Điều kiện về tuổi kết hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các điều kiện kết hôn theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 06 38 01 03 (Trang 35 - 45)

7. Kết cấu của khóa luận

2.1. Điều kiện về tuổi kết hôn

Tuổi kết hôn là một nội dung quan trọng trong quy định của pháp luật các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nói chung và về điều kiện kết hôn nói riêng, bởi nội dung của quy định này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc hôn nhân, chất lượng gia đình, dân số và chất lượng dân số. Các quốc gia đều có quy định riêng về độ tuổi kết hôn, nhà làm luật dựa trên cơ sở các nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực như sinh học, tâm lý học và nền tảng tư tưởng, văn hóa của bản thân quốc gia để xây dựng pháp luật về tuổi kết hôn. Quy định về tuổi kết hôn của Việt Nam và Trung Quốc vì thế cũng có những điểm khác biệt và nội dung của quy định này cũng có những thay đổi trong quá trình ban hành Luật hôn nhân và gia đình của cả hai nước.

Khi quy định về điều kiện kết hôn, Luật HN&GĐ Việt Nam quy định các điều kiện tích cực (điều kiện cần phải có) gộp chung vào một điều luật là Điều 8, còn Luật hôn nhân Trung Quốc năm 1980 (SĐ – BS năm 2001) (luật hiện hành, sau đây gọi là Luật hôn nhân Trung Quốc năm 2001) khi quy định về các điều kiện này không gộp chung vào một điều luật mà quy định riêng rẽ tại các Điều khác nhau.

Theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014, điều kiện kết hôn về tuổi được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 8, theo đó:

“Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình, giải thích rõ cách tính tuổi như sau:

tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;

b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh”.

Đây là điểm mới của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 so với các Luật cũ. Tuổi kết hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 1959, 1986 và năm 2000 là nam từ hai mười tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên. Theo quy định này, thì nam chỉ cần bước sang tuổi hai mươi, nữ chỉ cần bước sang tuổi mười tám là có thể kết hôn, chứ không cần phải đủ hai mươi tuổi và đủ mười tám tuổi.

Tuổi kết hôn trong quy định về điều kiện kết hôn là tuổi kết hôn tối thiểu mà nam, nữ phải đạt được khi muốn kết hôn. Đây không phải độ tuổi tốt nhất để kết hôn, cũng không phải độ tuổi nhất định phải kết hôn. Độ tuổi này được quy định dựa trên cơ sở hai yếu tố, đó là yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Chỉ khi nam, nữ phát triển hoàn thiện về thể chất, tâm lý, tinh thần đã ổn định mới có thể đảm nhận, gánh vác các nghĩa vụ phát sinh sau khi kết hôn, quy định tuổi kết hôn không phù hợp, nếu theo hướng hạ thấp độ tuổi sẽ không có lợi trong việc cải thiện chất lượng dân số, gây tổn hại cho sức khỏe của hai bên nam nữ, đồng thời cũng dẫn đến việc người đã kết hôn không có khả năng làm chủ gia đình, đảm nhận nghĩa vụ của người làm bố làm mẹ, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của kinh tế, xã hội; còn nếu theo hướng nâng cao độ

tuổi kết hôn, sẽ đồng nghĩa với hạn chế kết hôn, là trái với nhu cầu sinh lý của con người, cũng sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội. Cơ sở tự nhiên của quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn về tuổi là bởi các lý do trên, đó là hợp với các quy luật của tư nhiên, chỉ khi nam đã đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên thì họ mới có đủ năng lực tối thiểu để đảm nhận vai trò là người chủ gia đình, năng lực sinh con và chăm sóc, giáo dục con cái.

