Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chính sách BHXH Việt Nam đã từng bước mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia vào hệ thống BHXH và đặc biệt đối tượng tham gia vào hệ thống BHXH bắt buộc chính là đối tượng tham gia vào BHXHHT bắt buộc.
Trong những năm qua BHXHHT bắt buộc đã góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống của hàng triệu NLĐ khi hết tuổi lao động, thông qua đó góp phần ổn định xã hội và thực hiện công bằng xã hội. Năm 2014 là năm đánh dấu bước quan trọng khi Luật BHXH được ban hành mới theo đó đối tượng tham gia BHXHHT bắt buộc cũng được mở rộng sau khi Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực. Thực hiện theo những quy định của pháp luật, các cơ quan BHXH đã rất tích cực trong việc phát triển đối tượng tham gia và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu góp phần đảm bảo chính sách ASXH. Số lượng đối tượng tham gia loại hình BHXHHT bắt buộc hàng năm đều tăng nhanh.
Bảng 2.2. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc Đơn vị: người Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2016 2017 Số ngườ i 8.172.50 2 8.539.46 7 8.901.17 0 9.441.24 6 10.104.49 7 10.436.86 8 12.862.20 1 13.591.49 2
(Nguồn: Báo cáo số15/BC-BHXH, Báo cáo số 1284/BC-UBVĐXH14)
Tính đến hết năm 2017, tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là 13.591.492 người, vượt kế hoạch đề ra là 13.443.392 người, tăng 5,67% so với năm 2016 bao phủ khoảng 24,85% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên và 28.2% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, tăng 66,3% so với năm 2007 [18].
Theo báo cáo kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế tính đến năm 2017 cho thấy, cả nước có khoảng 505.000 doanh nghiệp đang hoạt động với 14 triệu lao động làm việc. Trong đó, năm 2016 có 306.884 đơn vị tham gia BHXH bắt buộc, tăng 22.425 đơn vị so với năm 2015 tương ứng với 7,9% [10]. Bình quân, một đơn vị tăng mới có 35 NLĐ tham gia BHXH. Ở khu vực doanh nghiệp, số đơn vị tăng mới đa phần là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tỷ lệ doanh nghiệp đóng BHXH dưới 10 lao động chiếm 78,54% tổng số doanh nghiệp đang tham gia BHXH, doanh nghiệp từ 10 đến dưới 50 lao động chiếm 16,83%, từ 50 đến dưới 500 lao động chiếm 4,17% và từ 500 lao động trở lên chiếm 0,45% [18].
Cùng với sự tăng lên của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì số thu BHXH bắt buộc tăng theo, đặc biệt là trong xu thế già hóa dân số như hiện nay. Số thu BHXH bắt buộc năm 2017 đạt 197.450.474 triệu đồng, tăng 11,31% so với năm 2016. Tăng thu chủ yếu do tăng đối tượng tham gia, điều chỉnh lương cơ sở, lương tối thiểu vùng và điều chỉnh mức lương, phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH. Trong đó, thu tăng do đối tượng tham gia chiếm
60,4%, tăng do điều chỉnh lương cơ sở chiếm 9%, do điều chỉnh lương tối thiểu vùng chiếm 15,8% và do điều chỉnh mức lương, phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH khoảng 14,9% [18].
Kéo theo đó số thu vào quỹ hưu trí và tử tuất cũng có những bước tăng số lượng đáng kể. Chi tiết tình hình thu vào quỹ hưu trí và tử tuất trong những năm qua tại bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.3. Số thu vào quỹ hưu trí và tử tuất giai đoạn 2009-2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số thu 29.990 40.540 50.734 74.383 88.305 110.462 125.675 147.802 168.364
(Nguồn: Báo cáo số 150/BC-CP)
Về đối tượng thụ hưởng, theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2017 cả nước đã giải quyết cho 144.822 người hưởng chế độ hưu trí tăng 19,82% so với năm 2016 và tăng 43% so với năm 2012 và tăng chủ yếu tập trung nhóm bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên nhằm tránh bị áp dụng công thức tính lương hưu theo quy định mới của Luật BHXH.
Tuy nhiên, đây cũng là một áp lực đối với quỹ khi số người hưởng BHXH một lần năm 2017 tăng 7.62% so với năm 2016 gấp 4,6 lần số người hưởng lương hưu hằng tháng, điều này ảnh hưởng lớn đến nỗ lực mở rộng độ bao phủ và mục tiêu bảo đảm ASXH bền vững cho NLĐ. Chi tiết xem tại Bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.4. Đối tượng giải quyết hưởng chế độ hưu trí giai đoạn 2012-2017
Đơn vị tính: Người
Năm Loại đối tượng
Hưu trí BHXH một lần Trợ cấp một lần 2012 101.200 601.020 72.371 2013 107.856 635.657 77.789 2014 115.902 605.783 76.893 2015 143.644 629.131 88.003 2016 120.870 619.716 81.275 2017 144.822 666.955 94.116
(Nguồn: Phụ lục VIII, Báo cáo số 166/BC-CP)
Nhìn chung, qua các số liệu thống kê tìm hiểu trên mặc dù đối tượng tham gia tăng qua các năm nhưng về tổng thể độ bao phủ BHXH còn thấp. Tính đến năm 2017 độ bao phủ BHXH chiếm khoảng 28.2% trong tổng số 48,2 triệu lao động trong độ tuổi, còn nếu so với tổng lực lượng lao động là 54,8 triệu người thì tỷ lệ này chỉ chiếm 24,85% con số này so với lao động vẫn chưa lớn. Việc khai thác, phát triển đối tượng gặp khó khăn khi tiếp cận các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Một phần là do tiềm lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp yếu, việc sản xuất kinh doanh thường xuyên gặp khó khăn. Một phần là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận các doanh nghiệp còn chưa tốt. Cá biệt có trường hợp có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế nhưng cơ quan BHXH không tìm được doanh nghiệp dựa trên địa chỉ ghi trong đăng ký kinh doanh.