7. Kết cấu của khóa luận
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hô nở Việt
Việt Nam
3.1.1. Do pháp luật về điều kiện kết hôn vẫn còn những bất cập
Luật HN&GĐ của nước ta qua các lần sửa đổi đã có những thay đổi ngày càng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, Luật HN&GĐ năm 2014 trên cơ sở các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 đã có những thay đổi, bổ sung về điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những bất cập, vướng mắc, gây khó khăn cho việc áp dụng và hiệu quả đối với các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội còn chưa cao. Những bất cập này thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất là quy định điều kiện đối với hai bên nam nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định này, một người sẽ không được
kết hôn nếu họ bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 thì một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự, nếu không có quyết định này của Tòa án thì một người dù có đầy đủ các biểu hiện của bệnh tâm thần và có kết luận của bác sĩ về bệnh tâm thần, nhưng nếu không có một quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự thì họ vẫn có thể có quyền kết hôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện khác của pháp luật, đó là trường hợp một người bị tâm thần nhưng có những lúc phát bệnh, có những lúc không phát bệnh, nếu họ đi đăng ký kết hôn vào những lúc không phát bệnh, có biểu hiện bình thường, thể hiện sự tự nguyện của mình tại nơi đăng ký kết hôn thì cơ
quan nhà nước có thẩm quyền vẫn hoàn toàn có thể làm thủ tục đăng ký kết hôn cho họ. Ngay cả khi họ bị phát hiện mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác không làm chủ được hành vi tại cơ quan đăng ký kết hôn, mà người có thẩm quyền coi như mình không biết, thì người mắc bệnh vẫn đáp ứng được điều kiện kết hôn về năng lực hành vi dân sự. Rõ ràng nếu không có người có quyền và lợi ích liên quan nào, cơ quan, tổ chức nào gửi yêu cầu đến Tòa án để Tòa xác thực và tuyên bố một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì họ vẫn hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của điều kiện kết hôn về việc không bị mất năng lực hành vi dân sự. Kết hôn, xây dựng gia đình là quyền, cũng là mong muốn, ước mong chính đáng của con người nhưng quyền này, mong ước chính đáng này phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật.
Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định điều kiện kết hôn đối với một người là họ “không bị mất năng lực hành vi dân sự” với những ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, nhân văn rất lớn, nhưng quy định này lại chưa đủ chặt chẽ về mặt pháp lý để việc áp dụng trong thực tiễn được dễ dàng, đạt hiệu quả theo đúng mục đích của nó. Đây là một điểm bất cập của pháp luật, để đạt được hiệu quả áp dụng theo đúng tinh thần của điều luật thì cần thiết phải xây dựng văn bản hướng dẫn áp dụng chi tiết, chặt chẽ hơn đối với trường hợp điều kiện kết hôn về năng lực hành vi dân sự quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014.
Thứ hai là điều kiện việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình, theo
đó, các trường hợp cấm kết hôn gồm:
“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.
Điểm bất cập ở chỗ, các quy định này có chỗ còn chưa phù hợp và chưa có sự liên kết với các quy định khác về điều kiện kết hôn. Cụ thể, thứ nhất là quy định điều kiện kết hôn về độ tuổi đã rất rõ ràng về độ tuổi tối thiểu có thể kết hôn của hai bên nam, nữ, vậy quy định kết hôn không thuộc vào trường hợp tảo hôn - là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, là một quy định thừa, không cần thiết. Thứ hai là quy định điều kiện kết hôn là không thuộc vào trường hợp “cưỡng ép kết hôn” có sự trùng lặp khi tại điểm b khoản 1 Điều 8 đã quy định rất rõ điều kiện kết hôn về sự tự nguyện, không bên nào được cưỡng ép bên nào hoặc người thứ ba nào cưỡng ép. Thứ ba là hành vi “ly hôn giả tạo”- là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân tại điểm a và “cản trở kết hôn” - là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn tại điểm b là hoàn toàn không phù hợp khi là nội dung của điều kiện kết hôn. Các điểm a, b, c, d tại khoản 2 Điều 5 là các hành vi bị cấm, pháp luật quy định nội dung này nhằm mục đích bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình là cần thiết. Tuy nhiên việc gắn quy định về điều kiện kết hôn với những nội dung này theo quy định tại Điều 8 là chưa hợp lý.
Kết hôn là một sự kiện pháp lí đặc biệt quan trọng, một yếu tố cơ bản cần thiết cho sự ra đời của gia đình – nền tảng của xã hội, nhận thức rõ được điều này, quy định về điều kiện kết hôn là một trong những nội dung quan trọng, bắt buộc các chủ thể phải tuân thủ khi muốn thiết lập một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Cuộc sống phức tạp ngày càng biến đổi đa chiều, đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình, những chuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng của đất nước cộng với sự ảnh hưởng của tư tưởng, pháp luật trên thế giới nói chung, các quốc gia trong khu vực nói riêng ít nhiều ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về hôn nhân, mà một trong những biểu hiện là những thay đổi trong pháp luật nước ta. Làm sao để dung hòa tốt nhất, bảo đảm tiến bộ, tinh thần pháp luật mà vẫn giữ được văn hóa, phong tục tập quán tốt trong nhân dân, trong quy định về các điều kiện kết hôn là điều rất đáng quan tâm trong xây dựng pháp luật về hôn nhân gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình năm của nước ta qua các lần sửa đổi đã có những thay đổi ngày càng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, Luật HN&GĐ năm 2014 trên cơ sở các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 đã có những thay đổi, bổ sung về điều kiện kết hôn nhưng vẫn còn những điểm chưa hợp lý, vẫn còn thiếu những nội dung cần thiết để quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn “hoàn thành” tốt nhất “nhiệm vụ” của mình đối với sự phát triển kinh tế, văn minh, tiến bộ xã hội và vẫn giữ nhìn được bản sắc văn hóa dân tộc mà trọng tâm của nó là xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.
3.1.3. Do yêu cầu học tập kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc đặc biệt là Trung Quốc
Điều kiện kết hôn là chế định mang đậm dấu ấn kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của quốc gia, nhưng cũng không nằm ngoài xu thế phát triển
chung của thế giới, đặc biệt là với những quy định dựa trên các nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực như pháp lý, y học, xã hội học. Việc học hỏi, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới là điều rất cần thiết. Trung Quốc là quốc gia láng giềng với Việt Nam, núi liền núi, sông liền sông, có bề dày lịch sử về giao lưu văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình, mà cụ thể là các quy định về điều kiện kết hôn cũng có những điểm giống và khác nhau, nghiên cứu pháp luật hôn nhân và gia đình Trung Quốc về điều kiện kết hôn so sánh với pháp luật Việt Nam là điều cần thiết để có thêm những hiểu biết, nhận thức mới nhằm đánh giá, qua đó, học hỏi tiếp thu những điểm tốt. Qua các nội dung đã phân tích, so sánh ở Chương 2, có thể thấy được rõ sự tương đồng và khác biệt, đặc biệt, thấy được các điểm tiến bộ và mặt hạn chế của pháp luật về điều kiện kết hôn của Việt Nam và Trung Quốc. Tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ và áp dụng linh hoạt cho phù hợp với các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam, nhìn nhận các điểm hạn chế để tránh mắc phải sai lầm là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt vì là hai nước láng giềng, nên việc kết hôn giữa công dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc là tương đối phổ biến, nghiên cứu quy chế pháp lý của cả hai nước trong quan hệ hôn nhân mà cụ thể là điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc rất thiết thực.