Thẩm quyền đăng ký kết hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các điều kiện kết hôn theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 06 38 01 03 (Trang 96 - 99)

7. Kết cấu của khóa luận

2.7. Điều kiện về đăng ký kết hôn

2.7.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

2.7.1.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn theo pháp luật Việt Nam

 Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Uỷ ban nhân dân cấp xã Theo quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014

“Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn”

Như vậy, nếu muốn đăng ký kết hôn, cả hai bên nam, nữ sẽ đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ để thực hiện đăng ký kết hôn. Quy định đăng ký kết hôn ở cơ quan có thẩm quyền tại nơi cư trú là quy định hợp lý, mang đầy tính thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kết hôn của hai bên nam, nữ. Nhất là đối với những người làm ăn xa quê hoặc đang tạm trú ở một nơi khác không phải nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của họ, theo quy định này, thì họ sẽ có thể đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mình đang tạm trú hoặc nơi đã đăng ký hộ khẩu thường trú để đăng ký.

hướng dẫn Luật hộ tịch, Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới còn có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú. Đây là quy định thể hiện sự linh hoạt của nhà làm luật, theo quy định hiện hành của Luật hộ tịch thì việc đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài thuộc thẩm quyền đăng ký của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam, nhưng khu vực biên giới nước ta là nơi “có nhiều đặc điểm, tình hình đặc điểm khác với các nơi khác, đó là: Địa hình rất hiểm trở; thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt; dân cư thưa, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chậm phát triển; mức sống cả về vật chất, tinh thần thấp” [66] quy định thêm về thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với việc đăng ký kết hôn nêu trên sẽ giúp cho việc đăng ký được thuận tiện hơn. Tuy nhiên điểm bất cập ở chỗ quy định của pháp luật hiện hành quy định thủ tục đăng ký kết hôn giữa hai công dân Việt Nam (thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân cấp xã) và giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân cấp huyện) là khác nhau, như việc xác nhận tình trạng hôn nhân, tình hình sức khỏe nên quy định này tạo nên tính thiếu đồng bộ cho pháp luật.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Theo quy định tại Điều 37 Luật hộ tịch năm 2014, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với

người nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

2.7.1.2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn theo pháp luật Trung Quốc

Cơ quan tiến hành đăng kí kết hôn cho cư dân đại lục là chính quyền cấp huyện; chính quyền tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc có thể căn cứ theo nguyên tắc thuận tiện để xác định cơ quan cụ thể làm đăng kí kết hôn cho cư dân ở nông thôn. Cơ quan tiến hành đăng kí kết hôn cho công dân Trung Quốc với người nước ngoài, cư dân đại lục với cư dân Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan là chính quyền tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc hoặc cơ quan mà chính quyền tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc chỉ định.

Theo Điều 4 Điều lệ đăng ký kết hôn Trung Quốc năm 2003, cư dân đại lục kết hôn, hai bên nam nữ phải đến cơ quan đăng ký kết hôn thuộc nơi có hộ khẩu thường trú của một trong hai bên để tiến hành đăng ký kết hôn. Công dân Trung Quốc và người nước ngoài kết hôn với nhau tại Trung Quốc, cư dân đại lục và cư dân Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Hoa Kiều kết hôn với nhau tại Trung Quốc, hai bên nam nữ phải cùng nhau đến cơ quan đăng ký kết hôn của bên có hộ khẩu thường trú ở đại lục để tiến hành đăng ký kết hôn [78, Điều 4].

Đối với trường hợp cư dân là Công dân biên giới Trung Quốc và công dân biên giới nước láng giềng của Trung Quốc, hai bên trực tiếp đến cơ quan quản lý đăng ký hôn nhân của huyện (thành phố, khu) biên giới để đề xuất xin, sau khi Cơ quan quản lý đăng ký hôn nhân thẩm tra phù hợp quy định của “Luật hôn nhân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” và quy định này, thì cho phép đăng ký, cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Cả hai bên hoặc một bên không phù hợp quy định của “Luật hôn nhân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” và quy định này, thì không

cho phép đăng ký.

Như vậy, về thẩm quyền đăng kí kết hôn, so với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật Trung Quốc có điểm khác biệt, đó là thẩm quyền đăng kí kết hôn đối với công dân của quốc gia không thuộc ủy ban nhân dân cấp xã mà thuộc chính quyền cấp huyện, tuy nhiên, pháp luật Trung Quốc có sự linh hoạt khi quy định chính quyền tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc có thể căn cứ theo nguyên tắc thuận tiện để xác định cơ quan đăng kí kết hôn cho những cư dân sống ở vùng nông thôn, điều này xuất phát từ đặc điểm, điều kiện sinh sống ở nông thôn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc đi lại. Theo quan điểm của tác giả, quy định đăng kí kết hôn giữa công dân Việt Nam ở trong nước thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã là hợp lý, vì quy định mang tính địa phương như vậy vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng kí của hai bên nam nữ, đồng thời thuận lợi cho việc quản lí xã hội, quản lí việc kết hôn của bản thân người kết hôn và của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các điều kiện kết hôn theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 06 38 01 03 (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)