Các điều kiện đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo pháp luật và thực tiễn quốc tế (Trang 89 - 139)

3.2. Giải pháp cho Việt Nam trong việc hiện thực hĩa quan điểm

3.2.4. Các điều kiện đảm bảo

Điều kiện đảm bảo và biện pháp cần thiết để thực thi các giải pháp pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển là hai vấn đề cĩ mối

liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm giúp cho việc thực thi các giải pháp pháp lý phục vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển được hiện thực hĩa và mang tính hiệu quả. Một bên, cung cấp các điều kiện cần thiết để thực hiện được các giải pháp trên thực tế; cịn một bên, cung cấp các cách thức cần thiết, cụ thể để thực hiện các điều kiện cũng như bản thân các giải pháp này. Các điều kiện đảm bảo và biện pháp cần thiết cho việc thực thi các giải pháp nhằm hiện thực hĩa quan điểm của Việt Nam về xác định quy chế pháp lý của hai quần đảo Hồng Sa, Trường Sa như sau:

a. Hồn thiện bộ hồ sơ pháp lý về quy chế pháp lý của hai quần đảo Hồng Sa, Trường Sa

Xây dựng hồ sơ pháp lý là tổng hợp các tài liệu chứa đựng các lập luận pháp lý, thơng tin phục vụ cho các lập luận pháp lý. Tuỳ thuộc vào cơ chế đàm phán, giải quyết tranh chấp tại ICJ, trọng tài hay ITLOS mà số lượng các tài liệu, yêu cầu về hình thức và nội dung cĩ thể khác nhau. Tuy nhiên, về mặt nội dung, các tài liệu phải nêu rõ ràng vấn đề pháp lý bao gồm các bằng chứng và lập luận pháp lý cần yêu cầu Tồ hoặc trọng tài giải quyết.

Chiến lược xây dựng hồ sơ pháp lý khơng phải là một chiến lược mới. Hiện nay, một số cơ quan, viện nghiên cứu đã triển khai cơng việc này. Tuy nhiên, việc phân tán nguồn lực cĩ thể dẫn đến hiệu quả khơng cao. Do vậy, việc xây dựng hồ sơ pháp lý cần được tập trung về một cơ quan đầu mối đủ tầm nhằm huy động nguồn lực tổng hợp từ các đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế.

b. Hồn thiện hệ thống cơ sở pháp lý quốc tế và pháp luật quốc gia

Hệ thống pháp luật quốc gia về biển, đảo được coi là cơ sở pháp lý quan trọng, một trong những điều kiện đảm bảo cho việc thực thi các giải pháp pháp lý một cách hiệu quả trên thực tiễn. Là thành viên của Cơng ước Luật biển 1982, pháp luật biển Việt Nam đã tiếp thu tinh thần của Cơng ước

Luật biển 1982 song vẫn chưa thực sự tạo được cơ sở pháp lý đầy đủ cho Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam thơng qua Luật biển Việt Nam. Với việc ghi nhận cụ thể, rõ ràng hơn về quy chế pháp lý các vùng biển, đảo của Việt Nam dựa trên các quy định của Cơng ước Luật biển 1982, Luật biển Việt Nam 2012 đã phần nào khắc phục được những hạn chế lâu nay của hệ thống pháp luật biển Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này vẫn chỉ dừng lại ở việc ghi nhận một cách khái quát, chung chung nên chưa thể tạo cơ sở pháp lý vững chắc giúp Việt Nam cĩ thêm vũ khí sắc bén đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của mình. Do đĩ, trong thờ i gian tới , Chính phủ cần sớm ban hành các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luâ ̣t Biển Viê ̣t Nam 2012. Các văn bản pháp luật được ban hành cần phải:

Thứ nhất, quy định cụ thể, thống nhất về cách xác định đường cơ sở

Luật Biển Việt Nam 2012 tiếp tục dùng hệ thống đường cơ sở thẳng Việt Nam được quy định trong Tuyên bố năm 1982. Tuy nhiên, phản ánh thực tiễn thỏa thuận phân định thực tế với Trung Quốc thơng qua Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000, Luật Biển khơng cịn cho rằng kinh độ 108 là ranh giới biển Việt Nam - Trung Quốc trong vịnh. Bên cạnh đĩ, Điều 8 Luật Biển Việt Nam 2012 khẳng định: “Chính phủ xác định và cơng bố đường cơ sở ở những khu vực chưa cĩ đường cơ sở sau khi được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn”. Như vậy, hiện nay Việt Nam chưa xác định được tồn bộ hệ thống đường cơ sở quốc gia. Luật Biển Việt Nam cũng chưa cĩ điều khoản cụ thể nào xác định rõ đường cơ sở của các đảo, quần đảo. Điều này sẽ là điểm bất lợi cho Việt Nam trong quá trình thực thi các hoạt động quản lý biển, đảo và chứng minh chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển, đảo. Do đĩ, để phục vụ tốt cơng cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trước yêu sách của Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực, việc quy định cụ thể, thống nhất về cách xác định đường cơ sở là một yêu cầu cấp bách được đặt ra.

