7. Kết cấu của khóa luận
2.5. Hôn nhân giữa những ngƣời cùng giới tính
Hôn nhân giữa những người cùng giới tình được hiểu là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính sinh học, không phải là hôn nhân
giữa một người có giới tính nam với một người là giới tính nữ, mà là hôn nhân giữa hai người cùng mang giới tính nam hoặc hai người cùng mang giới tính nữ.
Về vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới tính, Luật HN&GĐ năm 1959 và 1980 không đặt ra vấn đề này, một trong những nguyên nhân quan trọng là do vào thời điểm đó, hiện tượng này chưa thực sự nhiều hoặc là có nhiều nhưng không được thể hiện công khai. Đến Luật HN&GĐ năm 2000, trong bối cảnh sự ảnh hưởng của trào lưu của các nước trên thế giới, đặc biệt là phương Tây, cũng như tính dân chủ và quyền của con người ngày càng được mở rộng và nâng cao, hiện tượng này diễn ra phổ biến và công khai rầm rộ trong xã hội, pháp luật nước ta mới để tâm đến vấn đề này, đồng thời, coi đó là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, Điều 10 của Luật này quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Quy định “cấm” thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước đối với với đề này, đó chính là việc coi kết hôn chỉ là khái niệm khi nó là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, xây dựng gia đình với chức năng xã hội là tái sản xuất ra con người nhằm duy trì và phát triển giống nòi, coi đây là một hiện tượng xã hội không lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội.
Đến Luật HN&GĐ năm 2014, Khoản 2 Điều 8 của Luật quy định“Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới
tính”. Từ “cấm” ở Điều 10 của Luật năm 2000 được thay bằng cụm từ “không thừa nhận”, điều này cho thấy quan điểm của Nhà nước về hôn nhân giữa những người đồng tính đã có sự thay đổi. “Không thừa nhận” có nghĩa là không cấm nhưng cũng không công nhận.
Hiện nay, hôn nhân đồng giới là vấn đề còn tồn tại tranh cãi gay gắt giữa những người ủng hộ và không ủng hộ, nhưng vượt lên trên tất cả các tranh luận trái chiều đó, cộng đồng người đồng giới trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ công khai thể hiện giới tính và thể hiện quyền bình đẳng của mình, trở thành chủ để của nhiều cuộc thảo luận ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong các văn kiện pháp luật quan trọng trên thế giới cũng có những nội dung thể hiện sự tôn trọng quyền bình đẳng của tất cả mọi người, tuy không nhắc trực tiếp đến người đồng tính nhưng chắc chắn một điều rằng, họ cũng là những thành phần không nằm ngoài sự bình đẳng đó. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 của Liên hợp quốc ghi nhận tại Điều 2:
Tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay địa vị xã hội, không phân biệt địa vị chính trị, pháp quyền hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà một người xuất thân, cho dù quốc gia hay lãnh thổ đó được độc lập, được đặt dưới chế độ ủy trị, chưa tự quản hay có chủ quyền hạn chế.
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, trong Lời mở đầu cũng có nội dung “việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng và bất khả chuyển nhượng cả tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hòa bình thế giới”. Hay trong Lời nói đầu của Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị năm 1966, cũng có nội dung: “việc công nhân phẩm
giá vốn có và những quyền bình đẳng và bất di bất dịch của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hòa bình trên thế giới”.
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 từng nhắc lại lập luận trên và tái khẳng định các quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do của một dân tộc cũng như của mỗi người. Trước những lý lẽ trên, chúng ta không thể loại bỏ người LGBT ra ngoài vòng pháp luật mà cần có những quy định rõ ràng nhằm thừa nhận và bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người LGBT và xem đó như một trong những vấn đề bảo đảm công bằng, bình đẳng xã hội [38, trang 45].
Trong cuốn “Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và
vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật”, Luật gia Trương Hồng Quang đã
khẳng định, quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới có bản chất là quyền tự nhiên của con người, với hai lý lẽ được đưa ra:
Thứ nhất là về sự công bằng trong quyền được sống và được tự do,
người LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) là người bình thường như mọi cá nhân khác trong xã hội, có khả năng thực hiện các nghĩa vụ và được quyền hưởng các quyền bình đẳng, ngang bằng như những người khác. Một trong những quyền quan trọng nhất là quyền được công nhận và tôn trọng. Thứ hai là về quyền mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu hạnh phúc là một dạng thể hiện của sự tự do, con người bằng khả năng của mình tìm kiếm hạnh phúc, các giá trị sống cho bản thân. Đây là điều hiển nhiên trong mọi chế độ chính trị - xã hội. Một trong các giá trị sống đó được tạo dựng từ việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quan hệ hôn nhân ấy [38].
