Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHS đƣợc quy định từ Điều 176 đến Điều 183 BLTTHS năm 2003. Hầu hết các điều luật trong giai đoạn này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án chuẩn bị trƣớc phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS. Do vậy, hoạt động THQCT của VKSND trong giai đoạn này hầu nhƣ là khơng có, nhƣờng chỗ lại cho các hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật. Mặc dù không quy định cụ thể nhƣng VKSND vẫn phải thực hiện các hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật đối với các hoạt động tố tụng của Tòa án nhƣ: Kiểm sát về thời hạn chuẩn bị xét xử có đúng quy định hay không, việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn có căn cứ, đúng thời hạn hay không, việc ban hành các quyết định tố tụng có cần thiết và có căn cứ hay khơng…
Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHS, VKSND đƣợc thực hiện một hoạt động tố tụng thuộc nội dung THQCT quy định tại Điều 181 BLTTHS năm 2003 nhƣ sau:
Điều 181. VKS rút quyết định truy tố
Nếu xét thấy có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của Bộ luật này hoặc có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự
cho bị can, bị cáo theo quy định tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của BLHS, thì VKS rút quyết định truy tố trƣớc khi mở phiên tòa và đề nghị Tịa án đình chỉ vụ án [19, tr.116].
Nếu cơ sở của việc xét xử là yêu cầu của VKSND thể hiện bằng việc truy tố bị can thì rút quyết định truy tố (rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố) là việc VKSND khơng u cầu Tịa án xét xử, không thực hiện việc buộc tội tại phiên tòa đối với bị can về một hoặc một số tội phạm đã nêu trong cáo trạng. Điều 181 BLTTHS không quy định cụ thể về giới hạn của việc rút quyết định truy tố nhƣng trong quy định tại Thông tƣ Liên ngành số 01-TTLN ngày 08/12/1988 của VKSND tối cao và TAND tối cao thì VKSND có quyền rút một phần hoặc tồn bộ quyết định truy tố.
Rút tồn bộ quyết định truy tố là việc VKSND khơng yêu cầu Tòa án xét xử về tất cả tội phạm đã nêu trong cáo trạng. Khi thấy có căn cứ khơng đƣợc khởi tố VAHS (Điều 107 BLTTHS) hoặc có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo theo Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của BLHS, thì VKS rút tồn bộ quyết định truy tố trƣớc khi mở phiên tòa và đề nghị Tịa án đình chỉ tồn bộ vụ án. Hậu quả pháp lý là đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can.
Trong mỗi VAHS có thể có một hoặc nhiều bị can (đồng phạm), một hoặc nhiều tội phạm, vì vậy, trong bản cáo trạng của VKSND cũng sẽ truy tố một hoặc nhiều bị can với hành vi phạm tội của họ. Trong trƣờng hợp có căn cứ để rút quyết định truy tố đối với một trong số các bị can của vụ án, một hành vi phạm tội... thì đó là việc VKSND rút một phần quyết định truy tố, phần truy tố VKSND không rút tiếp tục đƣợc yêu cầu Tòa án đƣa ra xét xử. Hậu quả pháp lý trong trƣờng hợp này là vụ án bị đình chỉ một phần và đƣa ra xét xử phần còn lại.
một trách nhiệm, vừa là quyền năng của VKSND, đây còn là một biện pháp để đảm bảo việc truy tố của VKSND khơng bị oan, sai. Nó có ý nghĩa quan trọng nhằm khắc phục những sai lầm của VKSND sau khi đã có quyết định truy tố, khắc phục việc Tịa án tun bị cáo khơng phạm tội hoặc có căn cứ mới để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo [32, tr. 35-36].
Điều 181 BLTTHS quy định về VKSND rút quyết định truy tố trƣớc khi mở phiên tịa có nghĩa là VKSND có thể rút quyết định truy tố từ khi chuyển hồ sơ cùng quyết định truy tố sang Tòa án cho đến khi Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS. Tài liệu làm căn cứ để rút quyết định truy tố có thể có trong chính hồ sơ vụ án, đƣợc thu thập, xác minh từ giai đoạn điều tra nhƣng do KSV không phát hiện ra mà vẫn quyết định truy tố và chuyển hồ sơ vụ án sang Tòa án, hoặc sau khi quyết định truy tố, VKSND nhận đƣợc đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo...hoặc các tài liệu do các cơ quan hữu quan cung cấp đã đƣợc VKSND hoặc CQĐT thẩm tra, xác minh theo đúng trình tự tố tụng, đủ điều kiện là chứng cứ của vụ án.