Việc hồn thiện hệ thống đường cơ sở của Việt Nam cần thực hiện theo hướng:

- Một mặt khẳng định những cơ sở pháp lý, thực tiễn để bảo vệ đường cơ sở thẳng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam; mặt khác, cũng xem xét điều chỉnh một số điểm cần thiết để phù hợp với quy định của Cơng ước Luật biển 1982 và thơng lệ quốc tế.

- Hồn chỉnh đường cơ sở ở phía Bắc, trong vịnh Bắc Bộ; đưa ra giải pháp lâu dài và ổn định cho việc xác định quy chế vùng nước lịch sử chung Việt Nam – Campuchia ở phía Nam, trên cơ sở đĩ cĩ giải pháp đối với việc xác định đường cơ sở cho vùng biển này.

- Trên cơ sở khẳng định trước sau như một, chủ quyền của Việt Nam đối với Hồng Sa, Trường Sa, khẳng định Hồng Sa, Trường Sa khơng phải là quốc gia quần đảo và trên cơ sở xem xét các quy chế pháp lý của đảo, đá thuộc hai quần đảo, Việt Nam cần cơng bố đường cơ sở liên quan đến các đảo, đá của hai quần đảo này.

- Đặc biệt trong thời gian tới , Viê ̣t Nam cần nhanh chóng tiến hành đo đạc, khảo sát, xác định rõ, chính xác tọa độ các điểm nới ta ̣i những khu vực chưa xác định để đưa ra mơ ̣t đường cơ sở hồn chỉnh trên hải đồ quốc tế và các bản đồ trong các văn bản luâ ̣t của Viê ̣t Nam.

Thứ hai, quy định chi tiết về các vấn đề liên quan đến quy chế pháp lý của lãnh hải

Theo Điều 26 Luật biển Việt Nam 2012, Việt Nam cho phép các tàu thuyền nước ngồi được quyền đi qua khơng gây hại trong lãnh hải Việt Nam nhằm phục vụ cho hoạt động vận chuyển hàng hải cũng như một số hoạt động khác. Quy định này tạo điều kiện để các chủ thể thực hiện quyền đi qua khơng gây hại trong lãnh hải của một quốc gia theo đúng nguyên tắc và quy định của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, các văn bản của Việt Nam chưa đưa ra những

Việt Nam. Việt Nam cần nhanh chĩng ban hành văn bản quy định cụ thể về các vùng cấm hay khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý quan trọng phục vụ cho mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như chống lại hành vi xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác.

Thứ ba, quy định rõ ràng về chế độ pháp lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

Trên tinh thần Cơng ước Luật biển 1982 mà Việt Nam là thành viên, Việt Nam đã ban hành các văn bản quy định về xác định vị trí, giới hạn phạm vi cũng như các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật Việt Nam về quy chế pháp lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cịn tồn tại những hạn chế cần khắc phục nhằm hồn thiện cơ sở pháp lý cho việc khẳng định, bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với biển, đảo. Cụ thể:

- Luật Biển Việt Nam 2012 dù cĩ những quy định mang tính chất kế thừa quy định của Cơng ước nhưng nếu đánh giá khách quan thì chưa thực sự phù hợp với thực tiễn xác lập chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, vì thực tế cho thấy rõ ràng các điều kiện tự nhiên và địa chất biển Việt Nam cĩ những đặc thù riêng, hơn nữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam chủ yếu là chồng lấn với các quốc gia khác nên cần thiết phải tiến hành hoạch định thơng qua nguyên tắc thỏa thuận cũng như yếu tố cơng bằng trong kết quả phân định cho các bên. Trong khi đĩ, các quy định pháp luật Việt Nam về quy chế pháp lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hiện hành lại khơng quy định cụ thể về vấn đề này.

- Quy định về quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mới ở mức chung, khái quát; vấn đề xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa thơng qua hoạch định với các quốc gia chồng lấn chưa được quy định cụ thể.

Phạm vi vùng biển Việt Nam chưa được quy định và xác định rõ làm cơ sở cho phân định thềm lục địa, giải quyết tranh chấp, quản lý, hợp tác về thềm lục địa. Hệ thống văn bản về thềm lục địa cĩ tính cấp thời, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt. Trong khi thềm lục địa là mơi trường đồng nhất thì các văn bản do các Bộ, ngành xây dựng từ quan điểm của Bộ, ngành địa phương lại cĩ nhiều quy định chồng chéo, trùng lặp và thậm chí mâu thuẫn. Việt Nam đang phải giải quyết khĩ khăn, thừa các quy định chung nhưng thiếu các quy định cụ thể trong từng lĩnh vực và các quy định phối hợp.

Hiện tại, mặc dù Việt Nam đã cĩ tuyên bố mang tính nhà nước về quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển Việt Nam nhưng ranh giới cụ thể của các vùng biển, đặc biệt là ranh giới ngồi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế vẫn chưa được xác định ở nhiều khu vực gây ra những khĩ khăn cho cơng tác quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên biển.

