7. Kết cấu của khóa luận
1.2. Các yếu tố chi phối đến pháp luật về điều kiện kết hôn của Việt
1.2.4. Yếu tố chính trị, pháp lý
Yếu tố chính trị là một trong những điểm nổi bật rõ nét nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của hai quốc gia. Điều này được thể hiện trên bước đường kiên định xây dựng đất nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, đề cao nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản – với tư cách là đội tiên phong, người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đông đảo giai cấp công nhân và nhân dân lao động giữ vai trò là lực lượng chính trị chủ chốt lãnh đạo toàn thể xã hội, là hạt nhân của hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản của hai nước đã được khẳng định, kiểm nghiệm trong thực tế đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đảng hoạch định đường lối chính trị, những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của đất được, trên cơ sở đó Nhà nước có nhiệm vụ thể chế hóa thành các quy định pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản xuất phát từ bản chất là yêu cầu tất yếu của chế độ xã hội chủ nghĩa, các chủ trương, chính sách của Đảng đều nhằm hướng tới mục tiêu công bằng, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Với nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, mọi quan điểm, đường lối cua Đảng trong từng thời kỳ lịch sử đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và triển khai pháp luật thực định nói chung, pháp luật lao động nói riêng, trong đó có pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung, pháp luật về điều kiện kết hôn nói riêng.
Việc sử dụng nguồn luật của mỗi nước cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng pháp luật, đặc biệt là khi xây dựng pháp luật về một mối quan hệ mang tính xã hội rất lớn như quan hệ hôn nhân và gia đình. Do có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nên việc sử dụng nguồn luật của Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm tương đồng.
Văn bản quy phạm pháp luật: Đây là loại nguồn hình thức chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành do kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật, thể hiện trí tuệ của tập thể nên tính khoa học tương đối cao nên nó có thể đáp ứng được kịp thời các yêu cầu của cuộc
sống. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước, buộc các cá nhân, tập thể trong xã hội phải tuân theo, chi phối đến cả các yếu tố khác đang tồn tại. Ví dụ trong quá trình lập pháp, các yếu tố tôn giáo, phong tục tập quán... cũng được đưa ra xem xét để điều chỉnh cho phù hợp, pháp luật sẽ giữ lại những cái tiến bộ và bài trừ những cái phản tiến bộ, đi ngược lại tiến bộ xã hội. Cộng với các ưu điểm mang tính vượt trội trong quản lý, thực thi, nên ở cả Việt Nam và Trung Quốc, văn bản quy phạm pháp luật được coi là hình thức pháp luật quan trọng, phổ biến nhất.
Tập quán pháp: Tập quán pháp là những tập quán được Nhà nước
thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện [50]. Khi Nhà nước cần điều chỉnh một quan hệ xã hội, thông thường Nhà nước sẽ ban hành các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quan hệ xã hội mà Nhà nước cần điều chỉnh lại đang được điều chỉnh bởi các quy phạm tập quán. Vì thế, nếu những tập quán này phù hợp với mục tiêu điều chỉnh các quan hệ xã hội của Nhà nước, nhiều Nhà nước sẽ sử dụng phương pháp thừa nhận, làm cho tập quán đó trở thành quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Việt Nam và Trung Quốc đều là hai quốc gia có bề dày về văn hóa với lịch sử lâu đời. Pháp luật ghi nhận, bảo vệ những tập tục tiến bộ và phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hạn chế và loại trừ các tập tục lạc hậu, trái với thuần phong mỹ tục, không phù hợp với lợi ích của Nhà nước, cũng như của cộng đồng.
Tiền lệ pháp: theo các Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2004 và của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005 thì tiền lệ pháp là việc nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan tòa án cấp trên khi giải quyết các vụ việc cụ thể làm cơ sở để áp dụng đối với các trường hợp
tương tự.
1.3. Những nội dung cơ bản đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn ở Việt Nam và Trung Quốc