Xét trên yếu tố xã hội, là nhà làm luật cân nhắc đến các vấn đề chính

trị, kinh tế, văn hóa, dân số, phong tục tập quán của quốc gia. Đây là một cơ sở quan trọng trong việc xác định độ tuổi kết hôn. “Hôn nhân mặc dù

có tính tự nhiên nhưng tính xã hội là thuộc tính bản chất của nó, được coi như một hình thức cụ thể của quan hệ xã hội. Khi xem xét điều kiện kết hôn của hai nên nam – nữ, nhất định phải trên cơ sở lấy lợi ích của toàn thể xã hội để xác định” [68, trang 91]. Quy định của pháp luật về

độ tuổi kết hôn hiện tại cao hơn thời phong kiến rất nhiều. Xét trên yếu tố

xã hội, có rất nhiều lý do để giải thích cho điều này. Thứ nhất là do thời

phong kiến chiến tranh triền miên, dịch bệnh nhiều dẫn đến tỷ lệ tử vong cao, dân số tăng trưởng chậm, giai cấp thống trị để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và phục vụ lao động, các triều đại đều thực hiện kết hôn sớm, nên tuổi kết hôn được quy định tương đối thấp. Ngày nay các yêu cầu đó hoặc không còn, hoặc không còn gắt gao, cần kíp như vậy nữa.

Thứ hai là do quan niệm “gái thập tam, nam thập lục” lúc bấy giờ. Người

xưa cho rằng con gái mười ba tuổi, con trai mười sáu tuổi là đã đến tuổi dậy thì, đồng thời với nó là đã có khả năng sinh đẻ và quan niệm con gái, con trai hơn ở độ tuổi lớn hơn độ tuổi này mà chưa lấy vợ, lấy chồng thì sẽ bị coi là “ế”, thậm chí còn bị coi là bất hiếu nên cứ đến tuổi này là bố mẹ dựng vợ gả chồng cho con, cộng với chế độ hôn nhân bao biện, sắp đặt, con cái không có quyền quyết định việc kết hôn của mình, nên việc

kết hôn ở tuổi mười ba đối với nữ, mười sáu đối với nam là việc hết sức bình thường. Thời hiện đại ngày nay, xu hướng kết hôn muộn trong tư tưởng của giới trẻ ngày càng gia tăng, người ta không còn quá coi trọng việc con cái lớn lên trước hết phải lấy vợ, lấy chồng, mà việc này có thể diễn ra muộn hơn so với tuổi trưởng thành, và quan trọng là còn phụ thuộc rất nhiều vào việc bản thân người nam, nữ đó có muốn kết hôn hay không, đã muốn kết hôn chưa? Việc can thiệp của bố mẹ và dư luận xã hội không có tính quyết định mà hoàn toàn phụ thuộc vào tự bản thân mỗi người. Thứ ba là do khoa học thời phong kiến vẫn chưa phát triển,

nên người ta không thể biết được các ảnh hưởng tiêu cực của kết hôn ở độ tuổi khoảng mười ba, mười sáu tuổi tới sự phát triển của nòi giống và những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của hai bên nam nữ. Tuổi kết hôn hiện nay được quy định trong luật pháp của các quốc gia cũng đều phải dựa trên cơ sở khoa học về vấn đề này. Thứ tư là do sự phát triển của

kinh tế - xã hội, thay đổi trong quan niệm, tư duy, con người khi lớn lên, trưởng thành có rất nhiều ước mơ, khát vọng để phấn đấu trong học tập, sự nghiệp, cho tuổi trẻ, hôn nhân mà các nội dung của nó như tình dục, gia đình, con cái... không phải lựa chọn đầu tiên để bước vào đời. Không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng xã hội, lễ giáo phong kiến, coi trọng con nối dõi, xây dựng dòng họ, hôn nhân không phải vì mình mà vì dòng tộc, cha mẹ, mà ngược lại, cái tôi được xã hội tôn trọng, và giới trẻ ngày nay cũng quan niệm trước tiên họ nên phấn đấu cho sự nghiệp, cho một tuổi trẻ hoài bão và nhiệt huyết, cho sự trưởng thành, ổn định, chín chắn trong tư tương, suy nghĩ, tạo ra nền tảng kinh tế, tinh thần vững vàng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Xét trên vấn đề pháp lý, Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định

tuổi kết hôn là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên để phù hợp với quy định của luật dân sự và tố tụng dân sự. Theo quy định của

Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 về điều kiện kết hôn thì nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên được đăng ký kết hôn, theo đó, nữ bước sang tuổi 18 được coi là hợp pháp, tuy nhiên pháp luật lại không quy định cụ thể họ có quyền tham gia tất cả các giao dịch liên quan đến tài sản trong hôn nhân. Theo pháp luật hiện hành, nhiều giao dịch (giao dịch về bất động sản, tín dụng…) đòi hỏi chủ thể của giao dịch phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên mới có thể tự mình là chủ thể của quan hệ tố tụng. Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nâng độ tuổi kết hôn nhằm thống nhất với những quy định của pháp luật về người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có thể tham gia các giao dịch pháp luật. Mặt khác, việc quy định nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nữ giới trong tố tụng dân sự. Khi đủ 18 tuổi, nữ giới có thể tự mình xác lập các yêu cầu dân sự như ly hôn mà không cần có người đại diện.

Theo Luật hôn nhân Trung Quốc năm 2001, điều kiện về tuổi kết hôn được quy định tại Điều 6: “Tuổi kết hôn, nam từ đủ hai mười hai tuổi, nữ

từ đủ hai mươi tuổi. Khuyến khích kết hôn muộn và sinh con muộn”. So

với tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam, tuổi kết hôn theo pháp luật Trung Quốc cao hơn hai tuổi đối với nam và hai tuổi đối với nữ. Sự khác biệt này cũng xuất phát từ các yếu tố tự nhiên và xã hội. Trước đây, Luật hôn nhân năm 1950 (Luật hôn nhân đầu tiên của Trung Quốc) quy định tuổi kết hôn đối với nam là từ đủ hai mươi tuổi, đối với nữ là từ đủ mười tám tuổi, quy định này giống với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, sau đó Luật hôn nhân năm 1980 đã nâng tuổi kết hôn đối với nam và nữ lên hai tuổi và không thay đổi khi luật này sửa đổi vào năm 2001, chính là luật hiện này. Nguyên nhân chính của việc nâng độ tuổi kết hôn xuất phát từ các yếu tố xã hội của Trung Quốc, quy định này có lợi trong

rất nhiều mặt, thứ nhất là có lợi trong việc thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình, giảm mức sinh trong bối cảnh bùng nổ dân số ở Trung Quốc lúc bấy giờ, và cả hiện tại, dân số Trung Quốc vẫn đang ở mức cao; có lợi trong việc nâng cao chất lượng dân số cả về vật chất và văn hóa; có lợi trong việc nâng cao chất lượng hôn nhân.

Quy định về tuổi kết hôn của pháp luật Trung Quốc tính đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của nam và nữ, nhưng cũng có tính đến sự kiểm soát dân số quốc gia, khả năng tiếp nhận văn hóa và điều kiện hoàn cảnh sống ở thành thị và nông thân, của những người dân tộc thiểu số. Đây cũng là một điểm khác trong quy định của pháp luật Trung Quốc với pháp luật Việt Nam về độ tuổi kết hôn. Quy định này có tính áp dụng chung cho tất cả công dân Trung Quốc cũng như đồng bào Hoa Kiều, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan và người nước ngoài kết hôn tại Trung Quốc. Nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt, vì lợi ích của quốc gia và xã hội, pháp luật có những quy định đặc biệt về tuổi kết hôn, ví dụ khu vực dân tộc thiểu số có thể linh hoạt giảm độ tuổi kết hôn cho thích hợp, với điều kiện nam không dưới hai mươi tuổi, nữ không dưới mười tám tuổi. [68, trang 92]. Điều 50 Luật hôn nhân Trung Quốc năm 2001 quy định: “Hội đồng nhân dân ở các địa phương dân tộc tự trị có quyền kết

