Sự cần thiết của việc nghiên cứu pháp luật Trung Quốc về điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các điều kiện kết hôn theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 06 38 01 03 (Trang 31 - 35)

7. Kết cấu của khóa luận

1.4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu pháp luật Trung Quốc về điều

điều kiện kết hôn

Cuộc sống phức tạp ngày càng biến đổi đa chiều, đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình, những chuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng của đất nước cộng với sự ảnh hưởng của tư tưởng, pháp luật trên thế giới nói chung, các quốc gia trong khu vực nói riêng ít nhiều ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về hôn nhân, mà một trong những biểu hiện là những thay đổi trong pháp luật nước ta. Làm sao để dung hòa tốt nhất, bảo đảm tiến bộ, tinh thần pháp luật mà vẫn giữ được văn hóa, phong tục tập quán tốt trong nhân dân, trong quy định về các điều kiện kết hôn là điều rất đáng quan tâm trong xây dựng pháp luật về hôn nhân gia đình.

Chính sách hội hập quốc tế hiện nay của Nhà nước được tiến hành trên mọi mặt, mà pháp luật là một trong những nội dung quan trọng nhằm tạo ra điều kiện pháp lý đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế, quan hệ dân sự, văn hóa của đất nước. Pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng không nằm ngoài sự giao lưu này, ngoài tác động ảnh hưởng trong việc tham gia các điều ước quốc tế, pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa trên thế giới.

Thực trạng trên đòi hỏi Nhà nước ta cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung, quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn nói riêng nhằm tạo khung pháp lý, điều chỉnh các quan hệ phát và phát huy tốt nhất vai trò của pháp luật đối với vấn đề hôn nhân gia đình. Bên cạnh đó, các nhà lập pháp Việt Nam cần phải có hướng nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn của các quốc gia có nền lập pháp phát triển trong khu vực nói riêng và trên toàn thế giới nói chung nhằm vận dụng linh hoạt trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

gì từ họ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể là các yêu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trung Quốc là quốc gia láng giềng với Việt Nam, núi liền núi, sông liền sông, có bề dày lịch sử về giao lưu văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình, mà cụ thể là các quy định về điều kiện kết hôn cũng có những điểm giống và khác nhau, nghiên cứu pháp luật hôn nhân và gia đình Trung Quốc về điều kiện kết hôn so sánh với pháp luật Việt Nam là điều cần thiết để có thêm những hiểu biết, nhận thức mới nhằm đánh giá, qua đó, học hỏi tiếp thu những điểm tốt và phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

Bởi những phân tích nói trên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn Trung Quốc là quốc gia để nghiên cứu và so sánh, từ đó rút ra những kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận của việc so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc về điều kiện kết hôn, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Kết hôn là một sự kiện pháp lí đặc biệt quan trọng, một yếu tố cơ bản cần thiết cho sự ra đời của gia đình – nền tảng của xã hội, trong đó, quy định về điều kiện kết hôn là một trong những nội dung quan trọng, bắt buộc các chủ thể phải tuân thủ khi muốn thiết lập một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn có ý nghĩa quan trọng đối với hạnh phúc và sự phát triển tiến bộ, bền vững của gia đình và xã hội, vì một đất được tiến bộ, giàu mạnh.

2. Có rất nhiều yếu tố chi phối đến pháp luật về điều kiện kết hôn như: kinh tế, tự nhiên, văn hóa truyền thống, xã hội, chính trị, pháp lý. Mỗi yếu tố có những tác động khác nhau đến quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn. Việc nghiên cứu tác động và quy định cho phù hợp, dung hòa với những yếu tố này là điều vô cùng quan trọng để pháp luật hoàn thành tốt nhiệm vụ là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội của mình, đảm bảo tính thực thi trong đời sống.

3. Khi xây dựng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn, tùy theo quan điểm của nhà làm luật và điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà các quốc gia có quy định riêng phù hợp. Luật pháp Việt Nam và Trung Quốc về điều kiện kết hôn cũng có những điểm khác biệt, nhưng cũng đều bao gồm hai nội dung cơ bản, thứ nhất, đó là điều kiện kết hôn về nội dung, trong đó gồm các điều kiện bắt buộc và các điều kiện cấm; thứ hai là điều kiện kết hôn về hình thức, là các quy định về việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó quy định rõ về thẩm quyền đăng ký kết hôn, nội dung Giấy chứng nhận kết hôn và thủ

tục đăng ký kết hôn.

4. Điều chỉnh pháp luật về các điều kiện kết hôn, việc nghiên cứu và tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia có nền lập pháp phát triển là điều vô cùng cần thiết. Trong phạm vi đề tài này, Trung Quốc là quốc gia được tác giả lựa chọn để nghiên cứu.

CHƢƠNG 2

PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các điều kiện kết hôn theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 06 38 01 03 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)