Nâng cao năng lực cho đội ngũ Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng tại thành phố hà nội (Trang 91 - 94)

Trong những năm vừa qua, công tác xây dựng ngành luôn đƣợc ngành kiểm sát nhân dân chú trọng và đặc biệt là xây dựng đội ngũ KSV “cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” nhƣ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngƣời cán bộ kiểm sát. Các cán bộ, KSV trong ngành kiểm sát nhân dân nói chung và cán bộ, KSV VKSND hai cấp thành phố Hà Nội nói riêng ln bám sát Kế hoạch số 179/KH-VKSTC-V9 ngày 08/3/2012 của VKSND tối cao về triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cƣơng và trách nhiệm”, coi đây là kim chỉ nam để phấn đấu, xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV vừa có tài, vừa có đức, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Đội ngũ cán bộ, KSV trong những năm vừa qua đã đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng do có sự quan tâm, thƣờng xuyên chăm lo xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch, đề án về công tác tổ chức, cán bộ của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo VKSND tối cao. Trong đó, xác định:

vệ cơng lý và pháp luật xã hội chủ nghĩa, có trách nhiệm, bản lĩnh và lƣơng tâm nghề nghiệp là nhân tố quyết định nâng cao chất lƣợng, hiệu quả THQCT và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp [45, tr.264]. Từ những ngày đầu thành lập VKSND, đội ngũ KSV đã đƣợc chú trọng quan tâm. Bắt đầu từ công tác tuyển dụng, tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, VKSND tối cao đề nghị tăng biên chế và số lƣợng KSV cho ngành kiểm sát nhân dân. Từ năm 2010 đến nay, số lƣợng cán bộ, KSV VKSND tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, gắn với việc tiêu chuẩn hóa cơng chức, viên chức trong toàn ngành kiểm sát nhân dân. Do vậy, các cán bộ, KSV cơ bản đáp ứng yêu cầu cơng việc của ngành giao phó. Cơng tác tuyển chọn, tạo nguồn bổ nhiệm chức danh pháp lý cũng đƣợc triển khai bài bản, chặt chẽ, đúng quy trình, quy định của Đảng và Nhà nƣớc. Theo quy định của Luật tổ chức VKSND 2014, các chức danh tƣ pháp KSV sơ cấp, KSV trung cấp, KSV cao cấp (trừ chức danh KSV VKSND tối cao) đều đƣợc bổ nhiệm sau khi các chuyên viên, cán bộ phải trải qua một kỳ thi vào ngạch KSV đƣợc bổ nhiệm, đây là điểm mới đƣợc quy định trong Luật tổ chức VKSND 2014 nhằm chuẩn hóa đội ngũ KSV của ngành kiểm sát nhân dân đảm bảo chất lƣợng đáp ứng yêu cầu hoạt động tƣ pháp trong tình hình mới.

Về cơng tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ ngành kiểm sát nhân dân, từ năm 1964, VKSND tối cao đã thành lập trƣờng Cán bộ kiểm sát trực thuộc VKSND tối cao, qua nhiều lần đổi tên và hình thức hoạt động, đến tháng 4/2013 chính thức chuyển trƣờng Đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm sát thành trƣờng Đại học Kiểm sát Hà Nội để đào tạo cán bộ nguồn cho ngành, bên cạnh đó là nơi nghiên cứu chuyên sâu về lý luận và thực tiễn hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân. Ngồi việc đào tạo trình độ pháp lý cho các cán bộ, KSV, ngành kiểm sát thƣờng xuyên mở khóa huấn luyện, bồi dƣỡng

chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ theo chuyên đề. Nhiều đơn vị VKS các cấp tổ chức nhiều buổi tập huấn nghiệp vụ, hội nghị trao đổi kinh nghiệm, đặc biệt là trong những năm gần đây tổ chức cuộc thi tuyển chọn KSV giỏi nhằm khích lệ tinh thần các KSV trong hoạt động nghiệp vụ, đồng thời lựa chọn ra những tấm gƣơng KSV tiêu biểu về nghiệp vụ để các cán bộ, KSV khác học tập noi theo.

Đội ngũ cán bộ, KSV, công chức trong giai đoạn hiện nay yêu cầu không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà cịn phải có bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức xã hội... Do vậy, nâng cao bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp của KSV cũng là yêu cầu cần đặt ra trong tình hình hiện nay.

Hiện nay, ngành KSND đã có khung chƣơng trình đào tạo chuẩn về nghề KSV, ngoài những kiến thức nền tảng ở trình độ đại học luật, KSV trong giai đoạn xét xử phải nắm vững, nắm chắc quy định của BLHS, BLTTHS, Bộ luật dân sự và các văn bản hƣớng dẫn liên ngành, các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán – TAND tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; nắm vững kỹ năng nghiệp vụ kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự nhƣ kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu pháp luật, kỹ năng tổng hợp đánh giá chứng cứ, kỹ năng xét hỏi, kỹ năng tranh luận, kỹ năng kiểm sát xét xử, văn hóa phiên tịa, kỹ năng giao tiếp trƣớc đám đông... Đồng thời, những KSV THQCT và kiểm sát xét xử hình sự phải là những ngƣời có bản lĩnh nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, biết bảo vệ lẽ phải, có lƣơng tâm và trách nhiệm.

Mỗi cán bộ, KSV làm công tác này cần phải tự rèn luyện, thƣờng xuyên học tập rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ, rèn luyện phong cách, tƣ thế tác phong tranh luận, ứng xử tại phiên tòa. Cần bồi dƣỡng để hình thành những KSV là chuyên gia giỏi về từng lĩnh vực cụ thể, từng mảng tội danh cụ thể, những KSV này là những cán bộ nòng cốt để đồng

Nhƣ vậy, để có đƣợc đội ngũ cán bộ, KSV giỏi cần phải có sự lựa chọn và đào tạo tồn diện từ trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức, tâm huyết với nghề, nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của ngành KSND trong giai đoạn hiện nay. Tiếp tục phát huy những cách làm mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển đội ngũ cán bộ, KSV “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cƣơng và trách nhiệm”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng tại thành phố hà nội (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)