Căn cứ vào điều kiện văn hóa, xã hội của Việt Nam nhằm đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các điều kiện kết hôn theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 06 38 01 03 (Trang 120 - 134)

7. Kết cấu của khóa luận

3.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hô nở Việt Nam

3.2.2. Căn cứ vào điều kiện văn hóa, xã hội của Việt Nam nhằm đảm bảo

đảm bảo vai trò của pháp luật trong việc công nhận quan hệ vợ chồng – điều kiện tiên quyết đầu tiên để xây dựng gia đình

Kết hôn là một sự kiện pháp lí đặc biệt quan trọng, một yếu tố cơ bản cần thiết cho sự ra đời của gia đình – nền tảng của xã hội. Quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung và về điều kiện kết hôn nói riêng chịu sự chi phối của các yếu tố văn hóa, xã hội. Quan hệ hôn nhân gia đình là một loại quan hệ xã hội, sự tồn tại và phát triển của quan hệ hôn nhân gia đình do sự sự tồn tại và phát triển của xã hội quyết định. Ngoài ra các yếu tố khác như tôn giáo, đạo đức, phong tục tập quán, văn hóa nghệ thuật cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến pháp luật về điều kiện kết hôn. từ những tác động trong việc xây dựng pháp luật, đến việc thực thi pháp luật. Nội dung của quy định ngoài việc phù hợp với yếu tố tự nhiên, khoa học, còn phải phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội mang tính đặc thù của quốc gia, có như vậy, pháp luật mới có tính thực thi cao và phát huy vai trò điều chỉnh của mình.

3.2.3. Hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn cần đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa

Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, song các quan hệ xã hội luôn biến động, thay đổi, đòi hỏi pháp luật cũng phải thay đổi theo. Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay cũng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mới cho phù hợp với sự thay đổi đa dạng của các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình mà điều kiện kết hôn là một nội dung trong đó. Chính vì vậy, trong hoàn thiện pháp luật, việc đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa là điều cần thiết để giải quyết các vấn đề đặt ra, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, toàn cầu hòa vừa mang đến những tác động tích cực, đồng thời cũng đặt nước ta dưới những thách thức, khó khăn. Làm sao để hòa nhập, giao lưu với thế giới, đồng thời

tiếp thu những văn minh, tiến bộ mà vẫn giữ được văn hóa, bản sắc dân tộc là một vấn đề lớn trong mọi lĩnh vực. Quy định của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nói chung và điều kiện kết hôn nói riêng cũng không nằm ngoài những thách thức đó.

3.2.4. Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp về điều kiện kết hôn của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc

Với quá trình xây dựng và những thành tựu đạt được trong xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về hôn nhân và gia đình nói riêng, cụ thể hơn là pháp luật về điều kiện kết hôn nói trên của Trung Quốc, có thế thấy đó là bài học rất quý báu để chúng ta nghiên cứu, học hỏi và vận dụng linh hoạt vào điều kiện của quốc gia, theo hướng tránh những sai lầm, điểm bất cập và học hỏi những tiến bộ trong quy định của pháp luật

về điều kiện kết hôn của Trung Quốc.

3.3. Vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn của Việt Nam

3.3.1. Bỏ quy định về điều kiện kết hôn “Không bị mất năng lực hành vi dân sự”, thay vào đó là quy định cấm kết hôn đối với người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi

Quy định “Không bị mất năng lực hành vi dân sự” là một điều kiện

kết hôn là điểm bất cập của pháp luật, không phát huy tốt nhất được vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, cụ thể là trong quan hệ hôn nhân gia đình. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định điều kiện kết hôn là “Không bị mất năng lực hành vi dân sự”, quy định này nhằm đảm bảo cho yếu tố về sự tự nguyện khi kết hôn của hai bên nam nữ và cũng xuất phát từ yêu cầu thực tế, một người bị tâm thần hoặc không làm chủ được hành vi của mình thì ngay cả bản thân mình họ còn không tự làm chủ được, bởi vậy họ không thể đảm đương được các nghĩa vụ phát

sinh khi đã xác lập quan hệ vợ chồng, làm chủ gia đình, việc chăm sóc gia đình, con cái, bố mẹ, xã hội và thực hiện các giao dịch dân sự là điều không thể, như vậy không thể đảm bảo được cuộc sống, hạnh phúc gia đình, đi ngược lại với mục đích của hôn nhân. Nhưng theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành, một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự nếu có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan đến Tòa án và Tòa án trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, nếu không có người yêu cầu và không có quyết định của Tòa án thì họ vẫn không bị coi là mất năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn dù có phát hiện hay không phát hiện ra bệnh của họ thì cũng đều không có cơ sở pháp lý để từ chối tiến hành đăng ký kết hôn cho họ.