hợp với tình hình hôn nhân gia đình cụ thể của từng địa phương linh hoạt quy định cho phù hợp. Các châu tự trị, huyện tự trị linh hoạt quy định, quy định có hiệu lực sau khi được Ủy ban thường vụ hội đồng nhân dân huyện, khu tự trị, thành phố trực thuộc tỉnh phê chuẩn. Các khu tự trị linh hoạt quy định, quy định này có hiệu lực sau khi được Uỷ ban thường vụ quốc hội toàn quốc phê chuẩn” [69, Điều 50]. Áp dụng quy định này,

chính quyền tại nhiều địa phương đã linh hoạt quy định cho phù hợp với tình hình ở địa phương mình, ví dụ như các Khu tự trị Ninh Hạ, Tân Cương, Nội Mông Cổ, Tây Tạng và một số tỉnh quy định tuổi kết hôn là

nam từ đủ hai mươi tuổi, nữ từ đủ mười tám tuổi. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng cho những người thuộc dân tộc thiểu số, không áp dụng cho người Hán sinh sống ở những địa phương này.

Quy định mang tính linh hoạt về tuổi kết hôn cho thấy sự khoa học, cân nhắc kĩ đến các điều kiện tự nhiên, xã hội khi làm luật của các nhà làm luật Trung Quốc, góp phần đảm bảo trật tự xã hội, tạo điều kiện kết hôn hợp pháp khi đến tuổi cho những người là người dân tộc thiểu số, đây là trường hợp ngoại lệ khi họ không bị tác động bởi mục tiêu giảm tải áp lực bùng nổ dân số khi nhà nước quyết định nâng độ tuổi kết hôn của nam và nữ lên hai mươi hai tuổi và hai mươi tuổi. Hai mươi tuổi đối với nam và mười tám tuổi đối với nữ vẫn là tuổi kết hôn thích hợp về tự nhiên bởi đã có đầy đủ yếu tố về thể chất và tinh thần để kết hôn, giảm tuổi kết hôn trong trường hợp này là quy định linh hoạt về tình hình văn hóa, xã hội, nhưng vẫn đảm bảo về quy luật tự nhiên.

Một điểm khác biệt nữa trong quy định về tuổi kết hôn của Trung Quốc so với pháp luật Việt Nam, đó là trong điều luật quy định về tuổi kết hôn, có thêm nội dung “khuyên khích kết hôn muộn và sinh con

muộn”. Đây là điều khoản không mang tính bắt buộc, mà mang tính đề xướng, khuyến khích người dân tự giác thực hiện kết hôn muộn và sinh con muộn.

Nội dung thứ nhất trong quy định này là “kết hôn muộn”. Kết hôn muộn là việc nam, nữ kết hôn muộn hơn so với tuổi kết hôn pháp định ba tuổi, có nghĩa là nam kết hôn khi đủ hai mươi lăm tuổi, nữ kết hôn khi đủ hai mươi ba tuổi, và đây phải là lần đầu tiên kết hôn của cả hai bên nam, nữ. “Sinh con muộn” là việc phụ nữ sinh con lần đầu ở hai mươi tư tuổi trở lên hoặc sinh con đầu sau khi đã “kết hôn muộn”, tức là kết hôn ở tuổi hai mươi ba [84]. Kết hôn muộn và sinh con muộn là một nội dung quan trọng của việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình và kiểm soát

tăng trưởng dân số ở Trung Quốc. Vai trò của kết hôn muộn thể hiện thông qua nội dung, thứ nhất, kết hôn hôn muộn sẽ rút ngắn thời kỳ sinh đẻ của phụ nữ, giảm lượng sinh đẻ; thứ hai là kéo dài khoảng cách giữa hai thế hệ, giảm số lượng người cùng chung sống ở cùng một thời điểm, điều này sẽ làm giảm áp lực của dân số lên các mặt của đời sống kinh tế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các điều kiện kết hôn theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 06 38 01 03 (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)