Như vậy, việc quy định một cách chung chung, vơ hình khiến cho các quy định pháp luật Việt Nam giảm đi khả năng hỗ trợ và làm sáng tỏ căn cứ pháp lý từ gĩc độ quốc gia để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn.

- Quy định pháp luật Việt Nam về quy chế pháp lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chưa xứng tầm với việc xác lập, thực thi, bảo vệ các vùng biển được đánh giá là cĩ vị trí quan trọng đối với kinh tế, an ninh, quốc phịng đất nước.

Để khắc phục những điểm hạn chế trên, Việt Nam cĩ thể lựa chọn hoặc xây dựng một đạo luật riêng về thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và quy chế pháp lý của chúng hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi các quy định về thềm lục địa nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ. Việc lựa chọn hình thức nào phải căn cứ vào thực tiễn và hệ thống các quy phạm pháp luật quốc gia. Dù lựa chọn theo xu hướng nào thì việc hồn thiện các quy định

về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế cũng cần chú ý tới các vấn đề sau: + Việc xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật biển Việt Nam về quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phải trên cơ sở thể chế hĩa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán Việt Nam ở vùng biển chồng lấn và đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với các vùng biển chồng lấn yêu sách chủ quyền, hơn thế nữa, cịn phải gĩp phần mạnh mẽ bảo vệ an ninh, quốc phịng trên biển của Việt Nam.

+ Cần tiến hành thực hiện các cơng việc như: tổ chức soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới, rà sốt để sửa đổi, bổ sung hồn thiện hoặc hủy bỏ các văn bản pháp luật khơng phù hợp. Trên cơ sở đĩ, xây dựng một hệ thống pháp luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa một cách hồn thiện, đầy đủ và đồng bộ.

+ Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc địa chất, địa mạo cũng như hình dáng bờ biển Việt Nam, tiến hành xây dựng những quy định cụ thể về cách xác định thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế phù hợp với nguyên tắc và quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Cơng ước Luật biển 1982. Việt Nam cần nhanh chĩng hồn thành việc xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn thơng qua hoạch định nhằm tạo cơ sở pháp lý để Việt Nam thực thi chủ quyền trên các vùng biển này.

+ Xây dựng các quy định về sử dụng, khai thác các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với những chiến lược cụ thể. Cụ thể hĩa các nguyên tắc, kế hoạch và phương pháp tiến hành nhằm thực hiện dễ dàng các hoạt động thăm dị, khai thác, sử dụng cũng như quản lý hiệu quả các hoạt động khác được tiến hành tại vùng biển này. Bên cạnh đĩ, phân định rõ chức năng,

quyền hạn, phạm vi quản lý của các cơ quan cĩ thẩm quyền. Ghi nhận biện pháp, hình thức và trình tự xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc sử dụng, khai thác thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế.

Thứ tư, quy định chi tiết về việc xác định phạm vi, chế độ pháp lý của các đảo, quần đảo

Qua xem xét và nghiên cứu các quy định của pháp luật trong nước về quy chế đảo, quần đảo cĩ thể nhận thấy các quy định cịn cĩ những điểm bất cập cần phải được sửa đổi và hồn thiện. Cụ thể:

- Hiện nay các quy định về đảo, quần đảo cịn chưa chi tiết, cụ thể. Việc quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ và các hoạt động khác trên biển, đảo cần cĩ những quy định cụ thể hơn nữa so với các quy định ở thời điểm hiện tại. Những quy định đĩ cần phải đảm bảo phù hợp với những định hướng tổng quát ở tầm vĩ mơ và những mục tiêu quản lý tổng hợp của chính sách biển quốc gia đồng thời được xây dựng dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác.

- So với những văn bản trước đĩ, Luật Biển năm 2012 đã cĩ những điểm tiến bộ khắc phục được hạn chế lâu nay của hệ thống pháp luật biển. Đối với đảo, quần đảo, Luật biển cĩ những ưu tiên Khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo. Quy định trên cần tiếp tục được phát huy, cụ thể hĩa trong các Nghị định hướng dẫn, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển - đảo, trong kế hoạch phát triển của từng vùng, từng tỉnh và từng địa phương. Đồng thời, các quy định cũng cần phải chú ý đến đội ngũ cán bộ và lực lượng thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển các vùng hải đảo để triển khai thực hiện một cách cĩ hiệu quả trên thực tế. Những việc làm này sẽ gĩp phần thiết thực vào khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, phát triển nền kinh tế chung của đất nước.

đảo dựa trên các quy định của Cơng ước Luật biển 1982 nhưng khơng cĩ điều khoản nào nĩi về đường cơ sở của đảo và quần đảo mà chỉ cĩ Điều 8 quy định về việc xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Quy định về đường cơ sở của đảo, quần đảo là cần thiết để phục vụ cuộc đấu tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo pháp luật và thực tiễn quốc tế (Trang 89 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)