Quy định trực tiếp cấm kết hôn đối với người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi sẽ có nhiều ưu điểm hơn. Trước hết là quy định như vậy sẽ đơn giản, dễ hiểu hơn cho người dân, đọc lên sẽ hiểu ngay ý nghĩa cấm kết hôn của điều luật, thay vì phải dẫn chiếu, tìm hiểu “năng lực hành vi dân sự là gì”, “mất năng lực hành vi dân sự” là gì mới có thể hiểu được nội dung của quy định. Thứ hai, quy định như vậy sẽ giải quyết được những bất cập nêu trên khi quy định điều kiện kết hôn là “không bị mất năng lực hành vi dân sự” mà vẫn giữ được hàm ý và đạt được mục đích của quy định, đồng thời tăng hiệu quả cho việc áp dụng pháp luật, hướng tới xây dựng xã hội tiến bộ, văn mình với những tế bào bền vững, hạnh phúc.

3.3.2. Yêu cầu xuất trình giấy khám sức khỏe do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với cả hai trường hợp đăng kí kết hôn tại UBND cấp xã và UBND cấp huyện

Đây là điều kiện đi kèm khi đến đăng ký kết hôn của hai bên nam nữ, nội dung đồng nhất với quy định cấm những người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không làm chủ được hành vi kết hôn. Vì chỉ có qua khám sức khỏe và xuất trình giấy khám sức khỏe cho cơ quan có thẩm quyền cấp thì mới có thể xác định được một người có mắc phải các bệnh cấm kết hôn hay không. Bởi có nhiều trường hợp người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh không không làm chủ được hành vi trong tình trạng bệnh là có lúc phát bệnh, có lúc không phát bệnh, và họ có thể phát bệnh và ngừng phát bệnh bất cứ lúc nào, nếu khi đến cơ quan đăng ký kết hôn làm thủ tục đăng ký là thời điểm không phát bệnh thì về bề ngoài, họ hoàn toàn giống như người bình thường và cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn không thể nào phát hiện ra được.

Yêu cầu này cần được thực hiện ở cả hai trường hợp khi đến đăng kí kết hôn ở UBND cấp xã và ở UBND cấp huyện. Bởi dù là đăng kí ở UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên thì UBND xã cũng chỉ biết được tinh hình cụ thể của một bên, còn bên kia thì không biết rõ bởi họ không cư trú tại địa phương, thậm chí ngay cả đối với công dân của xã thì cũng cần có giấy xác nhận tình trạng sức khỏe bởi việc mắc bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không phải lúc nào cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cũng có thể theo dõi sát sao được hết. Cần làm triệt để, có hiệu quả bởi nếu để lọt những người không có đủ điều kiện kết hôn mà vẫn được kết hôn thì những quy định về điều kiện kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam sẽ trở nên vô nghĩa, bởi thực chất họ không đủ điều kiện kết hôn như quy định của pháp luật nhưng vẫn được kết hôn, lúc này, các giá trị nhân văn, kinh tế, xã hội của điều luật đã không được

phát huy và đây chính là mầm mống cho sự phát triển đi xuống của xã hội về chất lượng dân số, về sự bền vững, hạnh phúc của gia đình.

3.3.3. Bổ sung các quy định nhằm bảo vệ quyền kết hôn của người cao tuổi

Đối với người đã cao tuổi, việc tái hôn ít được con cái, người thân và xã hội quan tâm, bản thân họ cũng có những tư tưởng, suy nghĩ tự hạn chế quyền tự do hôn nhân của mình khi đã mất đi người vợ, người chồng. Có thể có nhiều lý do như tuổi đã cao, lại ái ngại xã hội di nghị, cười chê. Ít ai có thể hiểu được sự thiếu thốn trong đời sống tình cảm, tinh thần của họ. Pháp luật đã công nhân quyền kết hôn của công dân nhưng việc quan tâm đến những đối tượng đặc biệt như người cao tuổi là điều nên thực hiện, bởi yếu tố khách quan như tuổi tác và các tác động khác từ xã hội là yếu tố có tác động tiêu cực đền quyền kết hôn của họ mà những thành phần khác trong xã hội là những người trẻ tuổi không phải chịu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Qua việc phân tích nêu trên, xuất phát từ sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng pháp luật về điều kiện kết hôn của Trung Quốc. Pháp luật về điều kiện kết hôn của Việt Nam phải hoàn thiện các vấn đề sau đây:

1. Quy định cấm kết hôn đối với người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, thay vì quy định điều kiện “không mất năng lực hành vi dân sự”.

