng đã đạt được hay chưa bởi đường phân định đã lựa chọn [36].
Như vậy, các phán quyết của các thiết chế tài phán đã khơng chấp nhận giành hiệu lực đầy đủ cho các đảo nhỏ trong phân định biên giới/ranh giới biển nhưng cĩ ảnh hưởng nhất định tới khu vực phân định biển, nhất là những vùng biển đối diện hoặc tiếp liền cĩ sự chồng lấn.