Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự theo truyền thống pháp luật lục địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng tại thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

sự theo truyền thống pháp luật lục địa

Nguồn gốc truyền thống luật lục địa có từ lâu đời và có sự ảnh hƣởng rộng lớn. Truyền thống pháp luật này bắt nguồn từ Luật La Mã, chủ yếu là từ Luật dân sự La Mã, sau này nó ảnh hƣởng đến việc hình thành nên những bộ luật dân sự lớn ở các nƣớc châu Âu lục địa nhƣ Pháp, Đức.... Hệ thống pháp luật này quan niệm luật pháp là phải từ các chế định cụ thể do vậy nó có tính khái qt và ổn định cao, đồng thời dễ dàng phân chia thành luật công và luật tƣ. Chế định công tố ở các nƣớc theo hệ thống Luật lục địa nhấn mạnh vai trò của giai đoạn điều tra và vai trị của Cơng tố viên, bên cạnh đó phát triển hình thức tố tụng thẩm vấn. Do vậy, khi xét xử các VAHS, thẩm phán căn cứ chủ

yếu vào luật thành văn, kết quả của CQĐT và q trình xét xử tại Tịa án để đƣa ra phán quyết cuối cùng.

Pháp luật TTHS của nƣớc Cộng hòa Pháp là một điển hình của hệ thống Luật lục địa, trong đó vai trị của Cơng tố viên đƣợc coi trọng, Công tố viên là những ngƣời đại diện cho Nhà nƣớc bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc và những ngƣời có quyền lợi bị xâm phạm trong VAHS. Hệ thống cơ quan cơng tố của Cộng hịa Pháp nằm trong Bộ Tƣ pháp nhƣng Bộ Tƣ pháp không chỉ đạo trực tiếp mà giám sát hoạt động của Viện Công tố. Công tố viên đƣợc đảm bảo hoạt động độc lập, bằng quyền năng pháp luật trao cho, Cơng tố viên Tịa sơ thẩm có quyền “chỉ đạo điều tra, đƣa ra yêu cầu điều tra buộc Cảnh sát tƣ pháp phải thực hiện; có quyền tự điều tra và trong trƣờng hợp này thì Cơng tố viên có thẩm quyền nhƣ sĩ quan cảnh sát tƣ pháp” [6, tr.33]; đồng thời, Cơng tố viên có quyền quyết định việc truy tố ngƣời phạm tội ra trƣớc Tòa án để xét xử hay không hoặc giải quyết vụ án mà hành vi phạm tội không ảnh hƣởng lớn đến những giá trị của xã hội bằng một hình thức khác nhƣ là bồi thƣờng thay cho việc truy tố và chuyển vụ án sang Tòa án để xét xử. Tại phiên tịa xét xử, Cơng tố viên ln phải có mặt trong các phiên tịa hình sự, đọc bản cáo trạng, “tham gia tranh tụng với tƣ cách là bên buộc tội và đƣa ra những kết luận của mình khi phần tranh tụng kết thúc” [6, tr.36] Dựa trên quá trình điều tra, truy tố Cơng tố viên có quyền tranh luận, phát biểu quan điểm của mình cho việc giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với bị cáo. Sau khi kết thúc phiên tòa, “Viện trƣởng Viện Công tố bên cạnh Tịa sơ thẩm có quyền kháng nghị, Viện trƣởng Viện Công tố bên cạnh Tịa phúc thẩm có quyền kháng nghị tất cả các bản án của Tòa vi cảnh” [16, Điều 546].

Cũng có những điểm tƣơng đồng với pháp luật TTHS của Cộng hòa Pháp là Cộng hòa Liên bang Đức. Cơ quan công tố một mặt trực thuộc cơ quan hành pháp nhƣng mặt khác lại chịu sự quản lý của ngành tƣ pháp. Bộ Tƣ

pháp là cơ quan giám sát cao nhất của cơ quan công tố, nhƣng cơ quan công tố lại nằm trong hệ thống Tòa án. Viện trƣởng Viện công tố liên bang do Tổng thống Đức bổ nhiệm và có trách nhiệm truy tố tất cả các loại tội phạm. Trong giai đoạn xét xử, Cơng tố viên tham gia phiên tịa có quyền cơng bố cáo trạng, thẩm vấn bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác sau khi Tòa án đã thẩm vấn. Bản luận tội của Công tố viên là văn bản pháp lý không thể thiếu trong phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS tại Đức, trừ trƣờng hợp áp dụng thủ tục rút gọn đối với những vấn đề rất đơn giản, Cơng tố viên có thể đƣa ra lời buộc tội bằng lời nói tại Tịa án (Điều 417 BLTTHS Cộng hịa Liên bang Đức). Sau khi thẩm vấn bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác, thẩm tra chứng cứ của vụ án, “Cơng tố viên có nghĩa vụ đƣa ra tuyên bố kết luận, và cụ thể hóa lời buộc tội nhằm đi đến việc kết tội cũng nhƣ đề nghị hình phạt” [13, tr. 42]. Phiên tịa kết thúc, Cơng tố viên có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định của Tịa án có vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng tại thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)