2. Yêu cầu xuất trình giấy khám sức khỏe do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với cả hai trường hợp đăng kí kết hôn tại UBND cấp xã và UBND cấp huyện.

3. Xây dựng các quy định cụ thể hơn nhằm mục đích bảo vệ quyền kết hôn của người già mà đã ly hôn hoặc vợ (chồng ) đã chết, bị tuyên bố là đã chết.

KẾT LUẬN

Quy định về điều kiện kết hôn là quy định không thể thiếu của pháp luật nói chung và pháp luật về hôn nhân và gia đình nói riêng của các quốc gia. Người muốn kết hôn bắt buộc phải tuân thủ các điều kiện này khi muốn thiết lập một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Mục tiêu về một xã hội văn minh, tiến bộ với hạt nhân là những gia đình hạnh phúc, bền vững càng đòi hỏi hơn bao giờ hết các quy định chặt chẽ, hợp lý của pháp luật về điều kiện kết hôn và sự tuân thủ các quy định này của người dân, đặc biệt là trong bối cảnh giao lưu, hòa nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội mà quan hệ hôn nhân và gia đình là một trong số đó.

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật Trung Quốc, cũng như đặt trong mối tương quan với các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, có thể rút ra những kết luận cơ bản cũng như bài học cho Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung và pháp luật về điều kiện kết hôn nói riêng như sau:

1. Điều kiện kết hôn là những yêu cầu của pháp luật mà người kết hôn phải đáp ứng được thì cuộc hôn nhân đó mới được coi là hợp pháp , xuất phát từ lợi ích của người kết hôn và yêu cầu phát triển của xã hội.

2. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn có ý nghĩa rất quan trong trong việc xây dựng gia đình tiến bộ, bền vững, hạnh phúc, vì một xã hội, một đất nước phát triển ổn đinh, tiến bộ. Điều kiện kết hôn bao gồm điều kiện kết hôn về nội dung và điều kiện kết hôn về hình thức, trong đó điều kiện kết hôn về nội dung bao gồm các điều kiện bắt buộc và các điều kiện cấm, điều kiện kết hôn về hình thức là các quy định về việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chủ thể kết hôn đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh các điều kiện về nội dung và hình thức nói trên thì cuộc hôn nhân mới được coi là hợp pháp và được Nhà nước thừa nhận, bảo vệ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các năm 1946, 1959,1986, 1992.

2. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, 2015. 3. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

4. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.

5. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966. 6. Luật Hôn nhân và gia đình các năm 1959, 1986, 2000, 2014.

7. Luật Hộ tịch năm 2014.

8. Nghị định số 110/2013/NĐ – CP của Chính phủ ngày 24/9/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

9. Nghị định 67/2015/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ – CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp có quy định về Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

10. Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ hướng dẫn Luật hộ tịch.

11. Thông tư 15/2015/TT – BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư Pháp quy định chi tiết thi thành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ – CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

12. Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình. 13. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp

14. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 của Liên hợp quốc .

15. Lê Quốc Bình, Đánh giá dưới góc độ xã hội về tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền của người đồng tính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Kỷ yếu Hội thảo khoa học về kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyển của LGBT trong quan hệ hôn nhân và gia đình, do Chính phủ Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tổ chức ngày 20, 21/12/2012.

16. Bộ Tư Pháp (1989), Những nguyên tắc chung về pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Tài liệu tham khảo), Hà Nội. 17. Đàm Đại Chính (2005), Văn hóa Tính dục và Pháp luật, Nxb. Thế

giới, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Cừ (2014), “Hoàn thiện các quy định về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (kì 1)”, Tạp

chí Tòa án nhân dân, số 1/2014, tr15 – 19.

19. Nguyễn Văn Cừ, (2013), “Hoàn thiện các quy định về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (kỳ 2)”, Tạp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các điều kiện kết hôn theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 06 38 01 03 (Trang 120 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)