“Công nhận và bảo vệ quyền của người LGBT cũng là nhằm bảo đảm giá trị xã hội của pháp luật. Xác lập sự điều chỉnh lên một quan hệ xã hội cụ thể không chỉ dựa trên ý chí, quyền lợi của giai cấp thống trị mà còn phụ thuộc vào bản chất xã hội của quan hệ
đó và mối liến hệ với các yếu tố khác. Luật pháp khi ban hành phải tính đến quyền lợi chung cho cả cộng đồng, trong đó quyền của những nhóm người thiểu số, dễ bị tổn thương phải được chú ý đến. Nền luật pháp nếu không đề cập quyền lợi của số ít người yếu thế thì chưa thể là nền luật pháp dân chủ, tiến bộ. LGBT không phải là hiện tượng xã hội có tính chất tạm thời. Sự tồn tại của hiện tượng này là tất yếu, xuất hiện ở mọi xã hội, trong mọi giai đoạn lịch sử. Sự phát triển của đời sống đã nâng cao các đòi hỏi về quyền tự do, quyền sống của con người. Trong bối cảnh đó, người GLBT đã nảy sinh các mâu thuẫn với xã hội liên quan đến các yêu cầu được xã hội công nhận sự tồn tại của mình, được đối xử công bằng, được kết hôn như những người khác, với những giá trị truyền thống, chuẩn mực văn hóa, đạo đức lâu đời. Xung đột ngày càng mạnh mẽ của các lợi ích ấy đòi hỏi cần có sự điều chỉnh hợp lý của pháp luật. Cần thiết phải có những quy phạm điều hòa, giải quyết mâu thuẫn trên đễ duy trì trật tự xã hội hợp lý, đồng thời bảo vệ toàn diện các quyền cơ bản mà người LGBT đáng được hưởng” [38, trang 52].
Tuy nhiên, những tổ chức, cá nhân ủng hộ việc cấm kết hôn giữa những người đồng tính cũng có những lập luận xác đáng của họ. Những người này cho rằng việc cho phép đồng tính kết hôn và nhận con nuôi sẽ khuyến khích "tình dục thiếu kiểm soát", làm suy yếu giá trị gia đình truyền thống và gây ra vấn đề dễ nhầm lẫn giới tính ở trẻ em, cho rằng người đồng tính đáng được tôn trọng nhưng "gia đình được xây dựng từ một người nam với một người nữ vẫn là một yếu tố quan trọng cho sự ổn định của xã hội và không nên thay đổi điều này." [64]. Công nhận hôn nhân đồng giới sẽ làm tăng số trẻ em là con ngoài giá thú và “sẽ
thử nghiệm xã hội khiến đạo đức và thậm chí là cả thể chất (của trẻ em) đã bị phá vỡ trong cái gọi là "Tự do, bình đẳng và tiến bộ". Từ năm 1994, số người đồng tính nam đã tăng 18%, và số lượng đồng tính nữ còn tăng tới 157%. Điều này cho thấy những yếu tố văn hóa có tác động mạnh mẽ trong việc khuyến khích các hành vi đồng tính, và ít nhất là gián tiếp, nó làm suy yếu toàn bộ lý thuyết về việc "đồng tính là bẩm sinh"...
[64]. “Nhà đạo đức học Úc, Giáo sư Margaret Somerville quan sát thấy rằng nhu cầu cho hôn nhân đồng tính "buộc chúng ta phải lựa chọn giữa
ưu tiên cho quyền của trẻ em hoặc quyền của người lớn đồng tính. Những tuyên bố của người đồng tính luôn được ưu tiên với các phương tiện truyền thông, được tung hô là tiến bộ và vì "quyền bình đẳng" của người lớn. Nhưng sau đó, ai sẽ bảo vệ quan điểm của trẻ em?" [64]. Cũng liên quan đến sự tác động của hôn nhân đồng giới đến trẻ em, Tiến sĩ xã hội học Trayce Hansen cho rằng "Hai người phụ nữ có thể là người mẹ tốt nhưng không ai có thể là một người cha hoàn hảo". Cha và mẹ, mỗi
người một giới tính sẽ giúp cho trẻ em có cái nhìn toàn diện hơn về giới tính của bản thân, từ đó có suy nghĩ và hành động lành mạnh và cân bằng trong các mối quan hệ sau này, đó là điều được nhân loại đúc rút qua 5.000 năm. Hôn nhân đồng tính sẽ làm cho trẻ em bối rối về biểu hiện giới tính và vô tình khuyến khích những hành vi không đúng về giới tính ở trẻ vị thành niên. Mặc dù đồng cảm với những người đồng tính nhưng không nên vì sự đồng cảm đó mà biến trẻ em thành "chuột bạch" để rồi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội [64].
Quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tình” của Luật HN&GĐ năm 2014, đưa vấn đề hôn nhân giữa
những người đồng tính vào “tình cảnh” không bị cấm nhưng không được thừa nhận. Như vậy, trên thực tế, các cặp đồng tính sẽ được làm đám cưới, tổ chức hôn lễ, và chung sống với nhau, nhưng cuộc hôn nhân của
họ không được Nhà nước thừa nhận bởi kết hôn phải là việc xác lập quan hệ vợ chồng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết hôn khác với việc làm đám cưới hay tổ chức hôn lễ, pháp luật không coi những hình thức đám cưới, đám tiệc như những hành vi có giá trị pháp lý và được thừa nhận. Việc “không thừa nhận” đồng nghĩa với việc các cặp đôi cùng giới sẽ không thể đi đăng ký kết hôn, không được cấp chứng nhận kết hôn, hay việc chung sống của họ sẽ không được pháp luật thừa nhận, và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ như vợ chồng giữa họ, và họ không có những quyền về tài sản, nhân thân như cặp vợ chồng khác giới kết hôn.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng, việc thay đổi quy định từ “cấm” kết hôn giữa những người cùng giới tính ở Luật HN&GĐ năm 2000 thành “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới” ở Luật HN&GĐ năm 2014 thể hiện rằng các nhà làm luật và Nhà nước đã có cái nhìn tích cực, cởi mở hơn về hôn nhân giữa những người cùng giới tính, đây cũng là kết quả của quá trình vận động vào thảo luận xã hội trong suốt nhiều năm qua tại Việt Nam nói riêng và tác động từ các nước trên thế giới nói chung. Theo quan điểm của tác giả, việc quy định “không thừa nhận” dẫn đến tình cảnh nói trên của cuộc hôn nhân giữa những người cùng giới tính là một thực tế nhưng tình cảnh của hôn nhân đồng giới ở Việt Nam hiện nay là như vậy, pháp luật dù là công cụ tối cao để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhưng cũng được xây dựng dưới ảnh hưởng của các yếu tố khoa học, văn hóa, xã hội, với một vấn đề còn nhiều tranh cãi hiện nay và còn chưa có được cái nhìn cởi mở trong đa số nhân dân như hôn nhân đồng giới, thì việc pháp luật “thừa nhận hôn nhân đồng giới” không phải là vấn đề đơn giản, cứ quy định là được. Tại thời điểm ban hành Luật HN&GĐ năm 2014 và ngay cả ở thời điểm hiện tại, vấn đề ủng hộ hay không ủng hộ việc thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi cả ở Việt
Nam và trên thế giới, và để chứng minh cho quan điểm của mình thì bên nào cũng đưa ra những lý lẽ rất xác đáng và chặt chẽ. Hơn nữa, với đặc điểm về văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của Việt Nam, thì việc thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính vẫn còn phải mất rất nhiều thời gian, từ “không cấm, nhưng không thừa nhận” đến “thừa nhận” là còn cả một bước tiến dài và câu trả lời cho việc có nên hay không nên thừa nhận hiện nay vẫn là vấn đề còn đang để ngỏ.
Luật hôn nhân Trung Quốc năm 2001 không đặt ra vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Cho đến thời điểm hiện tại, làn sóng đấu tranh đòi quyền bình đẳng của cộng đồng người đồng tính ở Trung Quốc cũng đang dấy lên ngày càng mạnh mẽ, nhưng Nhà nước Trung Quốc cũng chưa có những động thái nào về việc công nhận hôn nhân đồng giới. Ngoài những phân tích nói trên về hôn nhân đồng giới, khi xem xét đến vấn đề này ở Trung Quốc, còn phải chú ý thêm một điểm, đó là nhiều quan điểm và cho rằng việc công nhận hôn nhân đồng giới sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát dân số - là vấn đề luôn nóng bỏng ở Trung Quốc với dân số gần 1,4 tỷ người, bởi hiện nay, với khoảng 3 – 4% dân số là người đồng tính, [64] tương đương với khoảng 50 triệu người, thì việc công nhận hôn nhân đồng giới sẽ giảm mạnh tỷ lệ người đồng giới kết hôn trong một cuộc hôn nhân dị tính (hôn nhân giữa một người nam và một người nữ), từ đó giảm tỷ lệ sinh đẻ và giúp kiểm soát dân số. Song điều này sẽ dẫn đến việc tăng số lượng trẻ em sinh ra là con ngoài giá thú, bởi các cặp đồng tính không thể có con chung với nhau là con đẻ của cả hai người, và nhu cầu cần có một đứa con là nhu cầu của hầu như tất cả các cặp vợ chồng, trong đó có cả người đồng tính.
Đối với vấn đề hôn nhân giữa những người đồng tính, pháp luật nói chung và pháp luật về hôn nhân và gia đình nói riêng, Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn đang có nhiều cân nhắc, bởi một khi đã
công nhận hôn nhân đồng giới có nghĩa là đã Nhà nước đã xây dựng một quy tắc xử sự chung, bảo vệ và đảm bảo thực hiện, mà hiện nay, việc có nên hay không nên công nhận vẫn còn đang là vấn đề còn rất nhiều tranh cãi, cả ở Việt Nam, Trung Quốc và trên thế giới.
2.6. Cấm kết hôn đối với ngƣời mặc bệnh mà y học cho rằng không nên kết hôn
Cấm kết hôn đối với “người mắc bệnh mà y học cho rằng không nên kết hôn” là quy định được quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật hôn nhân Trung Quốc hiện hành. Chi tiết cụ thể về các bệnh cấm kết hôn không được quy định trong Luật hôn nhân mà được quy định ở các Luật khác.
Điều 8 Luật bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em năm 1994, sửa đổi bổ